Những đường biên cần vạch rõ

Tôi là người rất nhạy cảm. Dù ở tuổi này, nghĩ mình đã có những thời giờ tu tập tâm thân, thì chắc sẽ không bị tác động quá lớn của những năng lượng xấu. Nhưng hóa ra không phải. Hóa ra tôi vẫn có thể phát ốm theo đúng nghĩa đen sau khi gặp 1 người, hay ngồi nói chuyện với 1 người mà năng lượng họ quá xấu đến mức tôi run rẩy.

Một lần là gặp một cô gái, ngồi nói chuyện về một việc mà cô ấy quan tâm. Chuyện cũng không có gì phức tạp. Chỉ là sau 30 phút, tôi phải đứng lên tạm biệt, rồi lảo đảo ra về. Bám tường đi lên văn phòng, rồi tim đập thình thịch về nhà, nằm vật ra giường. Hôm sau ở sân bay, ăn một tô phở mà cầm thìa múc đồ ăn lên mà run run. Mấy ngày sau mới hết.

Continue reading

Sao Michelin – hãy tin vào lưỡi và túi tiền của bạn

12 sao Michelin và 14 nếp nhăn trên trán.

Mỗi một danh sách đưa ra đều gây tranh cãi. Làm gì có cái gì không gây tranh cãi trên đời này chứ! Ví dụ danh sách này sao không có nhà hàng Shang Palace của tôi? Phở Dậu đâu? Pizza4Ps đâu :p

Danh sách nhà hàng sao Michelin được đưa ra nhờ vào những đánh giá của những người chuyên đi đánh giá nhà hàng cho Michelin, gọi là những thẩm định viên. Đây là một danh sách xếp hạng những nhà hàng, quán ăn phù hợp với nhiều tiêu chí khác nhau, từ fine dining (ít mà bổ dưỡng, tiền không quan trọng) tới món ăn đường phố (chắc bụng không vơi túi tiền) của hãng chuyên về lốp xe Michelin.

Continue reading

Mental hygence: Vệ sinh trí não

Ảnh: Shutterstock

Vệ sinh thân thể là một trong những điều Bác Hồ dạy. Hẳn rồi, tất cả chúng ta ai mà đi học dưới mái trường ở Việt Nam đều đã thuộc lòng.

“Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ…”

Nhưng thời đó, chưa ai nghĩ tới thực tế là trí não chúng ta cũng dễ bị ô nhiễm.

Trí não bị ô nhiễm vì đại dịch thông tin.

Đại dịch chính là một cơn khủng hoảng y tế, mà số ca mặc một số loại bệnh nhất định đã vượt khỏi khả năng xử lý của lực lượng y tế.

Đại dịch với trí não là vì trí não chúng ta tiếp cận quá nhiều thông tin, bội thực, dư thừa, ăn đồ dở.

Continue reading

Những người không đọc sách

Tác giả Thomas Chatterton Williams trong một bài viết trên The Atlantic đã lập luận rằng: Nếu ta tự xác định mình là người bài sách / không đọc sách, thì điều đó gợi ý về một sự thiếu hụt về nhân cách (trong ta).

Thiếu hụt – deficiency – cũng như thiếu i-ốt ấy.

Thomas lập luận về việc chúng ta đang chứng kiến có nhiều người tỏ ra cool ngầu bằng cách bài bác chuyện sách vở, và còn tự hào khoe rằng tôi chẳng hứng thú gì với sách vở, tự hào vì là người không đọc sách. Tôi thành công là nhờ đời dạy, nhờ tôi khôn ngoan hơn người. Những lời tuyên bố đó không chỉ disturbing, mà còn vì nó được nói nhiều quá đến mức, tác giả nghĩ rằng nó sẽ tạo thành một suy nghĩ phổ biến, rằng không đọc sách vẫn thành công, thành người, vẫn làm ăn được và vẫn làm người được.

Continue reading

Busyness isn’t a good business

Tôi luôn tự hỏi tại sao loài người tiến hóa rất nhanh, với vô số máy móc để giúp cho cuộc sống thuận tiện hơn, bớt phải dành thời gian cho những công việc lặp đi lặp lại (như lau nhà, giặt quần áo, nấu ăn…), nhưng chúng ta lại bận hơn, luôn cảm thấy không bao giờ hết việc.

Có lẽ, có một điều gì đó sai chăng?

Thực tế quả đúng là chúng ta không bao giờ hết việc. Làm xong việc này sẽ có việc khác trồi lên, hoặc việc khác đang chờ chúng ta giải quyết.

Nhưng đó là cuộc sống, bạn sẽ nói thế. Có thể ta sẽ không bao giờ có cách nào thoát ra khỏi vòng lặp này, cho đến khi ta chủ động ngắt quãng giữa những vòng lặp đấy. Giống như một con hamster nó cứ chạy đuổi vòng vòng ở cánh trò chơi vòng lặp của nó, chạy cho đến khi gục xuống.

Continue reading