Các hãng thời trang nhanh (fast fashion), nơi chi rất nhiều tiền để tiếp thị và khuyến khích người tiêu dùng liên tục chi tiền mua những món đồ có vẻ rẻ và hợp mốt, đang bị cáo buộc gây ra khủng hoảng ô nhiễm trên thế giới.
Những khách hàng đến cửa hàng H&M ở New York vào tháng 4-2016 chứng kiến một núi quần áo chồng lên nhau tới trần nhà. Câu trích dẫn của nhà văn người Anh T.S. Eliot trên tường “In my end is my beginning” – với hàm ý khởi nguồn một vòng đời mới ở điểm kết thúc – khiến cửa hàng giống một phòng trưng bày nghệ thuật.
Cạnh đó, các phóng viên và blogger thời trang nhấp rượu trong khi xem các mannequin mặc trang phục được thiết kế riêng dựa trên chất liệu là những quần jeans cũ, áo jacket và blouse cũ.
Bữa tiệc này ra mắt bộ sưu tập Conscious Collection của H&M – một thương hiệu thời trang nhanh thuộc hàng lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 4.000 cửa hàng, và doanh thu 25 tỉ USD năm 2015.
H&M muốn quảng bá về sáng kiến thuyết phục khách hàng mang quần áo cũ (từ bất kỳ thương hiệu nào), bỏ vào những thùng chứa ở các cửa hàng H&M khắp thế giới. “H&M sẽ tái chế và tạo ra chất liệu dệt may mới, bạn sẽ có phiếu mua hàng để dùng tại H&M. Ai cũng được lợi!” – H&M cho biết.
Cảm giác “tiêu dùng có ý thức” mà H&M tạo ra cho khách hàng có vẻ rất tốt, nhưng chuyện không đơn giản như vậy.
Chỉ có 0,1% tất cả quần áo mà các tổ chức từ thiện nhận được đã được tái chế tạo ra vật liệu mới, theo giám đốc phát triển bền vững của H&M Henrik Lampa.
Dù chi tiêu rất nhiều vào chương trình tiếp thị thông qua Tuần lễ tái chế thế giới (World Recycle Week) để thúc đẩy ý tưởng tái chế quần áo, trong đó có cả video âm nhạc của M.I.A. – những gì H&M đang làm không có gì đặc biệt.
Những món quà tặng bị từ chối
Theo EcoWatch năm 2015, ngành thời trang nhanh ô nhiễm thứ hai trên thế giới, là nguyên nhân làm căng thẳng hơn ô nhiễm nước và không khí.
Thực tế, với tốc độ sử dụng đang được đẩy nhanh chóng mặt của các hãng thời trang nhanh thông qua xu hướng và các mùa được rút ngắn tuổi đời, quần áo mua từ các hãng thời trang có thể đã quá cũ nếu chúng được dùng sau khoảng một năm, thậm chí chỉ sau vài lần giặt.
Nhiều cửa hàng bán đồ cũ qua sử dụng (second hand) đã từ chối những món đồ từ các chuỗi cửa hàng thời trang nhanh như Forever 21, H&M, Zara và Topshop.
Đọc tiếp ở đây.