Thảm họa và việc làm báo

Những lời khuyên khi phỏng vấn nạn nhân:

1. Luôn luôn đối xử với nạn nhân bằng sự tôn trọng, như cách bạn muốn được tôn trọng nếu bạn ở vào tình huống tương tự. Các phóng viên luôn tìm cách tiếp cận những nạn nhân, người sống sót sau thảm họa, nhưng họ nên làm điều đó với sự nhạy cảm, và biết khi nào thì nên dừng lại, hay lùi ra sau.

2. Hãy giới thiệu về bản thân mình rõ ràng: “Tôi là Joe Hight ở tòa soạn báo The Oklahoman và tôi đang viết bài về cuộc đời Jessica.” Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy họ phản ứng rất gay gắt lúc ban đầu, đặc biệt từ cha mẹ của nạn nhân là trẻ em. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên phản ứng gay gắt và căng thẳng giống họ.

3. Bạn có thể nói bạn “xin lỗi” về sự mất mát, nhưng không bao giờ nói rằng “Tôi hiểu” hoặc “Tôi biết cảm giác đó,” đặc biệt khi đưa tin về các vụ bạo động chính trị. Hãy tỏ ra tôn trọng họ.

4. Đừng bao vây đối tượng bằng quá nhiều câu hỏi quá khó. Hãy bắt đầu bằng những câu dễ hơn như: “Anh/chị có thể kể cho tôi về cuộc đời của Jerry không?” hoặc, ” Jerry thích làm gì? Sở thích của cậu ấy như thế nào?” Sau đó, bạn hãy lắng nghe. Sai lầm lớn nhất của phóng viên là nói quá nhiều.

5. Đặc biệt cẩn trọng khi phỏng vấn những người sống sót và có người thân đang mất tích, và cố gắng giải thích và làm rõ rằng bạn muốn biết về cuộc sống của người thân họ trước khi mất tích, chứ không định viết điếu văn. Nếu bạn không thể liên hệ với nạn nhân hay những người sống sót, cố gắng liên hệ với họ hàng họ, hay nhà an táng để hỏi thêm. Nếu bạn bị phản ứng dữ dội, hãy để lại liên lạc của mình và giải thích là nạn nhân sống sót có thể gọi lại bạn nếu họ muốn nói chuyện sau. Điều này thường giúp bạn có được câu chuyện rất hay.

Lời khuyên khi viết về nạn nhân

1. Tập trung vào cuộc sống của người đó. Tìm xem điều gì khiến người đó đặc biệt: cá tính, niềm tin, môi trường xung quanh, những điều họ thích hay không thích. Hãy đối xử với cuộc sống của người đó thật cẩn thận.

2. Luôn chính xác. Hãy kiểm tra lại họ tên, sự kiện và ngay cả những lời trích dân. Lý do là khi bạn đầu tiên nói chuyện với các nạn nhân, họ có thể bối rối và lúng túng, rồi cung cấp tin chưa chính xác. Kiểm tra 2,3 lần có thể giúp bạn đảm bảo thông tin chính xác. Ngoài ra, biết đâu bạn lại có thể các thông tin hay trích dẫn để sử dụng trong bài viết.

3. Sử dụng các chi tiết thích đáng có thể giúp bạn mô tả nạn nhân như họ đang còn sống, hay vẽ lên hình ảnh về cuộc sống của họ. Ví dụ: “Johnny thích chơi guitar buổi tối để cả nhà anh thư giãn, nhưng cũng giúp anh giảm bớt căng thẳng trong công việc của một phó chỉ huy cảnh sát.”

4. Trách những chi tiết không cần thiết về cái chết của nạn nhân. Sau vụ đánh bom ở thành phố Oklahoma gây rúng động nước Mỹ, có những phóng viên chọn cách không đưa tin các phần thi thể của nạn nhân treo lơ lửng trên những cái cây gần tòa nhà liên bang gần đó. Hãy tự hỏi xem các hình ảnh đó có cần thiết hay không, liệu có gây những thiệt hại hay đau đớn không đáng có đối với các thành viên của gia đình nạn nhân, độc giả hay người xem của bạn không. Hãy viết bằng ngôn từ trong sáng, đơn giản, không nên sử dụng những từ quá phức tạp, rối rắm để mô tả sự kiện.

5. Sử dụng trích dẫn từ các người thân hay bạn bè nạn nhân để mô tả về cuộc sống của nạn nhân trước đó. Đặc biệt khi nói về việc nạn nhân đã vượt qua khó khăn ra sao. Tìm hình ảnh mới nhất của nạn nhân để biết họ đã trông thế nào.

Lời khuyên khi đưa tin về các sự kiện đau thương trong cộng đồng:

1. Hãy hiểu rằng bản tin của bạn về 1 sự kiện đau thương sẽ gây ảnh hưởng lớn tới độc giả, người xem và người nghe của bạn. Giọng điệu của bản tin cũng thể hiện phản ứng của cộng đồng trước sự kiện.

