Cái slogan của một hãng dầu gội đầu khiến nhiều người bực bội. Nhưng xét theo lý thuyết của triết gia Noam Chomsky thì nó không hề “chuối” chút nào.
Ngược lại, theo tiêu chuẩn PR của ông, đây là một slogan thành công.
Thành công vì nó …chả có nghĩa gì cả.
Chả có tác dụng gì cả.
Chả ai phản đối được. Vì nó có sai đâu?
Vì vậy, cái sự “does not make sense” của nó, mới hay.
Trong cuốn sách Media Control – Spectacular achievements of propaganda (1997) của Noam Chomsky, có một số chương đọc rất thú vị. Noam phân tích về public relations, về việc bóp méo và định hướng thông tin.
Ông viết rằng, nước Mỹ đi tiên phong trong ngành quan hệ công chúng. Mục đích là “kiểm soát trí óc của công chúng”. Thành công của Ủy ban Creel
trong chiến dịch tạo ra nỗi sợ hãi mang màu đỏ (tức Red Scare – chỗ này nhạy cảm không dịch) là nền tảng cho những lý thuyết họat động sau này của ngành PR nước Mỹ.
Bây giờ, PR là một ngành khổng lồ, mỗi năm chi phí tới hàng tỉ USD. Đến giờ, mục đích của nó vẫn là kiểm soát trí óc của công chúng.
Noam đưa ra vài ví dụ tại Mỹ:
Trong những năm 1930, vấn đề lớn lại nổi lên, nhưng thời thế chiến 1. Suy thoái kinh tế và tái cơ cấu lao động. Thực tế, năm 1935, công nhân đã giành chiến thắng đầu tiên về mặt lập pháp, tức là có quyền tổ chức, được quy định trong Luật Wagner. Điều này gây ra các vấn đề rất nghiêm trọng. Đình công xảy ra khắp nơi.
Vậy thì cần phải tạo chiến dịch để người dân quay lưng lại với những người đình công, ông viết.
Tạo ra một luồng thông tin rằng tất cả, các ông chủ các công ty, công nhân, các bà nội chợ đều là “chúng ta”, một khối, hòa hợp trong cái gọi là “chủ nghĩa Mỹ” – Americanism.
Bất kỳ ai phá vỡ cái Americanism đó cũng là những kẻ phá đám, gây rắc rối, causing troubles.
Ông chủ và những người làm công có cùng quyền lợi – đó là thông điệp quan trọng.
Và thời đó, chiến dịch này rất thành công.
Sau đó nó được gọi là “Mohawk Valley formula” – sử dụng để ngăn chặn các cuộc đình công rất nhiều lần, theo một formula đó.
Nó được gọi là các giải pháp khoa học phá vỡ đình công. (tên kêu không?) 😀
Tất cả sức lực của xã hội đều được huy động để ủng hộ cho các khái niệm trống rỗng như “Chủ nghĩa Mỹ”.
Ai có thể phản đối điều này?
Hay “hòa hợp”.
Ai có thể phản đối sự hòa hợp?
Bất kỳ một khái niệm vacuous totally nào cũng đều ok cả.
Noam viết tiếp:
Thực tế, nếu một người hỏi anh “Anh có ủng hộ những người ở Iowa không?”, anh nghĩ câu hỏi này có nghĩa gì?
Anh có thể nói “Có, tôi ủng hộ họ”, hay “Không. Tôi không ủng hộ họ.”
Thực chất, cái câu hỏi đó thậm chí không phải là câu hỏi nữa.
Nó chả có nghĩa gì cả.
Điểm mấu chốt là ở đó.
Kiểu như “Support our troops” – hãy ủng hộ những người lính của chúng ta.
Câu này cũng như dạng bạn có ủng hộ người dân Iowa không.
Dĩ nhiên, đó là issue – vấn đề đang được bàn cãi. Đó là “bạn có ủng hộ chính sách của chúng tôi không?”
Bạn sẽ muốn tạo ra một slogan mà không ai sẽ phản đối, và ai cũng ủng hộ.
Không ai biết slogan đó có nghĩa là gì, vì nó chả có nghĩa gì cả.
“Chính sách” và “issue” là thứ bạn – public – không được phép nói đến hay bàn luận.
Xong. Những slogan empty.
Noam cho rằng, đến nay, lý thuyết này vẫn rất đúng (nhìn quanh xem).