Chết năm 2016- trong – tưởng – tượng

Chết thì sẽ thế nào nhỉ? Bài viết tưởng tưởng cho lớp học báo chí ở London.

Ước mơ của tôi không tầm thường, không giản dị. Ngược lại, nó “hoành tráng” lắm, nhất là so với khả năng vốn còn nhiều hạn chế của mình. Giả sử, mười năm nữa, tôi đang ở thời điểm cống hiến và lao động miệt mài nhất. Đùng một phát, tôi chết. Đùng một phát, người thân và bạn bè đau đớn đưa tiễn. Rồi đùng phát nữa, trước khi đưa tiễn, mọi người cần phải có cái điếu văn và đăng một dạng bài tiễn biệt trên báo. Tôi muốn mọi người nhìn và nghĩ về tôi thế nào?

Đây là đề bài của một tiết học “viết và tường thuật” của tôi. Và tôi viết rằng:

Adventurous Woman Remembered Of Having Golden Heart
Newspaper owner Loan Khong, 38, who was well-known for her charity shop chain in Vietnam and 3 books in different fields, died on her travel to North Pole in a sudden snow storm.
‘My daughter loves traveling. She would travel to satisfy her curiosity and her dream to explore places and cultures,’ her mother Quang said in her tear.
Loan, who owned an entertainment newspaper, is no stranger to disadvantaged people in Vietnam. She and her family used to spend a Christmas vacation with homeless people, after which her 8 year old twin sons, said they learnt the lesson of sharing and they knew many people needed help.
‘My wife was a strong woman who was passionate about so many things in life. I love her because meanwhile, she was a caring mother and lover,’ her husband, Peter, an Italian scientist said.

‘She was a busy woman but she often spent at least 30 minutes a day talking to our sons and she cooked everyday.’
Loan had been traveling various places, from Africa to Asia before she died. She studied journalism in UK and Germany before founding her own newspaper in 2008, the year when Vietnam government allowed the existence of private owned newspaper.

The daily ‘Her World’ newspaper specializes in women related issues, ranging from mentally and physically. Its editorial articles in 2010 have been rewarded as ‘Best editorial series’ by Vietnam Journalists’ Association due to its ‘inspirational values’ to promote the freedom of woman in Vietnam, a country where Confucius ideology which say women is in second position is still dominant.
‘Loan appeared to be a cold person when I first saw her. But the more I knew her, she was different completely with warm heart,’ Doanh, a homeless 45 year old woman in Ho Chi Minh City, recalled.
‘I was in disaster when I met her in 2009. No home, no money as my husband left me. I knew that she would be the one who save my life when she taught my hands.’
‘She is a woman that I admire,’ Clair Hamilton, the chief of ‘Light’ newspaper, the rival newspaper of ‘Her World’ said.
‘We challenged each other in our profession, sometimes I hated her because I saw her doing better than me,’ she said. ‘I do feel sad, as one of my best rivals has passed away. She was a real challenge.’
‘She was faster person in thinking and getting things done. It put you, as a rival that you need to try more and more, but she was always in front of you.’
As the founder of charity shop chain ‘Shake hands”, of which profit goes partially to homeless people via providing shelters and jobs for some 200 people in the biggest city in Vietnam, Loan was said to spend 2/3 of her annual 50,000 dollars in charity work.
‘My wife used to say that she wanted to spend her income from selling the books, the newspaper and charity shop even after she died,’ Peter said.
Her three books in travel, journalism and cooking are sold 50 thousand copies in the last 2 years.
Loan was the second Vietnamese woman who reached North Pole, but failed to complete the trip. Her close friends said it was her dream to go to North Pole. ‘She is happy to fulfill her dream’, they said in her funeral yesterday.

o Loan Khong, journalist, born January 28 1978; died January 28, 2016.

Đây là ước mơ ở thời điểm 10 năm. Tầm thường quá! Hu Hu! Nhỏ mọn quá! Hu hu!.
Cuộc đời thì hữu hạn, mà mơ ước lại vô hạn. Thế mới…unfair!!!!

