Thư gửi người tình – Letter to my love

Bức thư này viết vào ngày 8-1-2007, ít ngày sau khi hệ thống tàu điện ngầm ở London tăng giá vé.

A nice couple, huh?
A nice couple, huh?

My love,
You know I have been in love with you since I moved to England three months ago. So far, I don’t feel regret for it.
You are absolutely the only one I have been chosing so far in this busy and exhausting city. I have you to go with me (or I go with you) always. When I am late or I am early, you are always there, at my service. I feel luckier than many people. I feel in paradise.

What you can bring to me is something that I could not dream when I was in Vietnam. So much happiness, so much comfort, so much convinience, so much of everything.
I want to go shopping, there you are.
I want to go to school, there you are.
I want to visit friends or places, there you are.

What can I ask you more?
No, I think it would be a shame if I ask you more than that. I know enough is enough.
Then one day I discovered that you were not the same.
You have changed.
You charged me more.
5.10 pounds instead of 4.90 pounds.
Why that darling?
Why I need to pay more?
I woke me up by telling me: Everything can change, even the one that you love.
Darling,
Since the moment you charged me more, I found out that I had never ever thought that you were not really as good I thought.
You are often late, or often suspended, or sometimes you don’t like running, then you stop running. You shout to me: You! Get out of me!!! How can you say that, sweetie?
Sometimes I hear you saying: “I apologies for the inconvenience”. Of course my love, I am generous. You are forgiven.
Any way, What I can say? I rely my life on you.
Sometimes you have bad smell. People drink and the smell passes on you. You don’t ever take a bath I suppose. I still love you.
Sometimes you are noisy, especially during peak-time.
Sometimes you are dirty. I feel pitiful about that. I love you more.
Sometimes you make me confused.
And before I went to Switzerland, you were the best.
Now, not any more.

The guy there is better than you, sweetheart. Sorry for that. But it is true. He is smarter, more reliable, more gentle, more polite. More and more…than you.
I fell in love with him.
At least, he is younger. When I come back to London, I realize that you are old and ugly.
But I did not say that to you. I don’t want to hurt you. I pretend that I still love you.
And today you makes the tea spilt out of the cup.
You became even more expensive.
5.10 pounds for the day travel card. How dare you! How halirious you are!

Darling,
For the love we had in the last 3 months, I DEMAND you to change. Otherwise, I will choose another guy. That is the bus, who has been waiting for me patiently. He is still there for me, whole night, whole day. He said his love would never change.
Sweetie, this is the last warning. If you don’t change, I will leave you.
All my rest love to you – my dearest tube system of Londo

Lời mời

Bài này viết vào ngày 3-1-2007. Đọc lại thấy thật là buồn cười. Ôi cái tính ngây thơ của mình, vẫn thật là đáng yêu hí hí.

getrealTừ khi mình đến nước Anh (tháng 9-2006), trong số nhiều lời mời mình đưa ra với các bạn bè, đồng nghiệp, có một lời mời mà mình sẽ rất nhớ. Nhớ vì lời mời đó đem lại cho mình nhiều sự vui vẻ trong sáng.

Bill là bạn cùng khoá. Cậu ta tên thật là Vasilli, năm nay 23 tuổi, vẫn còn là fresh meat như bọn bạn cùng nhà hay gọi (Ấy, bạn ấy rất hấp dẫn với các cô gái nhá! Con trai Hy Lạp mà. He he. Đấy là tớ nghe nói vậy chứ tớ chưa kiểm chứng).

Mình làm bài tập nhóm với cậu này. Một hôm, trên đường đi phỏng vấn về, hai đứa ghé ăn Burger King. Cậu ta bảo từ hồi sang đây, cậu ta hay ăn bánh mỳ quá. Mình buột miệng: Hay lúc nào rảnh, mời cậu đến nhà tớ, tớ sẽ nấu (cơm) cậu ăn.

Mắt Bill sáng lên: Loan, thật không? Ôi, sao mày tốt thế! Đây là lời mời tuyệt vời nhất mà tao từng có từ khi sang đây.

Dĩ nhiên là mình cũng rất vui khi thấy cậu fresh meat này vui thế. Mình bảo mình sẽ rán nem cho cậu ta ăn.

Deal! Cậu ta sẽ đến vào thứ 2, sau khi lớp học tan.

