Quay phim

Tôi đã có entry viết về xu hướng một phóng viên

phải làm mọi thứ, từ viết bài, quay video, đọc lời bình, thu thanh để làm radio…cho website của tờ báo. Thực chất, đó không phải là xu hướng mà là thực tế.

cimg0499
Quay phim mà đứng thế này người ta sẽ biết là chân cong: không tốt!

Các nhân viên của BBC đã làm từ lâu. Cũng vất vả, nhưng mãi rồi quen. Đầu tiên thì chất lượng sẽ không cao như chuyên nghiệp, nhưng dần dần sẽ tốt hơn.

Ban đầu, phóng viên quen viết chỉ nên dùng một cái máy quay phim dạng amateur, quay lại những thước phim trên thực địa khi viết bài cho báo viết, dùng làm clip nhỏ trên website rất tốt và hấp dẫn.

Phần này thì các báo điện tử ở VN làm khá ok, chỉ có điều vẫn phải gửi bầu đoàn thê tử đi quay phim, không hiệu quả.

Thực tế, để cho phóng viên làm hiệu quả thì phải đào tạo. Đào tạo ra người rồi thì sử dụng “đánh đấm” kiểu gì cũng được. Dạy lẫn nhau cũng là một cách làm tốt.

Kinh nghiệm thương đau của tôi là lần đầu tiên quay phim khi đi Indonesia thất bại. Thiếu hình, các góc không đẹp, máy rung…là những lỗi cơ bản. Những lỗi này có thể được khắc phục nếu tập nhiều. Tôi cũng chẳng phàn nàn gì khi bài không được sử dụng. Kém thế thì làm sao dùng được? Nhưng lần sau thì khá khẩm hẳn lên – các anh chị nói vậy.

Có phóng viên nói với tôi rằng, đòi hỏi phóng viên VN làm nhiều như thế thì “họ không làm nổi đâu”. Tôi thì lại không nghĩ vậy. Tôi tin rằng họ sẽ thích thú với những lựa chọn

Người thày đầu tiên dạy tôi quay phim là chị Thi Ngôn, sau đó là chị Thùy. Dạy các bước căn bản. Ông thày chính thức dạy tử tế là Guido – giảng viên báo chí người Đức. Nhưng ông này tòan nói lý thuyết chứ ít được thực hành.

Vài ví dụ:

Đây là phim về chờ trời ở Berlin

Đây là phim về Hy Lạp

Đây là hồi đi học ở Đức. Phim nhóm mình làm là cái phim hài cười trêu các bác Đức mà cười khùng khục đó. Mình quay như dở hơi. Ha ha.

Comments