Tôi nhận ra mình không thích nhất khi đi bộ ở TP.New York không chỉ là chuyện phải học những quy tắc mới về đường xá và cách cư xử – thành phố nào chả có điều đó. Mà tính tùy ý trong các tình huống đã khiến tôi cảm thấy mình như con nít. Khi chúng ta chập chững đi những bước đầu đời, cả thế giới xung quanh như dọa đổ ụp xuống người ta. Mỗi bước đều rủi ro. Chúng ta tự dạy mình đi để không va vào đâu bằng cách chú ý tới mọi cử động, quan sát thế giới xung quanh. Khi lớn lên, chúng ta đi mà không cần nghĩ, thực sự là thế. Nhưng là người trưởng thành da đen, tôi thường trở lại với khoảnh khắc thời thơ ấu, khi mình vừa mới học đi. Một lần nữa, tôi luôn phải chú ý, cảnh giác cao độ.
Có khi chán cảnh bị coi là kẻ gây rối, tôi đùa rằng lần gần nhất một cảnh sát thấy vui khi nhìn thấy đàn ông da đen là khi người da đen đó là đứa trẻ đang đi những bước đầu đời. Nhiều đoạn đường tôi nhờ các bạn da trắng đi cùng, chỉ để tránh bị đối xử như mối đe dọa. Đi bộ ở TP.New York đúng là như vậy; ở New Orleans, một người phụ nữ da trắng ở công ty tôi đôi khi khiến thu hút thái độ thù địch hơn. (Và tôi vẫn chưa quên rằng những người bạn nữ là những người hiểu rõ tình cảnh tôi nhất; họ đã phát triển khả năng cảnh giác trong môi trường mà họ liên tục bị coi như đối tượng bị chú ý vì giới tính.) Cô bạn Rebecca từng có lần mô tả rằng đa số những lần tôi đi bộ là diễn một vở kịch câm để tránh bị xem như tội phạm.