Thế giới chờ đợi gì ở Kenya?

Một quốc gia thuộc thế giới thứ 3; 40 triệu dân;  thiên nhiên hoang dã phong phú;  có ngọn núi Kenya cao thứ 2 ở châu Phi; tỉ lệ thất nghiệp là 40% và số người sống dưới mức nghèo khổ là 50%. Đó là những nét chấm phá về Kenya, quốc gia nằm dọc Ấn Độ Dương thuộc  Xích đạo. Thế thì sao?

“Ở Kenya có 2 bộ tộc, 1 bộ tộc cực giàu có 10 tỉ phú với sự hậu thuẫn của Tổng thống, bộ tộc kia là tất cả những người Kenya còn lại và rất nghèo” – Grace Githaiga, một nhà nghiên cứu truyền thông địa phương ở Nairobi đã trả lời ngắn gọn như vậy khi tôi hỏi về lý do khiến người dân Kenya đã tỏ ra cực kỳ phấn khích khi cầm lá phiếu trên tay để quyết định vận mệnh của bản hiến pháp mới. Họ hy vọng đây là cột mốc để có thể thay đổi hoàn toàn tương lai vận mệnh của đất nước, và dĩ nhiên cả số phận của họ.

Có rất nhiều người dân không biết chữ, nên thế kỷ 21, Kenya vẫn còn những người đi bỏ phiếu bằng cách chỉ điểm. Nhưng có sao đâu, khi họ biết chắc những lá phiếu của họ  thực sự có tiếng nói và có ảnh hưởng. “Tôi cố gắng làm mọi cách để có thể bỏ phiếu về bộ luật cơ bản và quan trọng nhất này, nhưng người Kenya ở nước ngoài vẫn chưa thể thực hiện quyền công dân của mình” –  Grace  nói. Chị đang học ở bang California, Mỹ, nhưng chị mở Internet  hang giờ để theo dõi diễn tiến bầu cử, và sẵn sàng nói chuyện hàng giờ với những người chị quen về tình hình chính trị Kenya.

Người Kenya hiểu rằng khi họ đưa ra ý kiến về 1 bản hiến pháp mới, đó là 1 cách thay đổi  cực kỳ lớn lao, cho dù về cơ bản, vẫn cần có thời gian trả lời hiệu quả thực sự của đạo luật viết trên tờ giấy.   “Thay đổi hiến pháp, trong trường hợp này với Kenya là bước đi vô cùng quan trọng. Người dân đang bỏ phiếu đồng ý hay không đồng ý với những điều luật cho phép hay không cho phép chính phủ làm điều gì đó. Khi chính phủ đưa ra bản hiến pháp mới để trưng cầu dân ý, giống như họ đồng ý cho người dưới quyền trói mình lại, và cho dù sau này, dù họ có dung quyền lực buộc người kia cởi mình ra, người kia cũng không bao giờ được phép cởi để duy trì luật pháp” – một giáo sư về khoa học chính trị tại Stanford nói.

Những người phụ nữ tham gia chiến dịch vận động thông qua bản hiến pháp mới tại Nairobi. Sau rất nhiều nỗ lực, cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra trong hòa bình tại nền kinh tế lớn nhất đông Phi. Ảnh: Noor Khamis/Irish Times

Không phải ngẫu nhiên Kenya trở thành tâm điểm thế giới theo dõi. Bản hiến pháp mới cho phép luận tội tổng thống, các nghị sỹ buộc phải trả lời các câu hỏi xuất phát từ các cử tri, ủy ban về đất đai được phép xem xét lại lịch sử của các vụ việc bất công, các quyền của người dân được mở rộng,cải cách hệ thống tòa án.