Thứ hai, mình đi chợ. Hết 17 bảng (vẫn nhớ đấy). Khệ nệ mang về (đi bộ từ siêu thị đến nhà cả đi cả về hết 40 phút để tiết kiệm 2 bảng!). Chất vào tủ lạnh.

Trời tối dù mới có 4h30. Mình và Bill cùng đi về. Cậu ta líu la líu lo, rất excited, và appreaciate lời mời của mình.

Hai đứa đi qua Tesco. Bill ghé vào mua chai rượu. Nó bảo đây là truyền thống của người Hy Lạp. Tốt thôi. Mình thích uống rượu mà.

Hai đứa về đến nhà. Mình giới thiệu Bill với các bạn. Bill rất vui. Mình vừa nấu nướng, Bill vừa nói chuyện, vừa trả lời điện thoại. Ôi giời, cậu này “sát gái” quá, trả lời không biết bao nhiêu điện thoại gọi đến. Rồi cậu ta kể mọi chuyện trên đời, rồi hỏi mình mọi thứ về VN, về chiến tranh, về quan hệ với Mỹ. Cậu sẽ trở thành cameraman, nếu may mắn thì sẽ là journalist, học TV mà.

Mình bảo: Này Bill, theo tớ biết thì bình thường, nếu một cô gái mời một anh chàng về nhà ăn cơm, bọn Tây sẽ hiểu là cô ta muốn “have sex”, nhưng xin cậu đừng hiểu như vậy /(Híc, xin đấy nhá!). Tớ hoàn toàn mời mày về nhà ăn cơm vì tớ muốn nấu cho cậu thưởng thức món ăn của bọn tớ, và tớ nghĩ cậu sẽ rất thích , OK?

Bill tỏ ra rất thoải mái: Dĩ nhiên Loan ạ. Tớ biết cậu như thế mà. Yên tâm đi.
Rồi cậu ta lại lăng xăng chạy giúp phụ mình thái cái này, nhặt cái kia, chuẩn bị đĩa hoa quả ăn tráng miệng. Cậu ta chẳng khéo tay lắm, nhưng được cái nhiệt tình.

Rồi cậu ta kể về đời tư của cậu ta. Sóng gió phết, tình trường hơi bị hay.
Kết thúc 1 tiếng là một đĩa nem rất ngon bày lên, nước chấm ngon lành, rau sống ngon lành. Tất cả đã sẵn sàng. Mở rượu.

“Loan, it is brilliant.” Cậu ta đã thốt lên như vậy khi ăn thử miếng nem đầu tiên. Rồi cứ xuýt xoa mãi. Cậu ta ăn ngon nghẻ. Mặt rạng ngời niềm vui (ăn là một trong tứ khoái mà lị).

Các bạn cùng nhà ra ngồi nói chuyện. Cả bọn cùng nghe nhạc, tán chuyện rất vui. Bill hẹn sẽ đưa mình đi ăn đồ ăn Hy Lạp. Nói theo ngôn ngữ báo chí VN thì: Thanh Loan vui vẻ nhận lời và hẹn sẽ đi vào một dịp thích hợp.

Buổi tối kết thúc lúc 11h.

Mình thích mời ai đó, họ nhận lời vì thích, vì cảm kích. Nếu họ không đến được vì bất kỳ lý do gi, hãy nói ra. Có một kiểu phản ứng mà mình rất ghét: Úp úp mở mở, đến cũng không nói, không đến cũng không nói. Không nói vì sợ mình không thích. Ôi chao, đến khi nào họ mới hiểu rằng mình thích mọi việc rõ ràng. Mình chẳng ghét ai vì những chuyện vớ vẩn như vậy.

Ấy là chưa nói đến có người còn không đến vì chỉ có mỗi mình ở nhà (mà họ là con trai). Ôi chao (tập hai), mình yếu ớt đến nỗi để họ làm hại mình (trước khi mình làm hại họ. He he) được ư? Làm sao mà qua được cái security gate ở Francis Rowley Court nhỉ?

Vì những gì trong sáng nhất của tình bạn và tình đồng hương tại nơi có nhiệt độ 2 độ C như bây giờ, hãy bỏ những suy nghĩ ngốc nghếch đó ra khỏi đầu đi. GET REAL!!!!

P.S: Bây giờ, nhờ Facebook, mình và cậu Bill đó vẫn liên lạc rất thường xuyên và duy trì một tình bạn tốt. Lại còn đến thăm được quê hương của cậu ta nữa chứ.

