Tiễn biệt năm 2008

Chỉ còn vài tiếng nữa là hết năm 2008. Một năm trôi qua nhanh kinh hoàng. Một năm ở chỗ làm mới. Nhìn lại, mình đã làm được gì? Công bằng mà nói thì cũng làm được vài thứ. Cũng hào hứng như thác đổ rồi lớt phớt như lũ amateur. Chuyện tiến hóa là chuyện thường, có lẽ cũng chả có gì mà nên thích thú.

Nơi ghé thăm thích nhất: Đảo của Hy Lạp

Việc làm thích nhất: Trang tiếng Anh cho Tuổi Trẻ

Người gặp đáng nhớ nhất: Không có ai

Người đáng lý nên gặp: Có, mà không gặp được

Người đáng yêu nhất: Bạn Nôe

Việc làm hài lòng nhất: Uốn tóc vào cuối năm

Bây giờ đến tiếng Anh

1. What would you like to have in 2009 that you lacked in 2008?
Tiền

2. What was your biggest failure?

Không thể cưới chồng

3. Did you suffer illness or injury?

Có. Chỉ là hai lần quằn quại vào ban đêm về ngộ độc thức ăn. Ngộ độc đến mức muốn muốn chết đi, thấy người choáng váng và nằm bẹp như con gián. Chúc mừng thực phẩm quê nhà.

4. Whose behaviour made you appalled and depressed?

Nhiều lắm

5. What do you wish you’d done more of?

Du lịch

6. What do you wish you’d done less of?

Mua sắm

Không nhớ chính xác, đại khái nó nói về thương hiệu của các sản phẩm truyền thông

8. What was your greatest musical discovery?

Norah Jones. Hô hô.

9. Tell us a valuable life lesson you learned in 2008.

Kiên nhẫn và kiên trì

————

Không còn nhớ mình đã làm gì vào ngày này năm trước. Bây giờ, mình hay quên những gì đã xảy ra. Nhiều lúc ước giống cô gì trong phim. Cứ 24h lại quên hết mọi chuyện đã xảy ra, anh bồ lại phải tán tỉnh lại từ đầu.

————-

Ước năm 2009:

– Đến Ai Cập

– Từ nhà đến cơ quan không còn phải gặp chuột chết mà người ta vứt ra đường nữa

– Không bị ngộ độc thức ăn (đồ ăn đã không ngon rồi còn bị ngộ độc vì bẩn thì có cú không?!)

– Thêm yêu người yêu

Thôi, kết bằng bài thơ con cóc mà người khác tặng mình:

Bé nào xinh thế
Vừa tém tóc lên
Bé ngồi trên lề
Uống càfê cóc

Bé mua váy mới
Màu vàng nắng lên
Hân hoan hồi hởi
Thêm 2 đôi giày !

Hichichic

Sao ta yêu màu đỏ

Sao ta yêu màu đỏ

Màu của lá của hoa
Rực rừng hoa nổi gió
Hương ngát trời bay xa

Sao ta yêu màu đỏ
Có trong nắng mùa hè
Chiều về trên phố nhỏ
Phượng nhặt đầy giỏ xe

Ta chợt yêu màu đỏ
Váy ai mặc hôm nào
Lòng bâng khuâng tự hỏi
Yêu màu đỏ, tại sao ?

——————————

sau khi đi làm về,
ăn cơm no nê,
tắm gội sạch sẽ,
check mail chán chê

(định viết theo vần ê)
Nhưng mà quá phê !
Nên viết vần o…

Nghĩ cũng hơi lo
còn 2g nữa
hết ngày Valentine
Lục mãi trong kho
Chẳng có gì để gửi cho

Thôi thì gửi theo gió
Mấy lời hay ho…..

Đà Lạt

dalat-51Một kỳ nghỉ ở Đà Lạt với hai đứa bạn cùng cơ quan vào ngày 28 và 29/12/2008. Một là nhiếp ảnh gia, một là stylist.

Nhiếp ảnh gia thì rất đanh đá, quát tháo, mắng mỏ. Stylist thì nhiều khi làm style xong, xem ảnh thì cười …vãi hàng vì không thể tưởng tượng được sự chỉ đạo của mình lại ra các tác phẩm kỳ quái như vậy.

Hai ngày đi chơi và chụp hình rất vui. Được một số hình rất đẹp. Gửi lời cám ơn của Salonpas tới nhiếp ảnh gia Giờ Tờ và stylist Mờ Khờ.

