Những đứa trẻ đến trường

Nếu hỏi tôi mong muốn điều gì nhất, tôi sẽ nói mình mong tất cả những đứa trẻ đều được đến trường học một cách vui vẻ, hạnh phúc; các em được gặp bạn bè, thầy cô mà không phải lo lắng là ngày mai, cha mẹ chúng có thể hết tiền, và chúng phải ở nhà.

Những bất ổn trong mỗi gia đình, xã hội đều xuất phát từ nền tảng giáo dục bất ổn. Những vụ cướp của, giết người (mà bây giờ ở thành phố lớn người ta đã dùng thành “giết người cướp của rồi”. Ví dụ chặt tay cướp điện thoại đây hay giết người cướp xe đây. Tất cả đều đang khiến người dân bình thường khiếp hãi. Tội phạm ở các thành phố lớn thì ở đâu cũng có, nhưng tính tàn độc như vậy thì không nhiều.

Continue reading

Công Hùng

Hùng mất đột ngột vào ngày cuối cùng của năm, 31-12-2012. Tôi không thể tin được. Em còn quá trẻ. Em còn quá nhiều điều muốn làm, cần làm, phải làm. Em không thể chết. Tôi không tin!

Tôi chưa bao giờ gặp Hùng trực tiếp. Cách nay gần chục năm, tôi email cho Hùng, nói chị muốn làm trang web, em báo cho chị về giá cả, giao diện. Hùng làm ngay. Lý do tôi liên lạc với Hùng và vẫn chỉ dùng dịch vụ của Hùng cho tới ngày hôm nay là vì tôi cảm mến Hùng (người ta vẫn có thể cảm mến nhau mà chưa từng gặp mặt).

Continue reading

Thông điệp đầu năm 2013 của các lãnh đạo

“Dũng cảm” của Thủ tướng Đức Angela Merkel

“Lòng dũng cảm” là từ quan trọng trong thông điệp năm mới của Thủ tướng Đức khi bà trích dẫn 2 câu nói nổi tiếng có liên quan. Một là từ nhà cải cách xã hội Adolph Kolping ở Cologne: “Những ai dũng cảm đều đang khích lệ người khác trở nên dũng cảm”; và  một câu của triết gia Hi Lạp Democritus: “Lòng dũng cảm là khởi nguồn của hành động, kết thúc thì cần may mắn”.

Continue reading

Độc dược

Nguồn ảnh: http://ngm.nationalgeographic.com/2012/03/rhino-wars/stirton-photography#/01-hornless-black-rhino-670.jpg
Ảnh của Brent Stirton. Con tê giác đen này được tìm thấy khi đang lang thang bất định ở khu bảo tồn Savé Valley Conservancy của Zimbabwe. Những kẻ săn trộm đã cắt hết 2 sừng của nó mang về châu Á làm thuốc.

Trích giới thiệu bài phóng sự của tác giả Peter Gwin về tình trạng sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam và một cách làm mới ở Nam Phi có thể giúp duy trì bền vững lượng cá thể tê giác.

Ít nhất 2.000 năm qua, châu Á đã đưa sừng tê vào danh sách thuốc có thể chữa sốt và nhiều loại bệnh khác.Lời khẳng định gây sốc nhất và mới nhất là nó chữa được ung thư. Các chuyên gia về ung thư cho biết chưa có bằng chứng nào dựa trên nghiên cứu khoa học khẳng định hiệu quả của sừng tê. Nhưng ngay cả khi như vậy, thì cũng không có nghĩa là sừng tê không có hiệu quả với người dùng. Mary Hardy – giám đốc y tế của trung tâm ung thư Simms/Mann UCLA và một chuyên gia về đông dược, nói: “”Niềm tin vào phương pháp điều trị, đặc biệt là với loại thuốc mà quá đắt hay quá khó để có được, có thể khiến người bệnh cảm thấy rất tốt và hiệu quả khi dùng”.

Continue reading