Những người không đọc sách

Tác giả Thomas Chatterton Williams trong một bài viết trên The Atlantic đã lập luận rằng: Nếu ta tự xác định mình là người bài sách / không đọc sách, thì điều đó gợi ý về một sự thiếu hụt về nhân cách (trong ta).

Thiếu hụt – deficiency – cũng như thiếu i-ốt ấy.

Thomas lập luận về việc chúng ta đang chứng kiến có nhiều người tỏ ra cool ngầu bằng cách bài bác chuyện sách vở, và còn tự hào khoe rằng tôi chẳng hứng thú gì với sách vở, tự hào vì là người không đọc sách. Tôi thành công là nhờ đời dạy, nhờ tôi khôn ngoan hơn người. Những lời tuyên bố đó không chỉ disturbing, mà còn vì nó được nói nhiều quá đến mức, tác giả nghĩ rằng nó sẽ tạo thành một suy nghĩ phổ biến, rằng không đọc sách vẫn thành công, thành người, vẫn làm ăn được và vẫn làm người được.

Chúng ta chưa bao giờ có thể tiếp cận được nhiều quan điểm, ý tưởng và thông tin như hiện nay. Nhưng đa phần chỉ là cát, mà không phải là vàng. Và bạn đừng nhầm lẫn những quan điểm, ý tưởng, thông tin đó chính là chuyên môn, hay là sự khôn ngoan của con người.

Đời người thì ngắn ngủi, ai cũng chỉ có 24 tiếng, chớp mắt đã hết ngày. Chúng ta lại ham chơi, thích vui, thích ngủ, không thích khó, không thích khổ. Thế thì làm sao có sự khôn ngoan? Tự học, tự trải nghiệm, tự trả giá và tự tiến bộ? Tốt lắm, đó chính là một cách, kèm với nhiều cái giá, đôi khi là cao ngất. Nhưng đời mình chỉ có 1, chớp mắt là hết đời. Đời thiên hạ cả tỉ tỉ người. Đời thiên hạ lắm người hay ho, thú vị, não thông thái, nhìn thấy những thứ con mắt trần thịt hữu hạn của mình không nhìn thấy. Họ kể mình nghe, theo một hệ thống, theo một tư duy. Đọc sách là sống nhiều cuộc đời, nhìn đời bằng nhiều lăng kính.

Tôi hiểu rằng khi được viết ra trong sách, thông tin đó đã không còn mới nữa. Nhưng đó là sự nghiền ngẫm và suy tư, chắt lọc từ vô số kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Bạn cần phải nghi ngờ khi đọc sách, đương nhiên là vậy, cũng như bạn cần phải nghi ngờ khi tiếp cận bất kỳ thông tin nào. Những người thành công vụt đến thường sẽ chê bai sách, những người có thành công lâu dài, tầm trí tuệ và tư duy khác hẳn, luôn có những danh sách cuốn sách hay tác giả họ yêu thích. Bạn có thể nói rằng mình quá bận không có thời gian đọc. Hẳn rồi, hẳn là bận rồi.

Đọc những cuốn sách hay khiến bạn kinh ngạc về cuộc đời, khiến bạn ngưỡng mộ và cảm phục, khiến bạn hiểu thế giới rộng lớn, khiến bạn tiếp cận được một thứ đòi hỏi độ tập trung và tinh tuyển cao độ. Đó chính là sự luxury của cuộc đời này. Một cuốn sách có thể đọc trong thời gian ngắn nhưng người viết đã mất nhiều năm, có khi cả cuộc đời để viết và hoàn tất. Và đó chính là một đức hạnh – theo nhận định của Thomas. Đúng là một đức hạnh. Và khi đọc, ta phải tập trung cao độ, thật chậm rãi, thì đó cũng chính là một đức hạnh khác, của người đọc.

Với tôi, chỉ có những cuốn sách mới là những companion đủ thú vị. Companion đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. “Những gì bạn biết có thể viết đầy một cuốn sách. Nhưng những gì bạn không biết thì có thể làm đầy cả thư viện.”

Thế nên, một người không đọc sách, với tôi, không có nhiều thứ hay ho và thú vị.

Nhân tiện, mình đang đọc cuốn sách rất xuất sắc, có tên là “Death of Expertise – Cái chết của giới chuyện gia.” Vì nó hay nên mình phải đọc thật chậm. Mình sẽ review.

Hãy nhớ là thông tin không có nghĩa là kiến thức, kiến thức không có nghĩa là chuyên môn, và chuyên môn không có nghĩa là tuệ giác.

Hãy từ từ bò lên từng đỉnh một.

Information -> Knowledge -> Expertise -> Wisdom

Ở đây có một lập luận ngược lại, là đọc sách không có nghĩa là có nhân cách. Dĩ nhiên là thế, cái này không còn gì bàn cãi.

Nhưng không đọc sách thì sự thú vị cũng limited.

Đọc thêm

Comments