Khi quốc gia héo rũ

Rất có thể chính nạn hạn hán kéo dài từ năm 2006 là điều dẫn tới cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria -lifegate.com

Bài này viết từ năm 2016, nhưng vẫn còn tính thời sự hơn bao giờ hết. Đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Ở những quốc gia yếu kém trong quản trị nhà nước, khủng hoảng môi trường có thể là ngòi nổ đưa đến thảm họa lớn.

Venezuela vốn đã rối như tơ vò từ cả trước khi tổng thống Hugo Chávez qua đời năm 2013. Tình hình từ đó đến nay càng trở nên tồi tệ hơn. Dù sở hữu trữ lượng dầu mỏ rất lớn, lạm phát đã tăng vọt lên 500%, tỉ lệ các vụ án mạng thuộc hàng cao nhất thế giới; lương thực, nước, thuốc chữa bệnh thiếu kinh niên khiến cuộc sống hằng ngày của người dân rất vất vả.

Có người đã bị thiêu sống ngay bên ngoài siêu thị Caracas vì tội ăn trộm món hàng trị giá tương đương 5 USD. 
 “Đất nước này đã rơi vào vòng xoáy suy sụp trong rất nhiều năm – Cynthia Arnson, giám đốc chương trình Mỹ Latin của Trung tâm Wilson, nói – Bạn sẽ tự hỏi đâu là giọt nước tràn ly”.

Quản trị tài nguyên kém

Có vẻ như khí hậu chính là giọt nước đó. Sáu tháng trước, hạn hán do El Niño gây ra làm hư hại mùa màng, khiến thủ đô thiếu nước uống và phải cắt điện luân phiên.

Tháng 4-2016, mưa ít đã khiến thủy điện Guri, nguồn cấp điện lớn nhất nước này, tê liệt. Tổng thống Nicolás Maduro thông báo công chức chỉ làm việc hai ngày mỗi tuần, thậm chí còn gợi ý phụ nữ ngưng dùng máy sấy tóc: “Tôi luôn nghĩ rằng phụ nữ trông đẹp hơn khi luồn tay vào mái tóc của mình và để nó khô tự nhiên”.

Tháng 5, ông Maduro lại đổi múi giờ quốc gia để tiết kiệm điện. “Hạn hán và cúp điện đã thật sự ảnh hưởng – Arnson nói – Sự thiếu hiệu quả và tê liệt của dịch vụ công trở nên không thể kiểm soát, thiên tai khiến tình hình thêm nguy ngập”. Continue reading

Thế hệ mai sau Ăn gì?

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 6.7.2017.

Khắp thế giới, sự chia rẽ thế hệ đang ngày càng tồi tệ hơn. Thế hệ hiện tại đang lấy đi quá nhiều nguồn lực, khiến cuộc sống của thế hệ tương lai gặp nhiều rủi ro.

Nhà triết học người Ireland Edmund Burke nhìn xã hội là quan hệ đối tác giữa những người đang sống, đã qua đời và cả những ai chưa được sinh ra.

Vay, nợ và mượn

Việc không thấu hiểu quan hệ này đã tạo ra những xu hướng bất ổn trên toàn thế giới trong những thập niên gần đây, mà trong đó phần tài sản tương lai và tài nguyên được dùng cho tiêu dùng hiện tại đang ngày càng khiến các thế hệ tương lai rơi vào hoàn cảnh bất lợi.

Nếu không có cam kết xử lý sự bất bình đẳng này, những bất ổn xã hội ở nhiều nơi sẽ tăng nhanh chóng.

Mấu chốt của hiện tượng này là tiêu chuẩn sống và sự thịnh vượng tăng lên nhanh chóng trong vòng 50 năm qua, chủ yếu dựa trên số nợ đang gia tăng, trong khi con người tảng lờ những phí tổn đến từ thiệt hại môi trường và sự phân chia sai lầm các nguồn lực có giới hạn và ngày càng khan hiếm.

Một phần lớn tăng trưởng kinh tế gần đây là dựa vào tiền vay – hiện đang ở mức chóng mặt là 325% GDP toàn cầu. Nợ cho phép các xã hội tiêu dùng nhiều hơn do số tiền mượn trước đó được dùng mua một món gì đó cho hiện tại, đổi lại lời hứa là người mượn sẽ trả nợ trong tương lai. Continue reading

“Đầu tư vào công nghệ đem lại hiệu suất cao nhất”

Bản quyền Forbes Vietnam. Tháng 4.2017.

Ảnh:  Haaretz.com

Đọc bản đầy đủ trên Forbes Vietnam số tháng 4.2017.

Nhân chuyến thăm của tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin và phu nhân tới Việt Nam cuối tháng 3.2017, Forbes Việt Nam trò chuyện cùng ông Avi Hasson, nhà Khoa học trưởng, bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel, chủ tịch cơ quan Sáng tạo Israel (Israel Innovation Authority). Phần phỏng vấn sau đây đã được cắt gọn:

Ông Avi Hasson cho biết: trong chuyến thăm đầu tiên của mình đến Việt Nam, tại buổi nói chuyện với hội Doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA), ông nhấn mạnh thông điệp về sự hợp tác. “Tôi nhấn mạnh về niềm tin lớn lao của mình là để thành công, bạn phải hợp tác, không chỉ trong bình diện quốc tế, mà trong nội bộ các ngành, giữa các công ty với nhau. Tôi nghĩ đó chính là một phần của bí mật thành công của Israel.”