Chuyên gia kinh tế Anh lạc quan trước sự chuyển mình của VN

Bài này viết năm 2007, và quả là ông tiến sỹ lạc quan thật. Sau bao nhiêu rùm beng mà báo chí trích dẫn các chuyên gia đưa ra, thực tế là nhiều người (bây giờ) dự đoán, đầu năm 2009 thì VN mới thực sự thấm đòn…

Tiến sỹ Martin Gainsborough, Giám đốc Dự án Bristol – VN nói ông đã đưa ra những nhận định tích cực về tương lai của VN sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

“Nếu cho tôi cá cược, tôi sẽ đặt phần nhiều hơn cho thành công của VN,” ông nói, “Những thông tin mà tôi có được cho thấy, nhiều tín hiệu tốt cho sự phát triển và hội nhập của VN.”

Trưởng thành hơn
Tại Bộ Thương mại và Đầu tư Vương quốc Anh ở London, giám đốc dự án nghiên cứu VN, tiến sỹ Martin Gainsborough, vừa có bản báo cáo về nghiên cứu Việt Nam sau WTO của ông, với mục đích cung cấp thông tin mới nhất cho những doanh nhân và doanh nghiệp đang chuẩn bị bước vào thị trường Việt Nam tại thời điểm đặc biệt, khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.
Câu chuyện về việc Mỹ cho rằng VN bán phá giá cá da trơn vào thị trường Mỹ được Martin nhắc tới như một bằng chứng sống động về sự tiếp cận chủ động của doanh nghiệp VN. “Đến nay, 80% cá da trơn của VN đã xuất sang thị trường châu Âu,” ông nói, “Đây là sự chuyển hướng bất ngờ. VN đang là một thị trường trưởng thành hơn.”
Tiến sỹ Martin được đánh giá là một chuyên gia cao cấp về tài chính và quản lý với 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn tại Việt Nam.
“Điểm tích cực khác là lãnh đạo VN ủng hộ sự phát triển hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, dần có những quan điểm cởi mở hơn về chính trị. Quan hệ giữa chính quyền và người dân đang có sự thay đổi.”
“Doanh nghiệp nước ngoài hình như chưa nhớ ra Việt Nam vì cái bóng quá lớn của Trung Quốc,” ông hài hước nói.

Martyn Skinner, hiện là cố vấn thương mại và đầu tư của Bộ thương mại và đầu tư Vương quốc Anh tại Singapore, VN và Philippines, lại có cái nhìn lạc quan về mức ảnh hưởng tiêu cực của WTO tới 80% dân số VN đang là nông dân. “Họ có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như trong ngành công nghiệp,” ông nói, “Hoặc mức sống của họ sẽ duy trì ở mức hiện tại, hoặc sẽ tốt hơn”.
Martyn từng đến VN những năm 1990 và mở nhà máy đường NGHE AN TATE & LYLE tại Nghệ An. Hiện nhà máy đã mở rộng hơn 50% năng lực sản xuất.

Sự ổn định trong điều hành của chính phủ VN cũng được các chuyên gia đánh giá là một yếu tốt quan trọng cho sự phát triển của VN tại thời điểm hiện tại. Louis Turner, Giám đốc điều hành Mạng lưới Kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương, kiêm giảng viên tại đại học Kinh tế và Chính trị London cho rằng sự ổn định xã hội hiện nay tại VN là hợp lý, tốt cho sự phát triển xã hội ở thời điểm hiện tại.
Thận trọng
James Chan, giám đốc công ty James Chan & Co chuyên về thương mại và tư vấn luật hàng hải tại London, kể câu chuyện vui rằng một cán bộ thương mại của VN đã trao đổi với ông danh thiếp trên đó có địa chỉ email tại yahoo.
Ông đặt câu hỏi: “Liệu mua một tên miền cho doanh nghiệp có đắt không? Tại sao cán bộ này phải dùng địa chỉ yahoo cho giao dịch kinh doanh?” .
Với cách nhìn của phương Tây, đây chưa phải cách làm việc chuyên nghiệp. Họ muốn nhìn thấy đối tác sử dụng email với tên miền là doanh nghiệp của mình. Đó là sự khẳng định tồn tại và cách quảng bá hữu hiệu trong thời đại Internet mà rất nhiều nhà kinh doanh chưa để ý đến.

