Nhà giàu và nghệ thuật

Maman

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ CUối Tuần tháng 8.2017

Vượt qua những mai mỉa dạng này hay dạng khác về những nhân vật “trưởng giả học làm sang” trong địa hạt nghệ thuật, những người kinh doanh thành công trên thế giới đã và vẫn đang đặt dấu vết ảnh hưởng tích cực của mình lên cộng đồng nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau.

Đọc tiếp ở đây

 

Bức trần kính vô hình đã nứt nhưng chưa vỡ

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần, tháng 2.2017

Hillary Clinton đã không trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Bức trần kính – rào cản vô hình ngăn cản bước tiến – chờ một người phụ nữ đập vỡ khi bước lên đỉnh cao quyền lực nhất của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới vẫn còn đó.

Dame Stephanie Shirley, 83 tuổi, là nữ doanh nhân công nghệ tiên phong của Anh vào đầu những năm 1960. Bà là người mở công ty chuyên về phần mềm ở thời không ai mua phần mềm, nhất lại từ một phụ nữ.  Vì muốn tạo ra cơ hội cho mình và những phụ nữ khác, Stephanie thuê lao động là nữ được đào tạo trong lĩnh vực phần mềm nhưng phải rời công việc khi lập gia đình, hay khi chuẩn bị có con. Công ty Freelance Programmers tiên phong đưa phụ nữ trở lại tham gia lực lượng lao động sau một thời gian nghỉ “giữa hiệp” sinh con. Bà tiên phong trong nhiều phương thức làm việc và điều hành, từ chia sẻ công việc, chia sẻ lợi nhuận và đồng sở hữu (chia là ¼ công ty cho nhân viên). Nhưng thời đó, bà không thể làm việc trên sàn chứng khoán, lái xe bus hay lái máy bay, mở tài khoản ngân hàng mà không được chồng cho phép. Thế hệ của bà phải đấu tranh để phụ nữ có quyền đi làm và quyền được trả lương tương đương với nam giới.

Không chỉ vậy, để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phần mềm mới mẻ này, Stephanie, khi đó là một người mẹ có con bị tự kỷ, phải đổi tên thành “Steve” để tiếp cận khách hàng, trước khi ai đó nhận ra rằng bà là nữ chứ không phải nam để kịp từ chối. Chưa hết, khi bà bắt đầu, nam giới bình luận: “Thú vị đấy, nhưng công ty của bà chỉ tồn tại được vì nó nhỏ.” Rồi khi công ty phát triển, họ thừa nhận: “Đúng là có quy mô, nhưng chẳng thấy lợi ích chiến lược gì.” Rồi khi công ty được định giá hơn 3 tỉ USD và 70 nhân viên trở thành triệu phú, họ bình luận: “Làm tốt lắm, Steve!”

Stephanie, giờ chuyên tâm với thiện nguyện, đã tặng đi 135 triệu bảng Anh tài trợ các nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực tự kỷ. Bà đã phá bỏ được rào cản vô hình ngăn mình tham gia vào lãnh địa của đàn ông. Bà chia sẻ hai bí mật để thành công: hãy ở bên cạnh những những người hạng ưu và những người bạn thích; và hãy chọn bạn đời cực kỳ cẩn trọng.

VÌ SAO GỌI NGƯỜI PHỤ NỮ THAM VỌNG LÀ MANG TÍNH XÚC PHẠM? Continue reading

Những bước ngoặt lớn của Thuận Phạm

Thuận Phạm (trái) trong cuộc trò chuyện với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam tại UP Co-working Space, ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 25-7-2017.-Ảnh: Uber

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần tháng 8.2017

Trong những ngày cuối của tháng 7-2017, Thuận Phạm có một lịch trình làm việc bận rộn ở Việt Nam. Ông là nhân vật chính trong chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Uber tại Việt Nam với nhiều cuộc gặp các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng khởi nghiệp.

“Tôi cảm thấy hơi bị ngợp – ông cho biết – Là người chuyên về kỹ thuật, thường đứng đằng sau thì các hoạt động này khác hẳn so với môi trường mà tôi cảm thấy thoải mái hằng ngày”.

