Nhà giàu và nghệ thuật

Maman

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ CUối Tuần tháng 8.2017

Vượt qua những mai mỉa dạng này hay dạng khác về những nhân vật “trưởng giả học làm sang” trong địa hạt nghệ thuật, những người kinh doanh thành công trên thế giới đã và vẫn đang đặt dấu vết ảnh hưởng tích cực của mình lên cộng đồng nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau.

Đọc tiếp ở đây

 

7 phẩm chất của các họa sĩ thành công

Bí mật thành công là gì? Có vài nét chung để tạo ra thành công với họa sĩ:

Tác phẩm của nghệ sĩ Trung Quốc Cao Fei với tên gọi “House of Treasures” tại triển lãm Mobile M+: Inflation! ở Hong Kong tháng 4.2013. (Photo credit should read LAURENT FIEVET/AFP/Getty Images)

Họ có kế hoạch. Người thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả nghệ sĩ, cũng có kế hoạch họ suy xét kỹ càng, và hành động theo kế hoạch. Một số nghệ sĩ nói họ muốn thành công nhưng thực ra lại làm việc lớt phớt mà không có mục tiêu và chiến lược. Nhưng nếu không có tầm nhìn và kế hoạch thì sẽ không thể có thành công. Continue reading

Sự chuyển hóa của Richard Streimatter – Tran

Ảnh: https://www.desarthe.com/artist/streitmatter-tran-richard.html

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 16.7.2017.

Richard Streimatter-Tran vừa kết thúc đợt triển lãm cá nhân kết hợp với các tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy thuộc thế hệ thứ nhất mỹ thuật hiện đại Việt Nam ở gallery de Sarthe (Hong Kong) ngày 8.7. Sau gần 15 năm sống và thực hành nghệ thuật ở Việt Nam, sự chuyển hóa của anh mang nhiều dấu ấn của quá trình biến chuyển trong nghệ thuật đương đại Việt Nam.

De Sarthe là gallery ra đời năm 1977 tại Pháp và năm 2011 tại Hong Kong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đấu giá, và là đại diện cho một số lượng lớn các nghệ sĩ quốc tế, từ các nghệ sĩ Pháp trường phái ấn tượng, tới các bậc thầy hội họa hiện đại và hậu chiến, tới thế hệ các nghệ sĩ đương đại đang nổi.  De Sarthe muốn triển lãm khoảng 40 tác phẩm các họa sĩ thành danh của nghệ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Phổ, Lê Quang Tinh, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Hồng Linh, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm. Để đặt các tác phẩm vào một góc nhìn đương đại, giúp kết nối với người xem hiện tại và cũng giúp truyền thông tốt hơn, họ mời Richard Streimatter-Tran, nghệ sĩ đương đại sống tại Việt Nam, tham gia “đồng triển lãm” với những tác phẩm được anh sáng tạo riêng cho triển lãm này.  Trong triển lãm “Các cuộc khởi hành: Kết nối nghệ thuật hiện đại của Việt Nam với R.Streitmatter-Tran (Departures: Intersecting Modern Vietnamese Art with R. Streitmatter-Tran), các tác phẩm hội họa của các họa sĩ hiện đại thời đầu của Việt Nam được sắp đặt kết nối với các tác phẩm của Richard, tạo ra sự liên tưởng, đối thoại trong bối cảnh mới, đem lại những góc nhìn mới về các tác phẩm có tầm quan trọng về lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.

Continue reading

Limit

Mình nhìn những người nghệ sỹ, thưởng thức chương trình biểu diễn của họ. Mình cảm thấy họ may mắn khi nhìn được nụ cười và niềm hạnh phúc trong mắt họ. Chương trình kết thúc, những tiếng vỗ tay kéo dài tưởng chừng không bao giờ hết của khán giả.

Họ hạnh phúc quá, được mặc sức sáng tạo nghệ thuật, và được khán giả trân trọng tài năng.

London là một thành phố đa văn hoá, với vô số các loại hình nghệ thụât. Bạn không cần phải giàu có để có thể thưởng thức một chương trình nghệ thuật đặc sắc. Có rất nhiều loại vé khác nhau.
Bạn có thể lựa chọn loại vé phù hợp với túi tiền của mình. Thấp nhất có thể chỉ là 5 bảng, và nhiều nhất thì vô cùng.
Vở nhạc kịch Những người khốn khổ ở Queen Theatre đã công diễn liên tục 21 năm qua. Choáng ngợp.

The Wicked về những phù thuỷ ở xứ Oz ở Lyric Theatre cũng đã công diễn liên tục hơn 10 năm qua. Phiêu bồng.
Cabaret công diễn năm thứ 6. Sốc.

Và còn nhiều nhiều chương trình khác nữa.

Lúc nào rạp hát cũng chật cứng người.
Nó không chỉ là tài năng của các diễn viên, nó còn là sự thưởng ngoạn của công chúng làm cho tài năng của họ bay bổng.
Và một sự tự do sáng tạo để khiến cảm hứng nghệ thuật thăng hoa.
Nghệ thuật có cần phải có giới hạn không?
Nghệ thuật với mình là một sự huyền bí.
Vì dốt nên mình chỉ dám thưởng thức. Mình chỉ dám nói là nó gây tranh cãi mà không dám nói các ông bà nghệ sỹ ấy là vớ vẩn hay gì gì đi nữa.
Mình cảm thấy thật khủng khiếp nếu mình làm nghệ thuật mà bị bó buộc những cảm hứng.
Người làm nghệ thuật mà không được sáng tạo nghệ thuật thì còn gì khổ sở hơn.

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu xem một vở kịch mà các nghệ sỹ trần truồng trên sân khấu? Có thể bạn sẽ hét toáng lên “Oái giời ôi” như nhiều người khác.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu xem một vở kịch mà người diễn viên liếm cái gan bàn chân không lấy gì làm sạch sẽ của bạn diễn?
Liếm thật. Có thể bạn sẽ hét toáng lên “Oâi giời ôi” như nhiều người khác.
Nhưng rất rất nhiều người đã khóc khi xem những cảnh này. Nó thật. Nó sống động.
Nghệ thuật có cần phải có giới hạn không?
Who the hell do you think you are to limit it?????

(Bài viết 27.05.2007 13:00)


web counter