Người da đen đi bộ – hay cảm giác của người da đen trong xã hội Mỹ

... Đặc biệt, tôi không hề chuẩn bị đối phó với cảnh sát. Họ thường yêu cầu tôi dừng lại và bắt nạt, hỏi những câu cứ như đương nhiên là tôi có tội...
… Đặc biệt, tôi không hề chuẩn bị đối phó với cảnh sát. Họ thường yêu cầu tôi dừng lại và bắt nạt, hỏi những câu cứ như đương nhiên là tôi có tội…

Đây là tản văn của GARNETTE CADOGAN viết về thân phận người da đen trong xã hội Mỹ. Garnette là người Mỹ gốc Jamaica, viết nhẹ nhàng, với những quan sát rất tinh tế. ©Bản dịch Khổng Loan và một phần đã được đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

“Tội lỗi duy nhất của tôi là màu da mình. Tôi đã làm gì mà da lại đen như thế, và đời buồn đến vậy?”

–Fats Waller, “(What Did I Do to Be So) Black and Blue?”

Continue reading

5 lý do để đọc sách self-help

self-helpCác loại sách self-help giờ không chỉ giới hạn là loại sách cho những lời khuyên để mỗi cá nhân tự phát triển bản thân nữa. Nó đã lan ra nhiều thể loại, và không chỉ là loại sách khuyên lý thuyết, mà còn là những loại sách dựa trên những nghiên cứu, dữ liệu đầy đủ. Tôi xếp Đắc Nhân Tâm, hay Từ tốt đến vĩ đại, hay Dấn thân…đều là những loại sách self-help. Vì nó giúp con người tiến bộ, thay đổi nhận thức, suy nghĩ…

 Trong khi có những lập luận về việc đọc sách “tự phát triển bản thân – self-help” không giúp ích gì cho con người, tôi có 5 lý do để nên đọc sách self-help: Continue reading

Những hiệu sách đang teo dần và biến mất

Dog-Reading-bookChâu Quần Phi, một người phụ nữ Trung Quốc năm nay 45 tuổi, vừa trở thành “nữ hoàng” đầy bất ngờ của ngành công nghệ thế giới. Tài sản của bà giờ là 10 tỉ đô la Mỹ, vượt trên cả Eric Schmidt của Google, nhờ vào giá cổ phiếu tăng vọt như tên lửa của Lens Technology, công ty gia đình bà sở hữu 88% hiện nay.

Người phụ nữ này nếu trở nên hấp dẫn không đọc một chi tiết về bà. Đó là cha bà, một người đàn ông một mình nuôi 3 đứa con do vợ mất sớm, luôn thử thách, truyền cảm hứng và động viên bà đọc những thứ quá tầm hiểu biết của bà khi bà còn nhỏ. Mãi về sau này, bà mới hiểu ông đang dạy bà “lo liệu mọi thứ”, và “lựa chọn kinh doanh của bà, và việc bà đặc biệt thích thú với lĩnh vực đổi mới và nghiên cứu, có được phần lớn nhờ cha tôi.” (chi tiết đọc thêm trên Forbes Việt Nam số tháng 6.2015)

Hôm qua tôi ra một hiệu sách của nhà nước. Nơi này được đúng y như những năm 1980, tức là sách vở được bày biện theo cách rất không muốn người đọc tìm thấy và mua, nhân viên thì tất nhiên cũng không có ý định bán hàng và thái độ quả là chẳng vui vẻ gì lắm. Đây là nơi giới thiệu sách của một NXB, nhưng phí quá. Vì mặt bằng đấy mà để làm giới thiệu sách như vậy thì quá phí khi xét tới hiệu quả. Giới thiệu sản phẩm là phải đẹp, phải hấp dẫn, phải dễ nhìn để người ta còn muốn mua. Và phải online nữa để ở đâu cũng thấy. Thế mà hiệu sách này chẳng đáp ứng được gì, làm chẳng đến đầu đến đũa, dù thương hiệu thì lớn, uy tín, quá phí quá phí. Continue reading

Review mấy cuốn sách về báo chí vừa ra mắt

Ảnh: Lam Điền/Tuổi Trẻ
Ảnh: Lam Điền/Tuổi Trẻ

Trong cuốn Beyond News – The Future of Journalism (Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí), tác giải Michelle Stephens nhận định “Sau 1,5 thế kỷ các nhà báo đưa tin tức mới nhất tới công chúng, nay đã đến lúc họ phải đưa một cái gì khác.”

Ôi, cái khác đó là cái gì? Từ xưa tới nay, báo chí chỉ tập trung vào chức năng đưa tin, với tiêu chuẩn ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào. “Báo chí chất lượng” được tác giả mô tả giống như Ernest Meissonier, một hoạ sĩ tài danh được ngưỡng mộ nhất ở Paris và thế giới (đã qua đời năm 1891) vẽ siêu phẩm về Napleon và đội quân của mình ở Friedland năm 1807. Bức tranh mất tới 12 năm để hoàn thành, với độ chính xác tới kinh ngạc, đặc biệt là những con ngựa. Ông lý giải sự thành công của mình: “Tôi vẽ như bất kỳ ai. Chỉ khác là tôi luôn luôn quan sát.” Ông luôn tin rằng mình là một phần của truyền thống thể hiện honesty, conscientiousness và truthfulness.” Cái thời thế kỷ 19 đó, những nỗ lực chi tiết kiểu đó bị cho là phí thời gian. Continue reading