Forbes Việt Nam: Ông từng quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm Gemini Israel Funds ở Israel trước khi tham gia vào khu vực nhà nước, ông vẫn đang tiếp tục đầu tư?

Avi Hasson: Không. Khi chuyển sang làm việc cho chính phủ sáu năm trước thì tôi tách biệt hẳn. Cũng như Aharon Aharon, người mới trở thành CEO của cơ quan Sáng tạo Israel. Ông ấy từng là CEO của Apple ở Israel. Nhìn lại thì tất cả những người tiền nhiệm của tôi đều đến từ phía kinh tế tư nhân. Nên nếu bạn tận dụng được hết những kinh nghiệm từ kinh tế tư nhân để đặt nó vào phục vụ cho phía nhà nước thì sẽ có hiệu quả tích cực. Continue reading

Khi bạn tranh luận với sếp và câu chuyện trở thành CTO Uber sau 30 tiếng nói chuyện

Chuyện ông Thuận Phạm trở thành CTO của Uber cách nay 4 năm đã được báo chí nói nhiều, và kể cả cuộc phỏng vấn kéo dài 30 tiếng với Travis, đồng sáng lập và CEO khi đấy cũng được nhắc đến. Nhưng trong cuộc trò chuyện hôm 25.7 ở Hà Nội.

Ông Thuận kể, cuộc gặp đầu tiên với sếp tương lai Travis diễn ra ở văn phòng. Họ nói về chủ đề kỹ thuật – điều mà cả hai người đều có nền tảng học vấn giống nhau, và ông Thuận khi đó cả sự nghiệp đều gắn liền với công nghệ và kỹ thuật. Họ viết các chủ đề muốn thảo luận lên một tấm bảng trắng. Khoảng 20-30 chủ đề, rồi bắt đầu đi sâu vào từng thứ. Nhưng nói được 1,2 chủ đề thì hết giờ. Thế là trong vòng hai tuần sau đó, hàng ngày, ông Thuận vào phòng làm việc ở nhà, trước mặt có hai màn hình. Một là danh sách các chủ đề đang thảo luận, hai màn hình trao đổi hai bên. Cả hai tiếp tục nói chuyện mỗi ngày hai tiếng trong vòng 2 tuần tiếp theo, trong thời điểm Travis tiếp tục đi khắp thế giới để làm việc. Có rất nhiều bất đồng, nhưng điều thú vị là Travis không phải đang tìm kiếm một người đồng ý với các quan điểm của mình, mà tìm người có quan điểm nhất định, và Travis có thể đồng ý hay không với một vài quan điểm. Nhưng hai biết thiết lập được nguyên tắc về cách hiểu của mình về một số vấn đề và cách hiểu lẫn nhau. Và cuối cùng hai bên vẫn đi đến được một số giải pháp mà hai bên chấp thuận. Continue reading

Khủng hoảng môi trường từ thời trang nhanh

Ảnh: Newsweek.

Các hãng thời trang nhanh (fast fashion), nơi chi rất nhiều tiền để tiếp thị và khuyến khích người tiêu dùng liên tục chi tiền mua những món đồ có vẻ rẻ và hợp mốt, đang bị cáo buộc gây ra khủng hoảng ô nhiễm trên thế giới.

Những khách hàng đến cửa hàng H&M ở New York vào tháng 4-2016 chứng kiến một núi quần áo chồng lên nhau tới trần nhà. Câu trích dẫn của nhà văn người Anh T.S. Eliot trên tường “In my end is my beginning” – với hàm ý khởi nguồn một vòng đời mới ở điểm kết thúc – khiến cửa hàng giống một phòng trưng bày nghệ thuật.

Cạnh đó, các phóng viên và blogger thời trang nhấp rượu trong khi xem các mannequin mặc trang phục được thiết kế riêng dựa trên chất liệu là những quần jeans cũ, áo jacket và blouse cũ.

Bữa tiệc này ra mắt bộ sưu tập Conscious Collection của H&M – một thương hiệu thời trang nhanh thuộc hàng lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 4.000 cửa hàng, và doanh thu 25 tỉ USD năm 2015.

H&M muốn quảng bá về sáng kiến thuyết phục khách hàng mang quần áo cũ (từ bất kỳ thương hiệu nào), bỏ vào những thùng chứa ở các cửa hàng H&M khắp thế giới. “H&M sẽ tái chế và tạo ra chất liệu dệt may mới, bạn sẽ có phiếu mua hàng để dùng tại H&M. Ai cũng được lợi!” – H&M cho biết.

Cảm giác “tiêu dùng có ý thức” mà H&M tạo ra cho khách hàng có vẻ rất tốt, nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Continue reading