Kenya đã trải qua những cột mốc để đạt tới thời điểm ngày 5-8. Cuộc bầu cử năm 2007 là một cơn đại phẫu thuật cho nước này, khi kết quả bầu cử bị cáo buộc là gian lận đã  đưa Kenya tới bờ vực của nội chiến, hơn 1.000 người thiệt mạng trong giao tranh giữa phe bảo vệ chính phủ và những cử tri cho rằng lá phiếu của mình đã bị “ăn cướp trắng trợn”. Hiến pháp mới là 1 phần của thỏa thuận hòa bình được chính phủ và lực lượng thách thức  ký kết sau khi Liên hợp quốc can thiệp. Chiến dịch vận động cho bản hiến pháp mới cũng không  yên ổn khi 6 người đã chết vì đạn cối. Cựu Tổng thống  Daniel Arap Moi, người đã nắm quyền 24 năm, đã sử dụng vũ lực để buộc người dân không thông qua bản hiến pháp mới, với lý do bản hiến pháp được “người ngoài” viết và sẽ khiến gây căng thẳng sắc tộc.

“Nhưng Kenya làm gì có nhiều bộ tộc?” – Grace nói – “Kenya chỉ có những người giàu thật giàu, và nghèo thì vô cùng nghèo”. Khi  người dân Kenya đi bỏ phiếu, Daniel Arap Moi mới là người lo lắng, vì những tài sản đất đai khổng lồ của ông ta sẽ chính thức bị điều tra. Dĩ nhiên đi cùng đó là những “bộ sậu” đã nhận được ưu đãi lớn từ ông.

Liệu hiến pháp mới là bước đi mới, hay là phát súng đầu tiên gây bạo loạn cho cuộc bầu cử tới vào năm 2012? Các ông nghị ở Kenya đã tự mình thông qua luật cho phép mình nhận mức lương mà các ông nghị ở Mỹ cũng thèm muốn. Họ sẽ bị “trói chân tay” nếu bản hiến pháp được thông qua.

Báo chí thế giới đăng tải người Kenya xếp hàng dài đợi đến 5 tiếng đồng hồ để bỏ phiếu. Ở những khu ổ chuột tại thủ đô Nairobi, người ta xếp hang từ 3 giờ sáng. Kết quả ban đầu cho thấy, có 64% những người đến bỏ phiếu đã đồng ý thông qua bản hiến pháp, trong khi 36% nói không.

Bản hiến pháp cũ của Kenya được viết sau khi nước này dành độc lập năm 1963 từ Anh, đã cho Tổng thống quyền lực lớn. Quyền lực đó sẽ giảm rất nhiều nếu hiến pháp được thong qua, với nhiều cơ chế kiểm tra chéo, trách nhiệm phải giải trình trước cử tri được thiết lập, những lực lượng than quen với Tổng thống từ trước tới nay được ưu đãi sẽ không dễ nhận ưu đãi nữa. Như vậy, 1 trong những điều kiện quan trọng của thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa Tổng thống  Mwai Kibaki và Thủ tướng  Raila Odinga để chấm dứt bạo lực  2007-08 đã diễn ra.

Liệu Kenya có chấm dứt hang thập kỷ của nạn tham nhũng, điều hành của chính quyền kém cỏi, dịch vụ công nghèo nàn, và quyền lực tập trung quá nhiều vào 1 nhân vật  hay không? Cơ hội sẽ thế nào?  “Hiến pháp mới chẳng phải cái chổi thần” – như  Maina Kiai, cựu Chủ tịch Ủy ban quốc gia về nhân quyền Kenya nói với New York Times – “nhưng là cơ hội để bắt đầu 1 chương mới đang được chờ đợi từ lâu.” “Tầm nhìn 2030” – tham vọng “ngồi cùng mâm” với những con hổ kinh tế châu Á mà chính phủ Kenya thông qua năm 2007, có thể  thực hiện được hay không cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào bản hiến pháp này, khi nó đòi hỏi chính phủ phải điều hành minh bạch và giải trình các hoạt động của mình nhiều hơn với cử tri Kenya.

Phút chót, người dân Kenya đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp mới trong hòa bình. Grace đã nhảy múa và cười sung sướng suốt mấy ngày sau đó.

Tiêu chuẩn và gía trị Reuters (P2)

Dưới đây là một vài lời khuyên bỏ túi:

–          Luôn dùng những nguồn tin rõ danh tính khi có thể,  vì chính nguồn tin là người chịu trách nhiệm cho thông tin đưa ra, mặc dù chúng ta vẫn chịu trách nhiệm về tính chính xác, cân bằng và những vấn đề liên quan tới pháp lý. Yêu cầu nguồn tin đồng ý cho sử dụng tên của họ trên báo.