Vì nghệ thuật, Salonpas sẵn sàng hy sinh, chịu mắng mỏ, quát tháo mà không dám cãi lời nào. Ha ha.

Xem album 1

Xem album 2


Quay phim

Tôi đã có entry viết về xu hướng một phóng viên

phải làm mọi thứ, từ viết bài, quay video, đọc lời bình, thu thanh để làm radio…cho website của tờ báo. Thực chất, đó không phải là xu hướng mà là thực tế.

cimg0499
Quay phim mà đứng thế này người ta sẽ biết là chân cong: không tốt!

Các nhân viên của BBC đã làm từ lâu. Cũng vất vả, nhưng mãi rồi quen. Đầu tiên thì chất lượng sẽ không cao như chuyên nghiệp, nhưng dần dần sẽ tốt hơn.

Ban đầu, phóng viên quen viết chỉ nên dùng một cái máy quay phim dạng amateur, quay lại những thước phim trên thực địa khi viết bài cho báo viết, dùng làm clip nhỏ trên website rất tốt và hấp dẫn.

Phần này thì các báo điện tử ở VN làm khá ok, chỉ có điều vẫn phải gửi bầu đoàn thê tử đi quay phim, không hiệu quả.

Thực tế, để cho phóng viên làm hiệu quả thì phải đào tạo. Đào tạo ra người rồi thì sử dụng “đánh đấm” kiểu gì cũng được. Dạy lẫn nhau cũng là một cách làm tốt.

Kinh nghiệm thương đau của tôi là lần đầu tiên quay phim khi đi Indonesia thất bại. Thiếu hình, các góc không đẹp, máy rung…là những lỗi cơ bản. Những lỗi này có thể được khắc phục nếu tập nhiều. Tôi cũng chẳng phàn nàn gì khi bài không được sử dụng. Kém thế thì làm sao dùng được? Nhưng lần sau thì khá khẩm hẳn lên – các anh chị nói vậy.

Có phóng viên nói với tôi rằng, đòi hỏi phóng viên VN làm nhiều như thế thì “họ không làm nổi đâu”. Tôi thì lại không nghĩ vậy. Tôi tin rằng họ sẽ thích thú với những lựa chọn

Người thày đầu tiên dạy tôi quay phim là chị Thi Ngôn, sau đó là chị Thùy. Dạy các bước căn bản. Ông thày chính thức dạy tử tế là Guido – giảng viên báo chí người Đức. Nhưng ông này tòan nói lý thuyết chứ ít được thực hành.

Vài ví dụ:

Đây là phim về chờ trời ở Berlin

Đây là phim về Hy Lạp

Đây là hồi đi học ở Đức. Phim nhóm mình làm là cái phim hài cười trêu các bác Đức mà cười khùng khục đó. Mình quay như dở hơi. Ha ha.

Chạm tay vào lịch sử

Người đàn ông làm ở bảo tàng đó nói rằng tôi là người Việt Nam đầu tiên mà ông từng gặp trong cuộc đời làm nhân viên hướng dẫn tại bảo tàng của mình. Có hai khả năng để giải thích cho lời nói này.

Một là ông ấy không may nên không được gặp người VN đến bảo tàng. Họ đến mà ông không có đấy nên không gặp. Hai là ông ấy bị đãng trí nên quên. He he. Dứt khoát không thể có việc chưa bao giờ có người VN nào đến cái bảo tàng thành phố London đó được. Thế đấy, tôi kiêu ngạo thế đấy.

Người ta nói rằng muốn hiểu lịch sử London thì đến bảo tàng thành phố London, còn bảo tàng nước Anh thì toàn là những thứ của thiên hạ. Đúng thế thật.

Lịch sử thành phố được thể hiện và sắp đặt một cách khoa học và hấp dẫn với sự trợ giúp của các kỹ thuật tiên tiến. Người ta có thể ngồi vào một cái nhà có từ năm 1000 để thực sự xem cuộc sống của người London thời đó thế nào, rồi họ có thể xem cách phục chế gương mặt của một người phụ nữ từ xương sọ từ những năm 1200, người ta có thể xem lại hình ảnh của London sau trận cháy lịch sử.