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ cho thấy nhiều doanh nghiệp VN còn phải làm rất nhiều việc trước khi thật sự hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hiểu được sân chơi và biết chơi với các đối tác khác một cách bình đẳng.
James Chan với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các đối tác Trung Quốc và sự hiểu biết về châu Á cho rằng, điểm khó khăn lớn nhất cho chính phủ VN là sự điều hành ở cấp vĩ mô sau khi gia nhập WTO.
“VN rõ ràng hoàn toàn khác biệt với chính nó ở những năm 1990.”, tiến sỹ Martin nói, “Nhưng chúng ta cũng không nên đánh giá thấp những thách thức từ công nghiệp hoá, quản lý phát triển…”
Rất nhiều đất nước đang phát triển đã không thể thực hiện được chiến lược mà họ đề rất trước đó là sản xuất hàng hoá chất lượng với giá thành cạnh tranh.
“Lý do có thể vì sự quản lý ở tầm nhà nước không hiệu quả, nạn tham nhũng, lãng phí hoành hành, chính phủ không đưa ra những chiến lược và sự hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp,” Martin nói.
“Chống tham nhũng vẫn tiếp tục là vấn đề lớn cho chính phủ VN, còn quá sớm để đưa ra nhận xét liệu chính phủ có thành công hay không, nhưng chính phủ đã nhận thấy đây là quốc nạn và đang có những động thái để ngăn chặn.”
“Chúng tôi muốn nhìn thấy một VN thành công. Nhưng đây là điều hoàn toàn không dễ dàng, đòi hỏi mọi người đều phải tham gia vào quá trình thay đổi này với những sáng kiến của họ. Cần thiết hơn nữa là sự hợp tác hiệu quả giữa chính quyền trung ương và địa phương.”
“Nhà nước cần phải làm tốt hơn vai trò dẫn đường của mình đối với các doanh nghiệp, hợp tác với doanh nghiệp, giúp đỡ họ. VN cũng phải học cách chơi với các quy tắc của WTO, hợp tác với các đối tác có cùng quan tâm như VN.”
Liệu VN có hiện thực hoá được những mơ ước khi gia nhập WTO hay không? “Chắc chắn còn rất nhiều việc phải làm”, ông Martin nói.

Khi nào nên là người tốt?

