Một trong những tượng đài của âm nhạc Úc trong 20 năm trở lại đây nói rằng điều làm anh tự hào nhất không phải là sự nghiệp âm nhạc của mình, mà chính là các con.
Anh tự nhận là mình không đủ kiến thức để dạy âm nhạc cho người khác, và anh cũng bật mí “bí quyết” để trở thành biểu tượng âm nhạc của Úc.
Một trong những tượng đài của âm nhạc Úc trong 20 năm trở lại đây nói rằng điều làm anh tự hào nhất không phải là sự nghiệp âm nhạc của mình, mà chính là các con.
Anh tự nhận là mình không đủ kiến thức để dạy âm nhạc cho người khác, và anh cũng bật mí “bí quyết” để trở thành biểu tượng âm nhạc của Úc.
John Schumann có mặt tại Vũng Tàu tháng 8-2006 để biểu diễn nhân dịp hàng trăm cựu binh Úc đến đây để tưởng niệm 40 năm trận đánh tại Long Tân (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Anh là cựu thành viên ban nhạc Redgum của Úc (ban nhạc dân ca hát những bài ca mang nhiều sắc thái chính trị, nổi tiếng với những bài hát mô tả ảnh hưởng của chiến tranh).
Anh là chủ nhân của những bài hát bất hủ như “I Was Only 19” (năm 1983, album Lawson), I’ve been to Bali too(1984)… Giai điệu và lời của những bài hát “cổ điển” này ghi dấu vào tâm trí của nhiều người Úc, thuộc nhiều thế hệ khác nhau.
Bài hit “I Was Only 19 (A Walk in the Light Green), là một bài hát John viết cho anh trai mình, một cựu binh Úc đã tham chiến tại Long Tân, mô tả những ảnh hưởng phụ do các chất da cam được sử dụng trong cuộc chiến tranh này. Bài hát đã gây nên dư luận tại Úc, là một trong những lý do khiến một Uỷ ban Hoàng gia phải điều tra về ảnh hưởng tác hại của chất da cam và các chất độc hại khác được dùng trong chiến tranh Việt Nam.
John Schumann có danh tiếng là một trong những nhạc sỹ tài năng và thông minh nhất mà nước Úc có được trong 20 năm qua.
Anh đã được trao tặng nhiều danh hiệu âm nhạc và kịch nghệ, trong đó có cả các đĩa vàng và bạch kim, hai giải tay guitar vàng, giải thưởng Pater, giải thưởng Mo (giải thưởng hàng năm trong lĩnh vực giải trí lâu đời nhất tại Úc, tôn vinh các cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải trí tại Úc; và hai giải APRA (giải thưởng của hiệp hội quyền biểu diễn Úc – đại diện cho các nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, xuất bản âm nhạc của New Zealand và Úc).
P.V: Chào anh. Lần đầu tiên anh đến Long Tân để dự lễ tưởng niệm 18 lính Úc đã chết trên chiến trường 40 năm trước, khi tham chiến tại Việt Nam. Tâm trạng của anh lúc đó thế nào?
* Tôi không ngạc nhiên lắm với khung cảnh thiên nhiên xung quanh, nhưng tôi không hình dung được tâm trạng của mình và mọi người lại buồn bã đến thế. Tôi không thể hiểu được tại sao những người trẻ tuổi lại đánh nhau. Tôi thấy rất tiếc cho những người lính Úc đã từng đến đây. Họ đều rất trẻ, chỉ 19 tuổi, bị buộc đến đây.
P.V: Không phải mọi cựu binh Úc đều có cơ hội quay lại Vũng Tàu đúng dịp này. Vậy anh sẽ nói gì với họ khi anh trở lại Úc?
* Tôi sẽ nói rằng lễ tưởng niệm rất trang trọng, rất xúc động. Tôi sẽ nói với họ rằng tôi rất tự hào ở đây. Người Việt Nam rất tuyệt vời.