–          Reuters sẽ sử dụng nguồn vô danh trong trường hợp thật cần thiết khi những thông tin họ cần cung cấp về  thị trường hoặc vì lợi ích  công chúng mà không thể có ai khác cung cấp công khai. Chỉ chúng ta phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của  những thông tin này

–          Khi nói chuyện với nguồn tin, phải luôn bảo đảm những nguyên tắc nền tảng được rõ ràng. Ghi chép và ghi âm cuộc phỏng vấn.

–          Kiểm tra chéo thông tin ngay khi có thể. Hai hoặc nhiều nguồn sẽ tốt hơn 1 nguồn. Trong việc kiểm chứng thông tin mà người nói đề nghị không nêu tên, hãy đánh giá nọi dung, vị trí và động cơ của người nói. Sử dụng phán đoán của mình, nếu thấy  khả nghi thì kiểm tra kĩ hơn

–          Nói chuyện với tất cả nguồn tin ở mọi khía cạnh, các bên của thỏa thuận, hợp đồng, đàm phán, tranh chấp, mâu thuẫn…

–          Trung thực trong việc dẫn nguồn và thu thập thông tin. Hãy đưa ra càng nhiều văn cảnh và chi tiết mà bạn biết về nguồn tin này, cho dù người đó muốn nêu tên hay không để kiểm chứng những thông tin mà họ đưa ra. Hãy nói rõ với họ những gì bạn không biết.

–          Reuters sẽ cho đăng bản tin từ một nguồn riêng lẻ và hay không nêu tên chỉ trong những trường hợp thật đặc biệt, khi đó là những thông tin đáng tin cậy  từ một nguồn đáng tin cậy  với kiến thức chuyên môn liên quan trực tiếp tới vấn đề đang nêu trong bài. Các bài viết sử dụng 1 nguồn tin sẽ chịu quá trình kiểm tra đặc biệt trước khi xuất bản.

–          Phóng viên làm việc với nguồn tin trên danh nghĩa Reuters chứ không phải bản thân phóng viên. Nếu được yêu cầu thông báo về tính xác hợp   từ ban biên tập, phóng viên phải thong báo  nguồn tin với người lãnh đạo của mình. Bảo vệ  bí mật của nguồn tin là yêu cầu tối cao với phóng viên và người lãnh đạo của phóng viên đó.

–          Khi viết bài tường thuật, hãy cố gắng làm cả hai việc cân bằng là vừa phủ nhận vừa   chứng minh câu chuyện của mình.

–          Sự chính xác luôn đến đầu tiên. Thà chậm còn hơn sai. Trước khi nhấn nút gửi đi, hãy chờ đời bạn sẽ nhận được những câu hỏi kế tiếp hoặc bị từ chối xuất bản bài viết.

–          Hãy biết chính xác nguồn tin của bạn. Xem xét kĩ lưỡng xem người bạn đang nói chuyện có phải là kẻ mạo danh hay không. Những nguồn tin này thường cung cấp thông tin từ bất kì phương tiện như điện thoại, email, tin nhắn chat… Nhưng cũng phải nhận rõ rằng liên lạc bằng bất kỳ phương tiện nào cũng có thể bị làm giả mạo.

–          Reuters luôn ủng hộ những phóng viên nào tuân theo những qui tắc trên.

Trích dẫn (Quotes)

Không thể thiếu những trích dẫn trong bản tin. Chúng không thể bị thay đổi, ngoài việc  cắt bỏ những câu chữ  thừa thãi và việc cắt bỏ đó không ảnh hưởng đến việc thay đổi bản chất nội dung lời nói. Việc chọn lựa trích dẫn có thể không đạt được sự  cân bằng. Phải chắc chắn những trích dẫn này là ý chính từ những điều người khác nói và bạn cũng có thể miêu tả cử chỉ cơ thể của nguồn tin khi phát biểu về điều này(ví dụ như nháy mặt hay cười) có thể thể hiện phần nào đó bối cảnh trích dẫn. Khi trích dẫn nguồn tin từ một cá nhân phải đưa thông tin văn cảnh và tình huống của câu nói.