Khi nào nên là người tốt? Bạn có thể cười và nhíu mày khó hiểu: “What a question?!” Tôi đã tự hỏi câu đó khi gặp một chuyện vào hôm nay. Đa số chúng ta sẽ tốt với cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, họ hàng, làng xóm…Cha mẹ, anh em luôn dành chỗ bên họ cho chúng ta, dù chúng ta thành công hay thất bại, mạnh mẽ hay yếu đuối. Họ luôn giang vòng tay đón chúng ta.
Vợ chồng sẽ sống cùng nhau phần lớn cuộc đời.
Con cái là máu mủ ruột rà của chúng ta.
Hàng xóm “tối lửa tắt đèn” có nhau.
Trong thời “loạn lạc” này, London – nơi đất khách quê người – giàu có đấy, sang trọng đấy, nhưng lúc nào cư dân ở đây cũng nơm nớp lo sợ bị khủng bố, bị giết, bị trấn lột, bị lừa, tôi nên tốt với ai? Chả có ai là cha mẹ, chồng con, anh em, họ hàng của tôi ở đây.
Tôi có nên chỉ tốt bụng với những người bản xứ da trắng, ăn mặc sang trọng, hương thơm ngào ngạt không? (Anyway, who are the original residents of London? Tell me who are they?)
Và tôi tránh xa những người da đen vì họ trông không đáng tin cậy? Vì tỉ lệ phạm tội cao? Vì bọn họ cướp giật?
Và tôi không nên gần những người Hồi giáo? Vì họ có thể là khủng bố?
Ở đây, bạn luôn phải cảnh giác. Thậm chí, hồi ở VN, tôi đã được cảnh báo là sang đây, nếu thấy người ngã thì cũng đừng giúp họ đứng lên. Thấy trẻ con ngã cũng kệ, vì nếu đỡ lên biết đâu bố mẹ nó lại đổ vu cho mình làm ngã con họ! (ặc ặc)
Tôi muốn kể một câu chuyện:
Sáng 16-1-2007, tại phòng chờ làm visa bên trong Đại sứ quán Pháp ở London. Một người đàn ông da đen, tầm 40 tuổi, tay cầm 3 hộ chiếu, mặt lo lắng hỏi một người đàn ông da đen khác:
– Sorry, could you do me a favor? I did not bring enough money today for the visa fee. Could you lend me 20 pounds please?
(Tiền phí làm visa đã tăng từ 25 bảng (theo như thông báo trên website) lên 40.45 bảng (thông báo dán trên cửa chỗ thu tiền! My Lord!))
– Sorry, I just use my credid card and I don’t have cash. I am sorry for that.
Gương mặt thất vọng. Người đàn ông đó lại quay sang hỏi người khác, cũng da den. Người này trông bóng bẩy, chải chuốt và lịch thiệp.
Câu trả lời ngay lập tức:
– Sorry, I don’t have.
20 bảng = 600.000 đồng = 4 ngày vé đi tàu điện tại London = 2 cái áo sơ mi tại H & M = 1 đôi giày giả da = 4 bữa ăn sáng = 1 bữa ăn tiệm = 4 ngày mua thức ăn để nấu ở nhà = 4 giờ công lao động = 4 tô phở VN ở London.
Tôi nhìn ông ấy, thấy mặt mình nóng bừng. Trong ví có hơn 100 bảng tiền lương làm 2 tuần vừa rồi, chưa kịp cho vào ngân hàng.
Tôi mỉm cười, nhìn ông ấy. Ông ấy hỏi: Excuse me, could you?
I said: Yes. But just make sure that you are giving it back to me because I am a student.
He was so happy. Ông ấy nói rằng ông ấy để quên ví trong xe ô tô, vợ ông ấy lái ô tô đi sau khi đưa ông ấy đến sứ quán. Tôi lấy ví, rút ra 20 bảng. Liếc nhìn hộ chiếu, ông ta đến từ Ghana. Tôi cho ông ấy địa chỉ của mình để ông ấy đến trả tiền. Hoá ra, ông ấy cho tôi địa chỉ của mình, nhà ông ấy ở khu Finbury, cách chỗ tôi khoảng 15 phút đi bộ.
Sau khi trò chuyện, tôi được biết Prince (tên của ông ấy), đã sống ở Anh 10 năm, đi làm hộ chiếu cho gia đình để đi du lịch 1 ngày bằng tàu biển đến Pháp, chỉ để shopping. (ặc ặc).
Đến lượt Prince làm hộ chiếu. Ông nộp tiền. Tôi ngồi đợi, lòng tự hỏi: “Mình có nên tốt như vậy không? Tại sao những người kia lại không giúp ông ấy? Tại sao mình dễ tin người như vậy?”
Rồi lại tự trấn an mình: “Thôi, nếu ông ta không trả lại thì coi như đi làm giúp việc ở nhà hàng 5 tiếng không nhận lương. Cũng được!”
Rồi Prince quay lại: “You will be surprised! I have more money than I need”.
“Really? What happened?”
“My 5 year old daughter does not need to pay for the visa fee. So I have 40 pounds now,” he smiled.
He gave me back 20 pounds.
“Bạn là người tốt. Gặp người lạ khi họ cần giúp đỡ, bạn giúp ngay. We could be friends now.”
“That is alright. I know that any one can be in that case. We need help.”
“Yes, I know, but sometimes, people just don’t want to give their hands.”
Một lúc sau, tôi và Prince nói chuyện về nhiều thứ. Tò mò, tôi muốn biết cuộc sống của người da đen nhập cư ở London ra sao. Prince là kỹ sư, làm việc cho một công ty chuyên lập trình cho các máy tính thu tiền tự động (như cho hệ thống giao thông công cộng ở London). Anh có vợ và hai con, một trai một gái.
Anh trầm ngâm: Today I have learnt a new lesson. Đừng bao giờ đánh giá người khác qua bề ngoài của họ. Tôi không bao giờ nghĩ bạn lại là người giúp tôi, mà tôi hy vọng rằng những người cùng màu da với tôi sẽ giúp tôi.”
Tôi mỉm cười.
Anh nói tiếp: “Ở thời đại toàn cầu hoá này, bạn nên tốt với tất cả mọi người, vì bạn không thể biết được rằng ai sẽ giúp bạn khi bạn cần.”
Lại nhớ lời khuyên của một người bạn lớn: “Hãy cảnh giác, nhưng em đừng nghi ngờ tất cả mọi người.”
Lại nhớ có lần mình loay hoay trong một cái toa let ở bảo tàng tại khu Greenwich. “Tai nạn phụ nữ” xảy đến bất ngờ, trong toa let có máy bán tự động thứ mình cần. Nhưng phải là 1,5 bảng, tiền xu, mà trong ví chỉ có 10 bảng tiền giấy. Mình không biết làm sao, hỏi một người phụ nữ đi cùng con vào toa let để đổi tiền xu. Chị không đủ tiền đổi, nhưng chị có tiền xu. Chị cho mình 1,5 bảng, lại tự tay mua cho mình thứ đó, nhưng không phải thứ mình hay dùng. Người phụ nữ đó lại lấy 1,5 bảng khác mua cái khác cho mình. Lúng túng nhét tiền vào khe máy thế nào, chị để rơi 50 xu vào khe thoát nước của bồn rửa mặt. Chị lại lấy đồng khác ra để mua. Mình không biết nói thế nào để cảm ơn chị. Chỉ biết thank you very much.
Lại nhớ, sáng nay, lúc xếp hàng để apply visa, ngoài trời mưa lun phun, một tay cầm ô, loay hoay thế nào mình để đổ hết ly cà phê lên áo khoác và giầy. Mình lại không mang khăn giấy theo. Một cô bé, ước chừng trẻ hơn mình, người châu Á, đứng cách mình 2 người đã đưa cho mình miếng khăn giấy. Em mỉm cười khi nghe mình nói: “It is just small accident in the lovely morning.”
Lại nhớ…
Và lại nghĩ…

