Review mấy cuốn sách về báo chí vừa ra mắt

Ảnh: Lam Điền/Tuổi Trẻ
Ảnh: Lam Điền/Tuổi Trẻ

Trong cuốn Beyond News – The Future of Journalism (Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí), tác giải Michelle Stephens nhận định “Sau 1,5 thế kỷ các nhà báo đưa tin tức mới nhất tới công chúng, nay đã đến lúc họ phải đưa một cái gì khác.”

Ôi, cái khác đó là cái gì? Từ xưa tới nay, báo chí chỉ tập trung vào chức năng đưa tin, với tiêu chuẩn ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào. “Báo chí chất lượng” được tác giả mô tả giống như Ernest Meissonier, một hoạ sĩ tài danh được ngưỡng mộ nhất ở Paris và thế giới (đã qua đời năm 1891) vẽ siêu phẩm về Napleon và đội quân của mình ở Friedland năm 1807. Bức tranh mất tới 12 năm để hoàn thành, với độ chính xác tới kinh ngạc, đặc biệt là những con ngựa. Ông lý giải sự thành công của mình: “Tôi vẽ như bất kỳ ai. Chỉ khác là tôi luôn luôn quan sát.” Ông luôn tin rằng mình là một phần của truyền thống thể hiện honesty, conscientiousness và truthfulness.” Cái thời thế kỷ 19 đó, những nỗ lực chi tiết kiểu đó bị cho là phí thời gian.

Giờ đây, các kênh phân phối của thông tin đang thay đổi nhanh chóng. Báo in đã đầu hàng trước các kênh truyền hình, radio, rồi sau đó tất cả cùng đầu hàng trước mạng xã hội. Sự tiến hoá của công nghệ đang sắp xếp nhanh chóng vai vế của các ngôi vị truyền thông.

Bởi vậy, trong cuốn sách, tác giả đưa ra các lập luận để chứng minh thế kỷ 21, chất lượng báo chí không phải nằm ở chỗ các nhà báo giàu kinh nghiệm đến tận nơi, phát triển nguồn tin, kiểm chứng thông tin – cho dù những hoạt động tác nghiệp này luôn luôn có ích và cần thiết.

Tác giả cho rằng chất lượng báo chí nằm ở cái mà tác giả gọi là “wisdom journalism” – journalism that strengthens our understanding of the world. Tức là “báo chí thông thái” – loại báo chí giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn về thế giới. Tức là ai, cái gì, ở đâu, khi nào,…không giúp chúng ta thông thái hơn, mà cần một chiều sâu phân tích, đầy đủ thông tin, diễn giải, và thậm chí là phải có quan điểm, thái độ với những sự kiện đang diễn ra. Nó là những lời khuyên sâu sắc, đánh giá hữu ích, sự thấu hiểu vấn đề và sự sắc sảo.  Cái này không mới, từ thời Ben Franklin, truyền thống báo chí Mỹ đã có rồi. Nhưng tác giả muốn chứng kiến sự hồi sinh của nó.

“Wisdom journalism” mang đến kiến thức được cho là tốt nhất cho chúng ta, cho xã hội. Nó mô tả điều gì đã xảy ra, đang xảy ra, và sắp xảy ra, và vì cung cấp nhiều thông tin, nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới hiện tại, giúp chúng ta có những quyết định khôn ngoan hơn. Nó “benefit the readers.”  

Nhưng làm thế nào? Chúng ta hay nói xu hướng người ta đọc ngắn, nhanh, phản ứng tức thì. Trong cuốn The shallows: What the Internet is doing to our brain của Nicolas Carr, tác giả cho biết Internet đang thay đổi nhanh chóng cách não bộ của chúng ta tư duy và tiếp nhận, xử lý thông tin. Tác giả cho rằng cái khó là “making facts sensible” – hãy làm cho các dữ liệu thực tế trở nên sensible, tạm hiểu là hiểu được, có liên quan, có ý nghĩa với người đọc; hãy cung cấp nhiều góc nhìn, hãy có đánh giá một cách phản biện, hãy cho biết công chúng đang nghĩ gì…

Wisdom journalism sẽ dẫn tới wiser citizens và wiser politics.

NXB Trẻ vừa xuất bản cuốn này, với 3 dịch giả “ngoại đạo” và một biên tập viên lành nghề. Đây là một cuốn sách mới xuất bản trên thế giới và rất nên đọc với những người làm báo. Phần review bên trên dựa vào bản tiếng Anh, tôi không rõ chất lượng dịch tiếng Việt thế nào. Giá là 115 ngàn đồng.

*  Cuốn “Làng báo Sài Gòn năm 1916-1930” là một luận án tiến sĩ của Philippe M.FPeycam được Trần Đức Tài chuyển ngữ từ tên gốc là “The birth of Vietnamese political journalism: Saigon 1916-1930” – Sự ra đời của báo chí chính trị Việt Nam tại Sài Gòn, thời gian 1916-1930, phát hành năm 2012 và cũng được NXB Trẻ ấn hành dịp này. Cuốn sách này được những người thực hiện cho biết có có một ít nội dung bị cắt khi chuyển sang tiếng Việt. Tuy nhiên, đây vẫn là bản tham khảo quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam.

* Lần dở lại quá khứ thêm một tí nữa, trong cuốn Báo Quấc Ngữ ở Sài Gòn cuối thế 19 của tác giả Trần Nhật Vy, tác giả cho biết cuốn sách là lời đính chánh nhiều điều về báo chí và học quốc ngữ mà lâu nay chúng ta vẫn lầm tưởng.

* Trong cuốn Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn của nhiều tác giả, người đọc có thể tìm hiểu thời kỳ báo chí trước cách mạng tháng Tám, chân dung một số nhà báo yêu nước cách mạng thời bí mật, báo chí Sài Gòn thời kỳ 1945-1954, chân dung một số chiến sĩ phong trào báo chí thống nhất.

(Ba cuốn sau tôi chưa đọc kỹ nên chưa đưa ra nhận định kỹ hơn).

Hình ảnh lấy từ đường link này.

Comments