Giá trị của may mắn 

Uber là một trong những công ty khởi nghiệp công nghệ đang nổi nhất hiện nay, và là một trong những công ty tư nhân được định giá cao nhất thế giới (gần 70 tỉ đôla Mỹ).

Hiện hoạt động ở hơn 600 thành phố với khoảng 10 triệu chuyến xe mỗi ngày, Uber đang nhắm tới mục tiêu trở thành mô hình cung cấp và có thể kiếm lợi được từ bất kỳ hoạt động di chuyển nào của con người hay đồ vật trên Trái đất.

Thuận Phạm chắc chắn là người gốc Việt nổi tiếng nhất trong giới công nghệ thế giới hiện nay, xét trên bối cảnh mô hình Uber đang thực sự tạo ra thay đổi toàn diện của rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong xã hội.

Ông là người đứng đằng sau sự hình thành nên nền tảng hệ thống kỹ thuật khổng lồ giúp thúc đẩy mô hình đó hoạt động gồm cách tính toán giá cả linh hoạt, định vị nguồn xe, khách hàng, bản đồ, dữ liệu đường sá…

Thực tế, cơ hội hiếm hoi để thực thi mong muốn “tạo ra ảnh hưởng trên quy mô rộng” đã được ông sắp đặt từ những ngày mới bước vào sự nghiệp kỹ thuật, hay sớm hơn nữa từ thời cấp II?

– Với tôi, cơ hội làm việc ở Uber là đột phá nghề nghiệp – ông trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Đọc tiếp ở đây

Cột mốc quan trọng với doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Bài viết đăng trên Forbes Việt Nam số 52, tháng 8.2017. Tác giả: Khổng Loan. Xem đầy đủ nội dung trên tạp chí. Bản quyền Forbes Việt Nam.

Doanh nghiệp xã hội – một khái  niệm còn mới mẻ ở Việt Nam  – nhắm tới giải quyết những  vấn đề của các đối tượng kém may mắn và không được các  doanh nghiệp kinh doanh bình thường phục vụ.

“Doanh thu của cửa hàng có bị ảnh hưởng nhiều không?” Bernard Kervyn, một người Bỉ đã sống ở Việt Nam 24 năm nay, quay sang hỏi nhân viên bán hàng ở Mekong Quilts bằng tiếng Việt âm sắc miền Nam. “Có đấy. Hai tuần gần đây khách giảm đến 30%,” nhân viên đáp. Bên ngoài cửa hàng là hàng rào chắn của công trường xây dựng hệ thống tàu điện ngầm vừa được dựng lên. Cho đến khi hoàn tất trong vài năm tới thì khu vực trung tâm TP.HCM sẽ luôn bề bộn và gây trở ngại cho khách du lịch – một đối tượng khách hàng quan trọng của Mekong Quilts – ghé mua hàng. Continue reading

Đầu tư tạo tác động ở Việt Nam

Bài viết đăng trên Forbes Việt Nam số 51, tháng 8.2017. Bản quyền: Forbes Vietnam. Tác giả: Khổng Loan

Các nhà đầu tư tạo tác động (Impact Investors) đang tìm kiếm cơ hội ở thị trường đang phát triển còn rất nhiều tầng lớp kém may mắn cần được hỗ trợ  như Việt Nam. Nhưng không dễ tìm được doanh nghiệp tốt có các chỉ số ảnh hưởng tới xã hội, môi trường.

Không dễ dàng tìm được một doanh nghiệp xã hội để đầu tư tại Việt Nam. Đó là nhận định của quỹ Lotus Impact vào thời điểm họ chính thức tham gia thị trường cách nay khoảng ba năm. “Rất nhiều doanh nghiệp xã hội quy mô nhỏ, và không có chiến lược để quy mô hóa ảnh hưởng,” Lê Chí Thành, phụ trách đầu tư và nghiên cứu của Lotus Impact cho biết. Họ nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng cải thiện cuộc sống cho một số lượng giới hạn người thụ hưởng. Và dù một số công ty nhận mình là doanh nghiệp xã hội nhưng không xây dựng được bộ chỉ số đo ảnh hưởng tạo ra cho xã hội và môi trường – điều mấu chốt ảnh hưởng tới quyết định rót vốn của các nhà đầu tư. Continue reading