Nghề nghiệp: Làm mẹ

Bài viết này cho những người làm mẹ – nghề nghiệp mà không biết bao giờ tôi mới làm…

Photo source: WordandImage.ch
Photo source: WordandImage.ch

Trên mặt báo, những hàng chữ giản dị như bao nhiêu hàng chữ khác trong đoạn giới thiệu tên, nghề nghiệp và quốc gia của những người tham gia chụp ảnh trên trang 20-21 của tờ Daily Mail số ra ngày 3-1-2007.
Quốc gia: Antigua and Barbua; Tên: Chan Roberts; Nghề nghiệp: Quản lý

—-Myanmar —- Min Min San —nhân viên bưu điện
—–Mỹ – Lily Bloomingdale —-LÀM MẸ
Phải rồi, làm mẹ. Đó là một nghề! Từ lâu, ai cũng cho rằng thiên chức của phụ nữ là sinh con, làm mẹ. Đó là điều hiển nhiên, vì đàn ông không sinh con được. That is just the way it is.
Chín tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Người phụ nữ mang chiếc bụng kềnh càng khi đi lại, nặng nề khi ngồi xuống. Người họ to ra, eo iếc mất tiêu hết, da dãn nở ra, gương mặt to ra, bắp chân to ra, nhiều người cắt tóc ngắn đi, mặt tròn như cái đĩa. Trong ánh mắt họ là sự tự hào, là niềm vui, là nỗi lo lắng và hồi hộp đón đứa con yêu thương của mình sắp chào đời. Họ hãnh diện nữa, vì họ sắp có con.
Rồi họ sinh con.