Chúng ta không có nhiệm vụ phải làm người ta trông sang sủa hơn  bằng việc xóa đi những từ hay câu thừa thãi và chúng ta cũng không có nhiệm vụ  biến họ trở thành trò hề khi nói ra những điều này. Trong hầu hết các tình huống, chuyện trớ trêu này có thể được giải quyết bằng việc diễn đạt lời nói theo cách diễn đạt  khác và dùng câu tường thuật. Ở những đoạn không thể giải quyết bằng cách này thì người phóng viên cần hỏi ý người cấp cao hơn để thảo luận xem câu trích dẫn này có thể như thế nào. Sửa lỗi sai ngữ pháp trong một câu nói có thể được chấp nhận, nhưng tuyệt đối không được sửa từ ngữ của cả đoạn. Khi dịch trích dẫn từ một ngôn ngữ khác thì phải dịch thoát nghĩa hơn là dịch từng chữ và phải bảo đảm giọng điệu của ngôn ngữ dịch phải cân bằng với giọng điệu của ngôn ngữ chính. Phải nhận thức rằng dịch trích dẫn trên báo chí có thể được mang ra đối chiếu lại với ngôn ngữ gốc. Nếu một chính trị gia Pháp trả lời phỏng vấn trên một tờ báo Mỹ, thì không có gì là lạ nếu đối chiếu bài dịch trở lại bản gốc có một số lỗi sai và thậm chí là trích dẫn có khác biệt. Trong những trường hợp này thì càng sử dụng ít trích dẫn bao nhiêu và thay vào đó là những tường thuật của phóng viên thì càng tốt bấy nhiêu.

Phần 1

Nguồn: Reuters Handbook of Journalism. Google it

Dịch: Cảnh Toàn

Hiệu đính: Khổng Loan

Đề nghị dẫn nguồn khi trích dẫn.

(Còn nữa)

Tiêu chuẩn và giá trị của Reuters (P1)

Điều gì làm nên một phóng viên của Reuters?

Có rất nhiều phóng viên hoạt động trong nhiều loại hình khác nhau tại Reuters, như thông tin dạng văn bản, hình, ảnh, trực tuyến. Không có định nghĩa chung dành cho tất cả những tiêu chuẩn này. Chúng tôi thường đối mặt với nhiều lựa chọn khó khăn khi tìm kiếm những câu chuyện hay, hình ảnh tốt hơn. Khi đó, có vài  câu trả lời  “đúng” và chúng tôi hết cả những quy tắc có thể ứng dụng.  Tuy nhiên, chúng tôi có thể chống lại mọi điều có thể tổn hại đến danh tiếng của chúng tôi bằng việc chia sẻ và thấu hiểu những những quan điểm cơ bản trong công việc như sau:

10 Nguyên tắc tuyệt đối của phóng viên Reuters

1. Luôn giữ vững sự chính xác

2. Sửa chữa sai sót công khai

3. Cố gắng tìm kiếm sự cân bằng và không  thành kiến

4. Luôn thông báo về sự xung đột  lợi ích với người quản lí

5. Luôn tôn trọng những thông tin đặc quyền

6. Luôn bảo vệ nguồn tin trước nhà chức trách

7. Luôn tránh tự bình luận trong các bản tin

8. Không bao giờ bịa đặt hay đạo văn

9. Không bao giờ sửa đổi hình ảnh  hay video ngoài những thao tác chỉnh sửa thong thường

10. Không bao giờ trả tiền  để mua thông tin hay nhận hối lộ.

Tính chính xác

Chính xác là cốt lõi của công việc chúng tôi làm và chúng tôi đặt nó lên vị trí ưu tiên. Chính xác và công bằng vẫn xếp ở trên tốc độ thông tin.

Sửa lỗi (Corrections)

Reuters rất minh bạch trong những lỗi của mình. Chúng tôi sửa sai chúng ngay và rất rõ ràng, cho dù là trong câu chuyện, chú thích ảnh, đồ họa hay kịch bản. Chúng tôi không che đậy hay cố tình che giấu những sự lỗi sai đó cho dù trong phần mở đầu hay trong câu chuyện.

