Đà Lạt

dalat-51Một kỳ nghỉ ở Đà Lạt với hai đứa bạn cùng cơ quan vào ngày 28 và 29/12/2008. Một là nhiếp ảnh gia, một là stylist.

Nhiếp ảnh gia thì rất đanh đá, quát tháo, mắng mỏ. Stylist thì nhiều khi làm style xong, xem ảnh thì cười …vãi hàng vì không thể tưởng tượng được sự chỉ đạo của mình lại ra các tác phẩm kỳ quái như vậy.

Hai ngày đi chơi và chụp hình rất vui. Được một số hình rất đẹp. Gửi lời cám ơn của Salonpas tới nhiếp ảnh gia Giờ Tờ và stylist Mờ Khờ.

Vì nghệ thuật, Salonpas sẵn sàng hy sinh, chịu mắng mỏ, quát tháo mà không dám cãi lời nào. Ha ha.

Xem album 1

Xem album 2


Quay phim

Tôi đã có entry viết về xu hướng một phóng viên

phải làm mọi thứ, từ viết bài, quay video, đọc lời bình, thu thanh để làm radio…cho website của tờ báo. Thực chất, đó không phải là xu hướng mà là thực tế.

cimg0499
Quay phim mà đứng thế này người ta sẽ biết là chân cong: không tốt!

Các nhân viên của BBC đã làm từ lâu. Cũng vất vả, nhưng mãi rồi quen. Đầu tiên thì chất lượng sẽ không cao như chuyên nghiệp, nhưng dần dần sẽ tốt hơn.

Ban đầu, phóng viên quen viết chỉ nên dùng một cái máy quay phim dạng amateur, quay lại những thước phim trên thực địa khi viết bài cho báo viết, dùng làm clip nhỏ trên website rất tốt và hấp dẫn.

Phần này thì các báo điện tử ở VN làm khá ok, chỉ có điều vẫn phải gửi bầu đoàn thê tử đi quay phim, không hiệu quả.

Thực tế, để cho phóng viên làm hiệu quả thì phải đào tạo. Đào tạo ra người rồi thì sử dụng “đánh đấm” kiểu gì cũng được. Dạy lẫn nhau cũng là một cách làm tốt.

Kinh nghiệm thương đau của tôi là lần đầu tiên quay phim khi đi Indonesia thất bại. Thiếu hình, các góc không đẹp, máy rung…là những lỗi cơ bản. Những lỗi này có thể được khắc phục nếu tập nhiều. Tôi cũng chẳng phàn nàn gì khi bài không được sử dụng. Kém thế thì làm sao dùng được? Nhưng lần sau thì khá khẩm hẳn lên – các anh chị nói vậy.

Có phóng viên nói với tôi rằng, đòi hỏi phóng viên VN làm nhiều như thế thì “họ không làm nổi đâu”. Tôi thì lại không nghĩ vậy. Tôi tin rằng họ sẽ thích thú với những lựa chọn

Người thày đầu tiên dạy tôi quay phim là chị Thi Ngôn, sau đó là chị Thùy. Dạy các bước căn bản. Ông thày chính thức dạy tử tế là Guido – giảng viên báo chí người Đức. Nhưng ông này tòan nói lý thuyết chứ ít được thực hành.

Vài ví dụ:

Đây là phim về chờ trời ở Berlin

Đây là phim về Hy Lạp

Đây là hồi đi học ở Đức. Phim nhóm mình làm là cái phim hài cười trêu các bác Đức mà cười khùng khục đó. Mình quay như dở hơi. Ha ha.

Chạm tay vào lịch sử

Người đàn ông làm ở bảo tàng đó nói rằng tôi là người Việt Nam đầu tiên mà ông từng gặp trong cuộc đời làm nhân viên hướng dẫn tại bảo tàng của mình. Có hai khả năng để giải thích cho lời nói này.

Một là ông ấy không may nên không được gặp người VN đến bảo tàng. Họ đến mà ông không có đấy nên không gặp. Hai là ông ấy bị đãng trí nên quên. He he. Dứt khoát không thể có việc chưa bao giờ có người VN nào đến cái bảo tàng thành phố London đó được. Thế đấy, tôi kiêu ngạo thế đấy.

Người ta nói rằng muốn hiểu lịch sử London thì đến bảo tàng thành phố London, còn bảo tàng nước Anh thì toàn là những thứ của thiên hạ. Đúng thế thật.

Lịch sử thành phố được thể hiện và sắp đặt một cách khoa học và hấp dẫn với sự trợ giúp của các kỹ thuật tiên tiến. Người ta có thể ngồi vào một cái nhà có từ năm 1000 để thực sự xem cuộc sống của người London thời đó thế nào, rồi họ có thể xem cách phục chế gương mặt của một người phụ nữ từ xương sọ từ những năm 1200, người ta có thể xem lại hình ảnh của London sau trận cháy lịch sử.

Bảo tàng đem lịch sử đến cho người xem bằng đủ mọi giác quan: xúc giác, vị giác, khứu giác…Cuộc sống thiên nhiên? Có tiếng chim hót líu lo và tiếng lửa cháy tí tách vui tai, tiếng gió xào xạc, cuộc sống của những nơi buôn bán sầm uất ở London thời xưa? Có ngay tiếng trò chuyện mặc cả ồn ào. Cuộc sống của những người thợ rèn? Có ngay tiếng đinh búa chát chát. Muốn xem cuộc sống của một tiểu thư quyền quý thế nào? Mời bạn tham gia trò chơi trên vi tính sau khi tham quan phòng ốc của nàng. Các em học sinh mang sách đến bảo tàng để học, đến từng vật trưng bày một thì các em lại mở sách ra xem, đối chiếu.

London từ lịch sử bước ra, gần gũi và dễ hiểu, dễ nhớ. Nhìn những em bé được cha mẹ hoặc thầy cô đưa đi xem bảo tàng, mình thấy vui, vì khi lớn lên, các em sẽ luôn giữ trong lòng một lịch sử London giàu có, để tự hào và hãnh diện. Một nền tảng vững vàng để dù đến nơi nào chăng nữa, các em cũng biết mình xuất thân từ đâu, có gì để nhớ, để các em không thảng thốt, không hoang mang trong thế giới rộng lớn này.

Mình nói chuyện với người đàn ông hướng dẫn trong bảo tàng, khen rằng bảo tàng rất đẹp và hay. Ông ấy nói rằng vì lịch sử London có từ hàng ngàn năm. Mình bảo, không hẳn lịch sử hay mà đã có bảo tàng hay, vì nhiều nơi có lịch sử hay nhưng không biết sử dụng nên thành chán, hoặc chẳng giữ được những lịch sử hay đây theo thời gian. Mất hết, vì chiến tranh loạn lạc, vì người ta không nghĩ rằng nên giữ những tồn dư của quá khứ, vì không hiểu mình phải giữ để làm gi, vì không thể giữ.

Mình có của mà không biết giữ thì biết trách ai nhỉ?