Bảo tàng đem lịch sử đến cho người xem bằng đủ mọi giác quan: xúc giác, vị giác, khứu giác…Cuộc sống thiên nhiên? Có tiếng chim hót líu lo và tiếng lửa cháy tí tách vui tai, tiếng gió xào xạc, cuộc sống của những nơi buôn bán sầm uất ở London thời xưa? Có ngay tiếng trò chuyện mặc cả ồn ào. Cuộc sống của những người thợ rèn? Có ngay tiếng đinh búa chát chát. Muốn xem cuộc sống của một tiểu thư quyền quý thế nào? Mời bạn tham gia trò chơi trên vi tính sau khi tham quan phòng ốc của nàng. Các em học sinh mang sách đến bảo tàng để học, đến từng vật trưng bày một thì các em lại mở sách ra xem, đối chiếu.

London từ lịch sử bước ra, gần gũi và dễ hiểu, dễ nhớ. Nhìn những em bé được cha mẹ hoặc thầy cô đưa đi xem bảo tàng, mình thấy vui, vì khi lớn lên, các em sẽ luôn giữ trong lòng một lịch sử London giàu có, để tự hào và hãnh diện. Một nền tảng vững vàng để dù đến nơi nào chăng nữa, các em cũng biết mình xuất thân từ đâu, có gì để nhớ, để các em không thảng thốt, không hoang mang trong thế giới rộng lớn này.

Mình nói chuyện với người đàn ông hướng dẫn trong bảo tàng, khen rằng bảo tàng rất đẹp và hay. Ông ấy nói rằng vì lịch sử London có từ hàng ngàn năm. Mình bảo, không hẳn lịch sử hay mà đã có bảo tàng hay, vì nhiều nơi có lịch sử hay nhưng không biết sử dụng nên thành chán, hoặc chẳng giữ được những lịch sử hay đây theo thời gian. Mất hết, vì chiến tranh loạn lạc, vì người ta không nghĩ rằng nên giữ những tồn dư của quá khứ, vì không hiểu mình phải giữ để làm gi, vì không thể giữ.

Mình có của mà không biết giữ thì biết trách ai nhỉ?

Kích cầu

Nghe mọi người nói chuyện kích cầu, kích đường trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế VN đáng lo ngại, mình cũng (cảm thấy) rất lo ngại.

Đôi khi, báo chí VN đưa tin các cường quốc suy thoái kinh tế với vẻ (hà hà), suy thóai đó.

sale0906Nhưng khổ, mình tăng trưởng 10% thì họ chỉ cần tăng trưởng chưa đến 1% thôi cũng đã qua mình rồi. Mà không tăng thì cũng …ok, chỉ có mình là “tèo”.

Mà mình đánh giá tăng trưởng theo kiểu của …riêng mình. Cộng trừ tùm lum theo cách tính của mình.

Nếu tính thế này, thì giá tăng thế này.

Nếu tính thế kia, thì giá tăng thế kia.

Dân tình không biết thế nào là đúng.

Thất nghiệp ở nước ngoài thì công nhân cũng đỡ khổ hơn so với nhiều nước tại Đông Nam Á, vì họ đã có tích lũy từ trước, bảo hiểm này nọ, có chút vốn để dành. Đi học thì không mất tiền, có bảo hiểm thất nghiệp…

Công nhân mình thất nghiệp là tèo hết, đói, ra đứng đường cả nhà.

Kích bậy kích bạ, khổ dân tiếp.

Vì vậy, mình có vài “si nghĩ” thế này, các giải pháp kích cầu nên như sau:

  1. Phát lương cho những ai đi làm (ở đâu ra tiền để phát thì …không biết. In chẳng hạn. Ha ha)
  2. Ai nhận lương sẽ ngay lập tức đi shopping (mình chủ quan nghĩ vậy vì nghĩ ai cũng giống mình)
  3. Hạ giá các sản phẩm để các chị, các mẹ xông vào (kể cả kiểu lừa đảo như ở SG là “hạ giá ba ngày – nhưng không nói rõ là từ ngày nào đến ngày nào)
  4. Hàng hóa bán chạy, bán hết. Các doanh nghiệp tíêp tục sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường
  5. Đắp đê ở biên giới phía Bắc, không cho cơn lũ hàng hóa tràn sang. Hàng từ các nước khác mà có chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe thì cứ cho nhập để dân mình có nhiều chọn lựa.

Đấy, đàn bà chỉ nghĩ được có vậy.

(Đây là chiện hài hước, không nghiêm túc nhá)

Click vào đây để đọc một trong những chuyện nghiêm túc.