Đứa con nào cũng có mẹ.
Nhưng không phải ai cũng biết làm mẹ.
Không phải ai cũng biết làm mẹ một cách chuyên nghiệp.
Trên bức ảnh, bên cạnh 110 người khác, chị Lily Bloomingdale trông rất xinh đẹp và rạng rỡ.
Người khác là sinh viên, nhân viên, bồi bàn, luật sư, banker, giám đốc…chị là MẸ.
Chắc hẳn chị có nghề nghiệp và chuyên môn khác, nhưng chị không viết vào.
Vì sao chị lại viết nghề nghiệp của mình như vậy.
Thử lật lại xem vì sao chị lại không viết thế khác.
Chắc chị cũng giống như những bà mẹ khác.

Bế ẵm con, cho con bú. Nâng giấc con khi con mới “ra lò” chưa quen với cuộc sống nắng gió và nhiều điều bất trắc.
Cặm cụi rã ruốc (trà bông) cho con khi con sắp đi du học. Nơi đất khách quê người, những ngày đầu lạ lẫm, mẹ lo con chưa tìm được thức ăn hợp khẩu vị nên chuẩn bị sẵn món cho con.
Nhắc con mắc màn và đi ngủ sớm để mai đi làm.
Hâm cơm và thức ăn nóng cho con khi con đi làm về muộn. Nấu món khác cho con nếu hôm đó trở giời con không thích ăn những thứ đó.
Nhắc con đeo găng tay và bịt mặt khi ra đường vì trời nắng và gió, sợ con đen, xấu (mặc dù con xấu sẵn rồi. He he).
Hỏi con thích ăn gì để mẹ mua. “Ăn tôm to và cua mẹ ạ.”
Ngồi nghe con kể chuyện.
Thi thoảng con nói năng không giữ ý tứ, thi thoảng lại cãi lại “trứng khôn hơn vịt”, mẹ bỏ qua.
Nói chung, bà mẹ nào cũng thế. Tình yêu bao la dành cho những đứa con. Với họ, các con luôn bé bỏng, cần được chăm sóc, chở che. (mặc dù ra đường cũng đầu gấu lắm, về nhà thì vẫn rúc ti mẹ)

Những người phụ nữ học cách làm mẹ từ chính mẹ của mình. Người con gái chịu ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ của mình. Nếu người mẹ đảm đang, hiền thảo, thuỷ chung, dịu dàng, tốt bụng, người con gái sẽ hưởng những nết đấy. Nếu người mẹ ghê gớm, người con gái (và cả con trai nhá!), sẽ không có đức tính vị tha và chia sẻ.
Bởi vậy, làm mẹ tốt là rất quan trọng. Có mẹ tốt, người con sẽ có nhiều cơ hội trở thành người tốt.
Ở các nước phát triển, người phụ nữ khi sinh con được ở nhà chăm con, nhận trợ cấp xã hội để tập trung nuôi con cho tốt.

Họ tham gia vào các khoá bồi dưỡng cách chăm sóc và nuôi dưỡng con.
Họ tập trung vào một việc.
Họ được trả tiền cho việc đấy. Họ phải làm tốt việc đấy. Vì vậy, đó là nghề của họ.
Họ có quyền tự hào về điều đấy.
Hãy hình dung, một ngày nào đó, tất cả các bà mẹ biến mất.
Tất cả mọi người sẽ bơ vơ trên thế giới.
Tôi cũng thế.
Vì vậy, một ngày nào đó, có ai đó hỏi tôi rằng: “Mẹ bạn làm gì?”

Tôi sẽ trả lời rằng: “Mẹ tôi LÀM MẸ.”

Pasta kiểu Việt Nam

Bài viết nhân dịp tự mình nấu món ăn. Bây giờ, các món này là tầm thường :-), mà Dr. Noe bảo là “basic”.

