Sự chuyển hóa của Richard Streimatter – Tran

Ảnh: https://www.desarthe.com/artist/streitmatter-tran-richard.html

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 16.7.2017.

Richard Streimatter-Tran vừa kết thúc đợt triển lãm cá nhân kết hợp với các tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy thuộc thế hệ thứ nhất mỹ thuật hiện đại Việt Nam ở gallery de Sarthe (Hong Kong) ngày 8.7. Sau gần 15 năm sống và thực hành nghệ thuật ở Việt Nam, sự chuyển hóa của anh mang nhiều dấu ấn của quá trình biến chuyển trong nghệ thuật đương đại Việt Nam.

De Sarthe là gallery ra đời năm 1977 tại Pháp và năm 2011 tại Hong Kong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đấu giá, và là đại diện cho một số lượng lớn các nghệ sĩ quốc tế, từ các nghệ sĩ Pháp trường phái ấn tượng, tới các bậc thầy hội họa hiện đại và hậu chiến, tới thế hệ các nghệ sĩ đương đại đang nổi.  De Sarthe muốn triển lãm khoảng 40 tác phẩm các họa sĩ thành danh của nghệ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Phổ, Lê Quang Tinh, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Hồng Linh, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm. Để đặt các tác phẩm vào một góc nhìn đương đại, giúp kết nối với người xem hiện tại và cũng giúp truyền thông tốt hơn, họ mời Richard Streimatter-Tran, nghệ sĩ đương đại sống tại Việt Nam, tham gia “đồng triển lãm” với những tác phẩm được anh sáng tạo riêng cho triển lãm này.  Trong triển lãm “Các cuộc khởi hành: Kết nối nghệ thuật hiện đại của Việt Nam với R.Streitmatter-Tran (Departures: Intersecting Modern Vietnamese Art with R. Streitmatter-Tran), các tác phẩm hội họa của các họa sĩ hiện đại thời đầu của Việt Nam được sắp đặt kết nối với các tác phẩm của Richard, tạo ra sự liên tưởng, đối thoại trong bối cảnh mới, đem lại những góc nhìn mới về các tác phẩm có tầm quan trọng về lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.

Continue reading

Cha mẹ chỉ cần yêu con và lắng nghe con

Kiran Bir Sethi

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link ở đây.

“Lời khuyên duy nhất của tôi là cha mẹ hãy xây dựng quan hệ với con mình” – KIRAN BIR SETHI, một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất của giải thưởng Giáo viên toàn cầu năm 2015, nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Thầy cô sẽ dạy về vấn đề sử dụng lao động trẻ em như thế nào? Không phải là chuyến tham quan đến địa điểm sử dụng lao động trẻ em, hay yêu cầu các trò đọc sách rồi thảo luận trên lớp. Các em sẽ ngồi làm nhang trong 8 tiếng.

Thực tế chỉ cần 2 tiếng thôi, khi lưng đau nhức, các em sẽ tự “ngộ” ra thế nào là lao động trẻ em, tác hại của nó và tìm cách nói chuyện với những người đang sử dụng lao động trẻ em để thuyết phục họ thay đổi.

Cách tiếp cận ấy nhằm xóa mờ lằn ranh giữa thực tế cuộc sống và trường học, đặt trẻ em vào bối cảnh thực và phức tạp của cuộc sống để các em cảm nhận, tưởng tượng cách thay đổi, hỗ trợ để các em tự tạo ra thay đổi là triết lý giáo dục của Riverside – trường học mà Kiran Bir Sethi từ Amedabad (Ấn Độ) thành lập năm 2001. Continue reading

Tôi đã làm tệ, đã ngu ngốc và phá hoại ra sao!

Fuckup Nights là nơi người ta đến để nói về thất bại của mình- Fuckup Nights

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link ở đây.

Fuckup Nights tập trung vào “tôi đã thất bại như thế nào?”, nói về muôn vẻ thất bại – viễn cảnh mà tuyệt đại đa số (90%) công ty khởi nghiệp sẽ gặp phải, một sự thật phũ phàng mà mọi người kinh doanh đều cần hiểu.

Bề ngoài, đó giống như một buổi gặp gỡ để làm quen và kết nối (networking hay meetup) trong giới khởi nghiệp. Khoảng 50-100 người, hầu hết là các gương mặt trẻ, tập hợp trong một không gian nhỏ ấm cúng, thoải mái, uống bia, làm quen với nhau, trò chuyện rôm rả.

Có điều các diễn giả trên sân khấu sẽ chỉ được nói về việc “tôi đã làm dở, ngu ngốc và phá hỏng mọi thứ ra sao, ngớ ngẩn thế nào… trong quá trình khởi nghiệp” – nói chung là những hành động và thái độ mà tiếng Anh gọi là “fucked – up”.

Mỗi buổi sẽ có 3, 4 diễn giả, mỗi người có 7 phút trên sân khấu với nhiều nhất là 10 slide trình chiếu. Sau đó sẽ là thời gian dành cho gặp gỡ, kết nối và bia.

Continue reading