P.V: Tuyệt vời theo cách nào?
* Họ rất ấm áp, thân thiện, gần gũi.
P.V: Khi xảy ra chiến tranh tại Việt Nam, anh 14 tuổi, gần 20 năm sau anh viết “I was only 19” (Tôi mới 19 tuổi), một bài hát viết phản chiến ghi dấu tên anh trong lịch sử âm nhạc Úc. Anh đã bao giờ xem một bộ phim về VN chưa?
Antitrust film
* Tôi chưa. Tôi biết có một bộ phim về Long Tân. Tôi biết nó rất hay, nhưng tôi chưa có điều kiện để xem. (Bộ phim này do một hãng phim Úc sản xuất, với các nhân chứng là các du kích Việt Nam và lính Úc nói về thời gian Úc tham chiến tại VN những năm 1960, nhằm đi tìm lời giải về sự thất bại của Úc tại VN. PV)
Tôi trân trọng những người Việt Nam đã chiến đấu bảo vệ quê hương mình. Khi tôi đến Long Tân và thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM, tôi chỉ muốn nhốt mấy ông lãnh đạo miền Nam, chính quyền Mỹ, Úc thời đó vào một phòng và đập đầu họ với nhau, hét lên: Các ông đã nghĩ cái quỷ gì để gây ra quá nhiều đau thương như vậy.
P.V: Người ta nhớ tới anh một phần vì các bài hát phản chiến, gắn liền với chiến tranh. Vậy khi một cựu binh Úc đến hỏi anh: “Này, với tôi, Vũng Tàu bây giờ đẹp và yên bình. Không còn chiến tranh nữa. Tôi muốn anh viết một bài hát về Vũng Tàu mới , về cảm nhận mới mẻ. Anh sẽ nói sao?
* Tôi sẵn sàng làm việc đó. Đó là một ý rất hay. Nhưng khi tôi viết “I was only 19”, tôi đã tự hứa rằng tôi sẽ không viết một bài hát về chiến tranh Việt Nam nữa. Nhưng này, đó là một ý rất hay đấy.
Bây giờ tôi 53 tuổi rồi. Ở Úc, có thể nói rằng tôi nổi tiếng, được tôn trọng, nhưng mọi người đang hướng tới một thế hệ ca sỹ, nhạc sỹ trẻ hơn. Thực tế là mọi người làm vì vật chất nhiều.
One Eight Seven divx
P.V: Vậy nếu anh không viết để có tiền thì có thể vì tinh thần?
* Tất cả các bài hát của tôi đều được viết vì tinh thần. Từ lâu, tôi học được rằng, nếu bài hát được viết vì tâm hồn, thì nó sẽ thành công. Nếu chỉ viết cái gì đó vì tiền, nó sẽ không thành công.
P.V: Anh không thay đổi hình dáng, đầu tóc, kiểu quần áo trong thời gian dài. Đó có phải là một yếu tố khiến anh trở nên rất nổi tiếng ở Úc không?
* Có thể (cười). Đôi khi, mọi người nhìn thấy tôi trên đường, biết tôi rất quen nhưng họ không thể nhớ được tôi là ai. Nhưng họ nhớ hình ảnh tôi là một niềm hạnh phúc rồi.
P.V: Theo anh, điều gì khiến anh trở thành một biểu tượng của âm nhạc nước Úc trong 20 năm qua?
* Có thể là vì tôi cố tình và cố gắng hát cho người Úc nghe bằng giọng của người Úc. Nhiều ca sỹ Úc cố gắng phát âm và hát theo kiểu người Mỹ.
P.V: Lý do nào anh khiến anh không thay đổi bề ngoài của mình?
* Tôi không nghĩ nhiều về hình dạng bên ngoài lắm. Tôi ăn mặc và cảm thấy rất dễ chịu. Chất vải, kiểu dáng giản dị (John Schumann đặc biệt thích màu nâu nhạt. PV). Tôi để râu vì tôi muốn thấy tôi như vậy. Tôi làm nhạc, và tôi quan tâm tới âm nhạc thôi.