Dẫn nguồn (Sourcing)

Sự chính xác xuất phát từ sự trung thực trong quá trình dẫn nguồn. Uy tín của Reuters được xây dựng từ sự chính xác, và không chịu thành kiến nhờ vào sự đáng tin cậy của các nguồn tin. Nguồn tin có tên luôn được ưa thích hơn nguồn tin giấu tên. Chúng tôi không bao giờ cố tình dẫn sai ý của nguồn tin, dẫn tin 1 nguồn nói 1 kiểu khi trả lời chúng tôi và nói kiểu khác đối ngược ở nơi khác, hoặc  dẫn nguồn là số nhiều nhưng thực chất chỉ lấy từ một phía. Nguồn tin vô danh là nguồn tin yếu  nhất.

(Còn nữa)

Nguồn: Reuters Handbook of Journalism. Google it

Dịch: Cảnh Toàn

Hiệu đính: Khổng Loan

Đề nghị dẫn nguồn khi trích dẫn.

Thảm họa và việc làm báo

Những lời khuyên khi phỏng vấn nạn nhân:

1. Luôn luôn đối xử với nạn nhân bằng sự tôn trọng, như cách bạn muốn được tôn trọng nếu bạn ở vào tình huống tương tự. Các phóng viên luôn tìm cách tiếp cận những nạn nhân, người sống sót sau thảm họa, nhưng họ nên làm điều đó với sự nhạy cảm, và biết khi nào thì nên dừng lại, hay lùi ra sau.

2. Hãy giới thiệu về bản thân mình rõ ràng: “Tôi là Joe Hight ở tòa soạn báo The Oklahoman và tôi đang viết bài về cuộc đời Jessica.” Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy họ phản ứng rất gay gắt lúc ban đầu, đặc biệt từ cha mẹ của nạn nhân là trẻ em. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên phản ứng gay gắt và căng thẳng giống họ.

3. Bạn có thể nói bạn “xin lỗi” về sự mất mát, nhưng không bao giờ nói rằng “Tôi hiểu” hoặc “Tôi biết cảm giác đó,” đặc biệt khi đưa tin về các vụ bạo động chính trị. Hãy tỏ ra tôn trọng họ.

4. Đừng bao vây đối tượng bằng quá nhiều câu hỏi quá khó. Hãy bắt đầu bằng những câu dễ hơn như: “Anh/chị có thể kể cho tôi về cuộc đời của Jerry không?” hoặc, ” Jerry thích làm gì? Sở thích của cậu ấy như thế nào?” Sau đó, bạn hãy lắng nghe. Sai lầm lớn nhất của phóng viên là nói quá nhiều.

5. Đặc biệt cẩn trọng khi phỏng vấn những người sống sót và có người thân đang mất tích, và cố gắng giải thích và làm rõ rằng bạn muốn biết về cuộc sống của người thân họ trước khi mất tích, chứ không định viết điếu văn. Nếu bạn không thể liên hệ với nạn nhân hay những người sống sót, cố gắng liên hệ với họ hàng họ, hay nhà an táng để hỏi thêm. Nếu bạn bị phản ứng dữ dội, hãy để lại liên lạc của mình và giải thích là nạn nhân sống sót có thể gọi lại bạn nếu họ muốn nói chuyện sau. Điều này thường giúp bạn có được câu chuyện rất hay.

Lời khuyên khi viết về nạn nhân

1. Tập trung vào cuộc sống của người đó. Tìm xem điều gì khiến người đó đặc biệt: cá tính, niềm tin, môi trường xung quanh, những điều họ thích hay không thích. Hãy đối xử với cuộc sống của người đó thật cẩn thận.

2. Luôn chính xác. Hãy kiểm tra lại họ tên, sự kiện và ngay cả những lời trích dân. Lý do là khi bạn đầu tiên nói chuyện với các nạn nhân, họ có thể bối rối và lúng túng, rồi cung cấp tin chưa chính xác. Kiểm tra 2,3 lần có thể giúp bạn đảm bảo thông tin chính xác. Ngoài ra, biết đâu bạn lại có thể các thông tin hay trích dẫn để sử dụng trong bài viết.

