Khi bạn tranh luận với sếp và câu chuyện trở thành CTO Uber sau 30 tiếng nói chuyện

Chuyện ông Thuận Phạm trở thành CTO của Uber cách nay 4 năm đã được báo chí nói nhiều, và kể cả cuộc phỏng vấn kéo dài 30 tiếng với Travis, đồng sáng lập và CEO khi đấy cũng được nhắc đến. Nhưng trong cuộc trò chuyện hôm 25.7 ở Hà Nội.

Ông Thuận kể, cuộc gặp đầu tiên với sếp tương lai Travis diễn ra ở văn phòng. Họ nói về chủ đề kỹ thuật – điều mà cả hai người đều có nền tảng học vấn giống nhau, và ông Thuận khi đó cả sự nghiệp đều gắn liền với công nghệ và kỹ thuật. Họ viết các chủ đề muốn thảo luận lên một tấm bảng trắng. Khoảng 20-30 chủ đề, rồi bắt đầu đi sâu vào từng thứ. Nhưng nói được 1,2 chủ đề thì hết giờ. Thế là trong vòng hai tuần sau đó, hàng ngày, ông Thuận vào phòng làm việc ở nhà, trước mặt có hai màn hình. Một là danh sách các chủ đề đang thảo luận, hai màn hình trao đổi hai bên. Cả hai tiếp tục nói chuyện mỗi ngày hai tiếng trong vòng 2 tuần tiếp theo, trong thời điểm Travis tiếp tục đi khắp thế giới để làm việc. Có rất nhiều bất đồng, nhưng điều thú vị là Travis không phải đang tìm kiếm một người đồng ý với các quan điểm của mình, mà tìm người có quan điểm nhất định, và Travis có thể đồng ý hay không với một vài quan điểm. Nhưng hai biết thiết lập được nguyên tắc về cách hiểu của mình về một số vấn đề và cách hiểu lẫn nhau. Và cuối cùng hai bên vẫn đi đến được một số giải pháp mà hai bên chấp thuận. Continue reading

Khủng hoảng môi trường từ thời trang nhanh

Ảnh: Newsweek.

Các hãng thời trang nhanh (fast fashion), nơi chi rất nhiều tiền để tiếp thị và khuyến khích người tiêu dùng liên tục chi tiền mua những món đồ có vẻ rẻ và hợp mốt, đang bị cáo buộc gây ra khủng hoảng ô nhiễm trên thế giới.

Những khách hàng đến cửa hàng H&M ở New York vào tháng 4-2016 chứng kiến một núi quần áo chồng lên nhau tới trần nhà. Câu trích dẫn của nhà văn người Anh T.S. Eliot trên tường “In my end is my beginning” – với hàm ý khởi nguồn một vòng đời mới ở điểm kết thúc – khiến cửa hàng giống một phòng trưng bày nghệ thuật.

Cạnh đó, các phóng viên và blogger thời trang nhấp rượu trong khi xem các mannequin mặc trang phục được thiết kế riêng dựa trên chất liệu là những quần jeans cũ, áo jacket và blouse cũ.

Bữa tiệc này ra mắt bộ sưu tập Conscious Collection của H&M – một thương hiệu thời trang nhanh thuộc hàng lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 4.000 cửa hàng, và doanh thu 25 tỉ USD năm 2015.

H&M muốn quảng bá về sáng kiến thuyết phục khách hàng mang quần áo cũ (từ bất kỳ thương hiệu nào), bỏ vào những thùng chứa ở các cửa hàng H&M khắp thế giới. “H&M sẽ tái chế và tạo ra chất liệu dệt may mới, bạn sẽ có phiếu mua hàng để dùng tại H&M. Ai cũng được lợi!” – H&M cho biết.

Cảm giác “tiêu dùng có ý thức” mà H&M tạo ra cho khách hàng có vẻ rất tốt, nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Continue reading