P.V: Anh từng làm chính trị, viết báo, ca sỹ, nhạc sỹ…Anh làm quá nhiều việc một lúc. Điều gì thôi thúc anh?
* Tôi cũng không biết nữa. Tôi cho rằng tôi có nhiều thứ để nói, để chia sẻ. Tôi cảm thấy mình cần phải làm như vậy, vì nếu không tôi sẽ lãng phí khả năng của mình. Cuộc đời quá ngắn ngủi, và tôi cảm thấy bực bội với những điều không công bằng, vớ vẩn của cuộc đời. Tôi không chịu được. Nhưng thi thoảng tôi cũng lười lắm đấy, nghỉ ngơi mà.
Tôi nhận được nhiều điều ở cuộc đời, tôi còn phải biết trao tặng lại cuộc đời nữa. Tôi không giàu có đâu.
P.V: Anh thích điều gì nhất ở Vũng Tàu?
* Tôi đã đến rất nhiều nước ở châu Á, và tôi thực sự nghĩ rằng Vũng Tàu là một “công viên chủ đề châu Á”. Xin đừng hiểu là sự xúc phạm. Đây là cảm nhận của tôi. Nó rất quy củ, gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh, đường phố rộng rãi. Thành phố này rất đáng yêu.
Tôi đã có kế hoạch trở lại VN rồi đấy. Sau biết bao năm chiến tranh với người Pháp, người Mỹ, tôi rất vui được đến đất nước này để xem các bạn sống trong hoà bình và xây dựng đất nước.
P.V: Thành đạt như vậy, đến nay, ở tuổi 53, điều gì khiến anh hài lòng nhất?
download Blondie of the Follies
* Các con của tôi. Một cậu con trai 22 tuổi đang làm việc cho một tổ chức từ thiện và cô con gái 18 tuổi đang học để trở thành bác sỹ. Chúng rất tuyệt vời.
P.V: Điều gì khiến anh tự hào về con như vậy?
The Devil’s Chair divx
* Bọn trẻ luôn gặp khó khăn hơn bạn bè khi chúng là con của một người nổi tiếng. Các con tôi biết cách để tránh xa những điều phù phiếm và làm điều tốt, có ích. Chúng không nổi tiếng như tôi, nhưng luôn khiến tôi tự hào và hạnh phúc. (cười).
P.V: Anh có dạy nhạc không?
* Tôi có các buổi nói chuyện và tiếp xúc với các sinh viên âm nhạc nghiên cứu nhạc của tôi. Nhưng tôi không dạy nhạc. Tôi thấy mình không đủ kiến thức về âm nhạc để dạy họ.
P.V: Không đủ kiến thức, nhưng lại là một gương mặt âm nhạc nổi tiếng. Thật khó tin quá?
* Thật đấy. Tôi hát và viết nhạc từ trái tim thôi.
PV: Xin cảm ơn anh và chúc anh những điều tốt đẹp!
Người ta nói là John Schumann đã làm được nhiều hơn gấp đôi lượng công việc của một người bình thường làm trong 2 cuộc đời của họ. Anh từng là giáo viên (dạy môn tiếng Anh), ca sỹ, nhạc sỹ, viên chức, từng là đối thủ chính trị của ngoại trưởng Úc Alexandre Downer khi hai người tranh cử trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu ở vùng Mayo, bang Adelaide, năm 1998.
John Schumann đã chiếm đa số phiếu. Từ năm 1998 – 2001, John Schumann làm chánh văn phòng, trợ lý cho thủ lĩnh đảng Dân chủ khi đó là thượng nghị sỹ Meg Lees. Anh cũng từng là cố vấn Bộ trưởng của Bộ trưởng Nghệ thuật Diana Laidlaw, khi ông này phụ trách miền Nam nước Úc, chuyên về phát triển âm nhạc đương đại.