Tác phẩm lúc chưa rắc rau thơm lên đã đẹp thế này rồi đấy! © Loan Khong
Tác phẩm lúc chưa rắc rau thơm lên đã đẹp thế này rồi đấy! © Loan Khong

Pasta kiểu Việt Nam mới khó, chứ kiểu Ý thì quá bình thường!
Mình đã nếm thử kiểu Ý. Covent Garden nhé, 20 bảng, nhà hàng đẹp mê đi, như một thính phòng tràn ngập giai điệu opera. Nếu đi ăn tối với người yêu ở đấy, món pasta + một ly rượu + ánh mắt đắm đuối nhìn nhau thì…ôi chao ôi…
Tự tay làm một đĩa cho mình ăn mới là oách nhé! Và trong lúc chưa gặp được anh chàng người Ý nào để học bản original, mình tự sáng chế ra món pasta kiểu Việt Nam của mình vậy.
Pasta rất thuận tiện, dễ nấu, dễ ăn, và dễ tạo cảm giác vui sướng vì mình đang làm cái gì đó mới, đang khám phá một lĩnh vực mới mà cách đây 4 ngày chưa bao giờ nghĩ tới.
Mặc dù đã lờ mờ phân biệt được speghetti và pasta, nhưng mình vẫn chưa nhớ được tên của các loại mỳ từ Ý, mà các chàng đẹp giai người Ý vẫn thường ăn. (Phải chăng họ ăn mỳ như vậy nên họ mới đẹp giai đến thế?)
Đại loại, nó có loại xoắn xoắn, lại dài tròn thẳng tưng, lại to bản như bánh phở nhà mình.
Mua ở Sainbury rẻ thôi (chưa đến 01 bảng).


Lấy ra một ít, đo bằng nắm tay.
Đun nước nóng sôi lên, cho vào một ít dầu và một ít muối.
Cho mỳ vào, đun, thi thoảng ngoáy đều lên để mỳ không bị xoắn vào nhau hoặc bị dính vào đáy nồi. Thi thoảng vớt mỳ lên để xem chín chưa (chừng 10 phút là tạm ổn).
Mỳ là món dễ kết hợp với các món khác. Mình chọn gà tây hoặc thịt lợn, tuỳ ý thích. Xào thịt lên, gia vị nêm vừa đủ.
Lấy một cái đĩa to, màu trắng (hoặc màu gì đấy thì tuỳ, nhưng phải điệu, và sạch. (Vì cái đĩa đẹp thì làm mát mắt mình, nó sạch thì không làm đau bụng mình!)
Cho mỳ lên đĩa (nhớ bỏ nước ra. He he).
Đổ thịt vào giữa.
Cho nước xốt pasta mua sẵn lên trên thịt (loại có anh đẹp giai Jamie ấy. 1.75 bảng)
Nạo một ít cheese phủ lên trên mặt (loại cheese của Ý mới ngon, mình thì lục trong tủ có loại nào dùng loại đấy).
Cho ít herb basil lên trên (mình thì cho mùi và lá bạc hà. Aëc ặc).

Đặt đĩa lên bàn. Lấy ly mở tủ rót một ly rượu trắng để bên cạnh.
Và ăn.
Tổng cộng thời gian hết 20 phút, ngon, bổ rẻ, nóng sốt.
Điều đặc biệt là không khiến mình bị nặng bụng. Cái đĩa pasta ở nhà hàng Ý tại Covent Garden đó nhiều chất béo quá, báo hại mình ăn bao nhiêu trả lại hết nhà hàng bằng đấy. (Nhưng nhờ đó phát hiện ra cái toa-let của họ nghệ thuật không kém gì ở nhà hàng!).
Và trong lúc tìm hiểu thêm về cách nấu pasta hay speghetti thực sự của người Ý, bạn hãy thử nấu cho mình món pasta của VN xem sao, mình chắc là bạn sẽ thích đấy.

Biết trong đầu bạn đang nghĩ gì rồi. Mai sẽ đi mua pasta, nước xốt, cheese, basil và thịt về nấu thử phải không?
Enjoy it!!!

PS: Đây sẽ là bài đầu tiên trong cuốn sách dạy nấu ăn do mình viết mà mình mơ ước sẽ xuất bản một ngày không xa. Ha ha ha ha.