Vì sự thật

1178217379nvĐây là bài viết vào ngày 3-5-2007 tại London. Nếu mình nhớ không lầm, khoa báo chí của trường mình đã tổ chức một buổi nói chuyện cùng với các cộng sự của nhà báo Nga Anna Politkovskaya sau khi bà bị ám sát. Tính đa chiều của thông tin và luôn được đọc, cập nhật liên tục những cái mới là điều mà khoa của mình luôn muốn sinh viên làm.

Hôm nay là ngày  Tự do Báo chí thế giới – một ngày đặc biệt quan trọng với những người cầm bút.

Một trong những quyền căn bản nhất và quan trọng nhất của con người là tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến.

Nó đã được ghi rõ trong  Hiến chương Liên hợp quốc và được tất cả các nước thành viên ký kết thông qua.

Ngày Tự do báo chí thế giới nhằm mục đích nhắc nhở cả công dân và chính phủ các quốc gia rằng rằng họ cần phải luôn ghi nhớ quyền này là “một nền tảng thiết yếu cho một xã hội thông tin”.

Tuy nhiên, số  người cầm bút  bị tống vào tù và bị giết hại khi thực hiện sứ mệnh đem tin tức hàng ngày đến với con người ngày càng cao.

Ngày đặc biệt này chính thức được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn từ năm 1993.

Năm 1997 là năm đặc biệt khi Liên hợp quốc quyết định trao giải thưởng hàng năm cho những cây viết xuất sắc, tổ chức có đóng góp đặc biệt cho công cuộc bảo vệ và thúc đẩy tự do báo chí ở bất kỳ nơi nào trên thế giới – đặc biệt ở nơi mà quyền này bị vi phạm nghiêm trọng.

Năm đó, người được nhận giải là Guillermo Cano Isaza, một phóng viên Colombia đã bị ám sát trước cửa toà soạn năm 1986 ở thủ đô Bogota. Anh đã viết các bài về hoạt động của các tập đoàn buôn bán ma tuý ở Colombia.

Hai mươi năm sau, những phóng viên như Cano vẫn  tiếp tục chết khi tác nghiệp.


Thực tế, năm 2006 là thời điểm chứng kiến số phóng viên bị ám sát, bắt cóc, hoặc tống vào tù cao kỷ lục. Riêng ở Iraq đã lên tới vài chục người. Nga, Mexico, Philippines…là những nơi vô cùng nguy hiểm cho công việc của nhà báo.

Tôi đã tham gia viết lời thỉnh nguyện để bọn bắt cóc tại Iraq trả tự do cho phóng viên BBC,  Alan Johnston .

Trước cửa Bush House là hình  ảnh rất lớn của anh, nhắc nhở rằng Alan vẫn đang bị bắt, và trên thế giới vẫn còn có những phóng viên gặp nạn khi đưa tin tức đến với chúng ta.

Phóng viên là người giữa hai chiến tuyến, họ làm công việc đưa tin và đôi khi trở thành vật đổi chác giữa các thế lực thù địch.

Alan bị bắt cóc đã hơn 2 tháng nay tại Gaza. Đến nay vẫn chưa có thông tin là anh đang bị bắt ở đâu, đã bị giết hại chưa. (bây giờ thì đã được thả).

Năm nay, giải thưởng của UNESCO dành cho nữ phóng viên nổi tiếng của Nga, Anna Politkovskaya. Bà đã bị bắn chết ở thang máy gần căn hộ của mình tại Mátxcơva ngày 7-10-2006.

Những kẻ thủ ác vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng và bị trừng phạt.

Kết cục này không khiến tôi ngạc nhiên, vì nó cũng giống như rất nhiều vụ ám sát phóng viên khác từ năm 1991 đến nay ở Nga. Không bao giờ tìm ra thủ phạm.


Vụ ám sát Anna Politkovskaya
(sinh năm 1958) đúng ngày sinh nhật của Tổng thống Putin khiến báo chí thế giới rúng động và tạo nên nỗi tiếc thương lớn của mọi người đối với một nữ nhà báo tài năng và dũng cảm.

Bà là nhà báo Nga nổi tiếng nhất thế giới với những thiên phóng sự về thảm họa ở Chechnya, chỉ trích nhà cầm quyền vốn là liên minh của Tổng thống Putin.

Lòng dũng cảm theo đuổi sự thật, vì sự thật của bà đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ và là sự khích lệ lớn lao với những người cầm bút khác.