Khi bạn tranh luận với sếp và câu chuyện trở thành CTO Uber sau 30 tiếng nói chuyện

Chuyện ông Thuận Phạm trở thành CTO của Uber cách nay 4 năm đã được báo chí nói nhiều, và kể cả cuộc phỏng vấn kéo dài 30 tiếng với Travis, đồng sáng lập và CEO khi đấy cũng được nhắc đến. Nhưng trong cuộc trò chuyện hôm 25.7 ở Hà Nội.

Ông Thuận kể, cuộc gặp đầu tiên với sếp tương lai Travis diễn ra ở văn phòng. Họ nói về chủ đề kỹ thuật – điều mà cả hai người đều có nền tảng học vấn giống nhau, và ông Thuận khi đó cả sự nghiệp đều gắn liền với công nghệ và kỹ thuật. Họ viết các chủ đề muốn thảo luận lên một tấm bảng trắng. Khoảng 20-30 chủ đề, rồi bắt đầu đi sâu vào từng thứ. Nhưng nói được 1,2 chủ đề thì hết giờ. Thế là trong vòng hai tuần sau đó, hàng ngày, ông Thuận vào phòng làm việc ở nhà, trước mặt có hai màn hình. Một là danh sách các chủ đề đang thảo luận, hai màn hình trao đổi hai bên. Cả hai tiếp tục nói chuyện mỗi ngày hai tiếng trong vòng 2 tuần tiếp theo, trong thời điểm Travis tiếp tục đi khắp thế giới để làm việc. Có rất nhiều bất đồng, nhưng điều thú vị là Travis không phải đang tìm kiếm một người đồng ý với các quan điểm của mình, mà tìm người có quan điểm nhất định, và Travis có thể đồng ý hay không với một vài quan điểm. Nhưng hai biết thiết lập được nguyên tắc về cách hiểu của mình về một số vấn đề và cách hiểu lẫn nhau. Và cuối cùng hai bên vẫn đi đến được một số giải pháp mà hai bên chấp thuận.

“Đây chính là cách mà doanh nghiệp nên hoạt động. Chúng tôi không tạo ra một môi trường thoải mái mà tất cả đều đồng lòng với nhau, vì nếu như thế thì sẽ có một công ty tồi. Là một lãnh đạo, bạn sẽ cần nhiều ý kiến khác nhau để thách thức tư duy và quan điểm của bạn để tìm ra được ý tưởng tốt nhất nhằm vươn lên dẫn đầu. Đó đúng là môi trường kích thích sẽ giúp cho công ty có thể tồn tại được nhiều năm.”

Sau 2 tuần, đến lúc ông Thuận quên mất đây là cuộc phỏng vấn, mà tưởng như cuộc thảo luận với đồng nghiệp về một số vấn đề mà ông Thuận có ý kiến riêng một cách mạnh mẽ.Travis cũng có quan điểm mạnh của mình. Đây là cuộc thảo luận trí tuệ giúp cho hai bên hiểu nhau, giải quyết vấn đề. Cuối cùng, sau 30 tiếng, chưa thảo luận xong các vấn đề đưa ra. Nhưng rồi đến một hôm hai bên đang nói chuyện thì Travis nói: “Thôi, tôi thế đủ rồi. Bây giờ sẽ thảo luận mời ông làm việc cho Uber.

Forbes Việt Nam có cuộc trò chuyện riêng với ông Thuận trong 30 phút, nội dung từ quan điểm của ông về mô hình kinh tế dựa trên nhu cầu, kinh tế chia sẻ, các vấn đề kỹ thuật công nghệ khác và quan điểm của ông về khởi nghiệp. Đọc trên Forbes Việt Nam số 51 ra ngày 31.7.2017.

Comments