3. Sử dụng các chi tiết thích đáng có thể giúp bạn mô tả nạn nhân như họ đang còn sống, hay vẽ lên hình ảnh về cuộc sống của họ. Ví dụ: “Johnny thích chơi guitar buổi tối để cả nhà anh thư giãn, nhưng cũng giúp anh giảm bớt căng thẳng trong công việc của một phó chỉ huy cảnh sát.”

4. Trách những chi tiết không cần thiết về cái chết của nạn nhân. Sau vụ đánh bom ở thành phố Oklahoma gây rúng động nước Mỹ, có những phóng viên chọn cách không đưa tin các phần thi thể của nạn nhân treo lơ lửng trên những cái cây gần tòa nhà liên bang gần đó. Hãy tự hỏi xem các hình ảnh đó có cần thiết hay không, liệu có gây những thiệt hại hay đau đớn không đáng có đối với các thành viên của gia đình nạn nhân, độc giả hay người xem của bạn không. Hãy viết bằng ngôn từ trong sáng, đơn giản, không nên sử dụng những từ quá phức tạp, rối rắm để mô tả sự kiện.

5. Sử dụng trích dẫn từ các người thân hay bạn bè nạn nhân để mô tả về cuộc sống của nạn nhân trước đó. Đặc biệt khi nói về việc nạn nhân đã vượt qua khó khăn ra sao. Tìm hình ảnh mới nhất của nạn nhân để biết họ đã trông thế nào.

Lời khuyên khi đưa tin về các sự kiện đau thương trong cộng đồng:

1. Hãy hiểu rằng bản tin của bạn về 1 sự kiện đau thương sẽ gây ảnh hưởng lớn tới độc giả, người xem và người nghe của bạn. Giọng điệu của bản tin cũng thể hiện phản ứng của cộng đồng trước sự kiện.

3. Cung cấp diễn đàn đề mọi người có thể chia sẻ, động viên nhau. Cung cấp danh sách những việc mà mọi người có thể làm để giúp đỡ, hoặc những gì họ đã làm.

4. Tìm những cách mà mọi người có thể giúp nhau, và viết nó vào trong bài viết về diễn tiến hội phục. Điều này có thể giúp cộng đồng có thêm hy vọng.

5. Luôn cần tự hỏi mình: Cộng đồng cần biết những gì, và mình nên đưa tin ở mức độ nào thì phù hợp?

Lời khuyên để phóng viên tự chăm sóc bản thân khi đưa tin về thảm họa:

1. Hãy biết giới hạn của bạn. Nếu bạn được giao nhiệm vụ quá phức tạp và không thể làm được, hãy trình bày mối lo ngại của mình một cách lịch sự với người cấp trên. Hãy nói với họ rằng bạn có thể không phải là người tốt nhất để giao nhiệm vụ này. Hãy giải thích vì sao.

2. Hãy nghỉ ngơi. Vài phút hay vài giờ tránh xa khỏi tình hình cũng có thể giúp bạn bớt căng thẳng.

3. Tìm một người biết lắng nghe để tâm sự. Đó có thể là biên tập của bạn, hay đồng nghiệp, nhưng bạn phải tin rằng người đó sẽ không đưa ra những đánh giá về bạn. Có thể là những người đã từng có trải nghiệm như bạn trước đây thì sẽ dễ thông hiểu hơn.

4. Học cách xử lý cảm giác căn thẳng của bạn. Hãy tập thể dục, làm gì bạn bạn thích, tốt nhất là dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Hít vào thở ra thật sau. Những điều này sẽ tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

5. Hãy hiểu là vấn đề của bạn có thể trở nên quá lớn. Trước khi qua đời năm 1945, phóng viên chiến trường Ernie Pyle viết, “Tôi đã để mình chìm ngập trong sự căng thẳng quá lâu. Tinh thần của tôi đau đớn còn trí óc lại luôn bất an. Nỗi đau trở nên không thể chịu đựng nổi.” Nếu bạn gặp tình trạng tự, hãy đi gặp chuyên gia tư vấn.

