Đi tìm hệ sinh thái âm thanh đô thị mới

Âm thanh đô thị có thể được nhìn nhận như một căn tính, một di sản hay nguyên liệu thô, một đặc tính văn hóa, và một chỉ dấu. Không gian âm thanh có thể nói cho chúng ta biết điều gì đó về quá khứ và cả những khả năng của tương lai.

Tôi có thói quen đi dạo vào buổi trưa, dứt mình ra khỏi sự bận rộn và luồng suy nghĩ công việc. Khu

vực trung tâm của Sài Gòn có những con đường dài, rợp bóng cây xanh, với những công trình kiến trúc duyên dáng đón những chiếc lá nhỏ rớt xuống theo từng làn gió thoảng qua. Tôi đeo tai nghe lọc tiếng ồn, chỉ để nghe âm thanh của những bản nhạc yêu thích. Nhưng có lẽ đó không phải là cách tốt để thưởng thức thành phố này.

Sài Gòn với hơn 10 triệu dân đã đột ngột rơi vào tĩnh lặng khi cả xã hội phải giãn cách, phong tỏa trong đại dịch. Thỉnh thoảng mới có tiếng còi xe cứu thương chạy qua. Không có âm thanh, không có tiếng ồn nghĩa là một thành phố không có sức sống, ai đó đang mất việc, ai đó đang ốm phải ở nhà… không có những hoạt động ở nơi công cộng khiến cho đô thị không còn là đô thị. Sự ồn ã quen thuộc chợt biến mất.

Continue reading

Nhà giàu và nghệ thuật

Maman

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ CUối Tuần tháng 8.2017

Vượt qua những mai mỉa dạng này hay dạng khác về những nhân vật “trưởng giả học làm sang” trong địa hạt nghệ thuật, những người kinh doanh thành công trên thế giới đã và vẫn đang đặt dấu vết ảnh hưởng tích cực của mình lên cộng đồng nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau.

Đọc tiếp ở đây

 

Bức trần kính vô hình đã nứt nhưng chưa vỡ

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần, tháng 2.2017

Hillary Clinton đã không trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Bức trần kính – rào cản vô hình ngăn cản bước tiến – chờ một người phụ nữ đập vỡ khi bước lên đỉnh cao quyền lực nhất của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới vẫn còn đó.

Dame Stephanie Shirley, 83 tuổi, là nữ doanh nhân công nghệ tiên phong của Anh vào đầu những năm 1960. Bà là người mở công ty chuyên về phần mềm ở thời không ai mua phần mềm, nhất lại từ một phụ nữ.  Vì muốn tạo ra cơ hội cho mình và những phụ nữ khác, Stephanie thuê lao động là nữ được đào tạo trong lĩnh vực phần mềm nhưng phải rời công việc khi lập gia đình, hay khi chuẩn bị có con. Công ty Freelance Programmers tiên phong đưa phụ nữ trở lại tham gia lực lượng lao động sau một thời gian nghỉ “giữa hiệp” sinh con. Bà tiên phong trong nhiều phương thức làm việc và điều hành, từ chia sẻ công việc, chia sẻ lợi nhuận và đồng sở hữu (chia là ¼ công ty cho nhân viên). Nhưng thời đó, bà không thể làm việc trên sàn chứng khoán, lái xe bus hay lái máy bay, mở tài khoản ngân hàng mà không được chồng cho phép. Thế hệ của bà phải đấu tranh để phụ nữ có quyền đi làm và quyền được trả lương tương đương với nam giới.

Không chỉ vậy, để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phần mềm mới mẻ này, Stephanie, khi đó là một người mẹ có con bị tự kỷ, phải đổi tên thành “Steve” để tiếp cận khách hàng, trước khi ai đó nhận ra rằng bà là nữ chứ không phải nam để kịp từ chối. Chưa hết, khi bà bắt đầu, nam giới bình luận: “Thú vị đấy, nhưng công ty của bà chỉ tồn tại được vì nó nhỏ.” Rồi khi công ty phát triển, họ thừa nhận: “Đúng là có quy mô, nhưng chẳng thấy lợi ích chiến lược gì.” Rồi khi công ty được định giá hơn 3 tỉ USD và 70 nhân viên trở thành triệu phú, họ bình luận: “Làm tốt lắm, Steve!”

Stephanie, giờ chuyên tâm với thiện nguyện, đã tặng đi 135 triệu bảng Anh tài trợ các nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực tự kỷ. Bà đã phá bỏ được rào cản vô hình ngăn mình tham gia vào lãnh địa của đàn ông. Bà chia sẻ hai bí mật để thành công: hãy ở bên cạnh những những người hạng ưu và những người bạn thích; và hãy chọn bạn đời cực kỳ cẩn trọng.

VÌ SAO GỌI NGƯỜI PHỤ NỮ THAM VỌNG LÀ MANG TÍNH XÚC PHẠM? Continue reading

Khi quốc gia héo rũ

Rất có thể chính nạn hạn hán kéo dài từ năm 2006 là điều dẫn tới cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria -lifegate.com

Bài này viết từ năm 2016, nhưng vẫn còn tính thời sự hơn bao giờ hết. Đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Ở những quốc gia yếu kém trong quản trị nhà nước, khủng hoảng môi trường có thể là ngòi nổ đưa đến thảm họa lớn.

Venezuela vốn đã rối như tơ vò từ cả trước khi tổng thống Hugo Chávez qua đời năm 2013. Tình hình từ đó đến nay càng trở nên tồi tệ hơn. Dù sở hữu trữ lượng dầu mỏ rất lớn, lạm phát đã tăng vọt lên 500%, tỉ lệ các vụ án mạng thuộc hàng cao nhất thế giới; lương thực, nước, thuốc chữa bệnh thiếu kinh niên khiến cuộc sống hằng ngày của người dân rất vất vả.

Có người đã bị thiêu sống ngay bên ngoài siêu thị Caracas vì tội ăn trộm món hàng trị giá tương đương 5 USD. 
 “Đất nước này đã rơi vào vòng xoáy suy sụp trong rất nhiều năm – Cynthia Arnson, giám đốc chương trình Mỹ Latin của Trung tâm Wilson, nói – Bạn sẽ tự hỏi đâu là giọt nước tràn ly”.

Quản trị tài nguyên kém

Có vẻ như khí hậu chính là giọt nước đó. Sáu tháng trước, hạn hán do El Niño gây ra làm hư hại mùa màng, khiến thủ đô thiếu nước uống và phải cắt điện luân phiên.

Tháng 4-2016, mưa ít đã khiến thủy điện Guri, nguồn cấp điện lớn nhất nước này, tê liệt. Tổng thống Nicolás Maduro thông báo công chức chỉ làm việc hai ngày mỗi tuần, thậm chí còn gợi ý phụ nữ ngưng dùng máy sấy tóc: “Tôi luôn nghĩ rằng phụ nữ trông đẹp hơn khi luồn tay vào mái tóc của mình và để nó khô tự nhiên”.

Tháng 5, ông Maduro lại đổi múi giờ quốc gia để tiết kiệm điện. “Hạn hán và cúp điện đã thật sự ảnh hưởng – Arnson nói – Sự thiếu hiệu quả và tê liệt của dịch vụ công trở nên không thể kiểm soát, thiên tai khiến tình hình thêm nguy ngập”. Continue reading