Lời khuyên với các phóng viên ảnh tại các thảm họa:

1. Bạn có thể là người đầu tiên tới hiện trường. Bạn có thể gặp tình huống nguy hiểm, lực lượng bảo vệ hay đại diện luật pháp và công chúng có thể phản ứng dữ dội khi thấy bạn. Hãy bình tĩnh và tập trung. Nhưng nhớ rằng máy ảnh không bảo vệ được bạn khỏi bị thương. Đừng ngại rời bỏ hiện trường khi thấy tình hình quá nguy hiểm. Bất kỳ lãnh đạo tòa soạn nào cũng hiểu cuộc sống của 1 con người quan trọng hơn nhiều so với bức hình đăng báo.

2. Hãy đối xử với nạn nhân với sự nhạy cảm, tôn trọng. Đừng phản ứng căng thẳng với họ khi họ phản ứng như vậy với bạn. Luôn nói cho họ biết bạn là ai khi hỏi họ về thông tin.

3. Có thể bạn sẽ thu thập được nhiều hình ảnh máu me. Hãy hỏi bản thân xem những hình ảnh này có quan trọng cho mục đích lưu giữ hay không, hay nó quá sức chịu đựng đối với người xem để quyết định.

4. Hãy làm mọi việc có thể để tranh xâm nhập vào nỗi đau riêng tư của ai đó. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chụp hình hay quay phim những tâm trạng có ở hiện trường. Nhưng không nên làm phiền người khác nếu họ đang thể hiện nỗi đau của mình hay xâm nhập tư gia bất hợp pháp.

5. Hãy hiểu rằng bạn là con người cần quan tâm tới tinh thần cảm xúc của bản thân. Hãy chấp nhận những cảm xúc của bạn. Hãy chia sẻ điều đó với những người tin cậy. Hãy viết về cảm xúc đó, hãy thay thế những hình ảnh kinh khủng bằng những hình ảnh tích cực hơn. Duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe. Tiến sĩ Elana Newman, nhà tâm lý họ đã điều tra 800 phóng viên ảnh nói tại Hội nghị Hiệp hội phóng viên ảnh Mỹ rằng: “Chứng kiến cảnh chết chóc hay thương tật thực sự rất có hại, càng chứng kiến nhiều càng có hại. Người phóng viên ảnh càng phải làm nhiều công việc như vậy thì họ càng có nhiều nguy cơ chịu hậu quả về tâm lý.” Nếu bạn thấy mình như vậy, và không thể chịu đựng được, hãy đến gặp các nhà tư vấn.

(Theo dartcenter.org)

Lời khuyên đáng suy ngẫm (tiếp)

Xã hội:

25.    Gọi điện cho gia đình thường xuyên (nếu ở xa)

26.    Mỗi ngày tặng những người khác điều gì đó tốt đẹp

27.    Tha thứ tất cả mọi điều

28.    Dành thời gian cho những người trên 70 tuổi và trẻ dưới 6 tuổi

29.    Cố gắng làm cho ít nhất 3 người cười mỗi ngày

30.    Người khác nghĩ gì về bạn không phải việc bạn phải để ý

31.    Công việc của bạn sẽ không quan tâm tới bạn khi bạn bị ốm, nhưng bạn bè của bạn thì có đó. Hãy giữ liên lạc với bạn mình.
Cuộc sống:

32.    Làm những điều đúng đắn! (ặc ặc)

33.    Từ bỏ những thứ vô ích, không đẹp hay vui vẻ

34.    Chúa hàn gắn mọi điều

35.    Dù tình hình tồi tệ hay tốt đẹp đến thế nào nữa, nó cũng sẽ thay đổi

36.    Dù bạn cảm thấy thế nào đi nữa, hãy thức dậy, mặc quần áo và xuất hiện trước mọi người

37.    Điều tốt đẹp nhất sẽ đến.

38.    Nếu sáng tỉnh dậy mà bạn vẫn còn sống, hãy cảm ơn Chúa vì điều đó

39.    Trong thẳm sâu bạn luôn hạnh phúc. Vì vậy, hãy cảm thấy hạnh phúc.

phần 1

(sưu tầm)