3. Cung cấp diễn đàn đề mọi người có thể chia sẻ, động viên nhau. Cung cấp danh sách những việc mà mọi người có thể làm để giúp đỡ, hoặc những gì họ đã làm.

4. Tìm những cách mà mọi người có thể giúp nhau, và viết nó vào trong bài viết về diễn tiến hội phục. Điều này có thể giúp cộng đồng có thêm hy vọng.

5. Luôn cần tự hỏi mình: Cộng đồng cần biết những gì, và mình nên đưa tin ở mức độ nào thì phù hợp?

Lời khuyên để phóng viên tự chăm sóc bản thân khi đưa tin về thảm họa:

1. Hãy biết giới hạn của bạn. Nếu bạn được giao nhiệm vụ quá phức tạp và không thể làm được, hãy trình bày mối lo ngại của mình một cách lịch sự với người cấp trên. Hãy nói với họ rằng bạn có thể không phải là người tốt nhất để giao nhiệm vụ này. Hãy giải thích vì sao.

2. Hãy nghỉ ngơi. Vài phút hay vài giờ tránh xa khỏi tình hình cũng có thể giúp bạn bớt căng thẳng.

3. Tìm một người biết lắng nghe để tâm sự. Đó có thể là biên tập của bạn, hay đồng nghiệp, nhưng bạn phải tin rằng người đó sẽ không đưa ra những đánh giá về bạn. Có thể là những người đã từng có trải nghiệm như bạn trước đây thì sẽ dễ thông hiểu hơn.

4. Học cách xử lý cảm giác căn thẳng của bạn. Hãy tập thể dục, làm gì bạn bạn thích, tốt nhất là dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Hít vào thở ra thật sau. Những điều này sẽ tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

5. Hãy hiểu là vấn đề của bạn có thể trở nên quá lớn. Trước khi qua đời năm 1945, phóng viên chiến trường Ernie Pyle viết, “Tôi đã để mình chìm ngập trong sự căng thẳng quá lâu. Tinh thần của tôi đau đớn còn trí óc lại luôn bất an. Nỗi đau trở nên không thể chịu đựng nổi.” Nếu bạn gặp tình trạng tự, hãy đi gặp chuyên gia tư vấn.

Lời khuyên với các phóng viên ảnh tại các thảm họa:

1. Bạn có thể là người đầu tiên tới hiện trường. Bạn có thể gặp tình huống nguy hiểm, lực lượng bảo vệ hay đại diện luật pháp và công chúng có thể phản ứng dữ dội khi thấy bạn. Hãy bình tĩnh và tập trung. Nhưng nhớ rằng máy ảnh không bảo vệ được bạn khỏi bị thương. Đừng ngại rời bỏ hiện trường khi thấy tình hình quá nguy hiểm. Bất kỳ lãnh đạo tòa soạn nào cũng hiểu cuộc sống của 1 con người quan trọng hơn nhiều so với bức hình đăng báo.

2. Hãy đối xử với nạn nhân với sự nhạy cảm, tôn trọng. Đừng phản ứng căng thẳng với họ khi họ phản ứng như vậy với bạn. Luôn nói cho họ biết bạn là ai khi hỏi họ về thông tin.

3. Có thể bạn sẽ thu thập được nhiều hình ảnh máu me. Hãy hỏi bản thân xem những hình ảnh này có quan trọng cho mục đích lưu giữ hay không, hay nó quá sức chịu đựng đối với người xem để quyết định.

4. Hãy làm mọi việc có thể để tranh xâm nhập vào nỗi đau riêng tư của ai đó. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chụp hình hay quay phim những tâm trạng có ở hiện trường. Nhưng không nên làm phiền người khác nếu họ đang thể hiện nỗi đau của mình hay xâm nhập tư gia bất hợp pháp.

5. Hãy hiểu rằng bạn là con người cần quan tâm tới tinh thần cảm xúc của bản thân. Hãy chấp nhận những cảm xúc của bạn. Hãy chia sẻ điều đó với những người tin cậy. Hãy viết về cảm xúc đó, hãy thay thế những hình ảnh kinh khủng bằng những hình ảnh tích cực hơn. Duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe. Tiến sĩ Elana Newman, nhà tâm lý họ đã điều tra 800 phóng viên ảnh nói tại Hội nghị Hiệp hội phóng viên ảnh Mỹ rằng: “Chứng kiến cảnh chết chóc hay thương tật thực sự rất có hại, càng chứng kiến nhiều càng có hại. Người phóng viên ảnh càng phải làm nhiều công việc như vậy thì họ càng có nhiều nguy cơ chịu hậu quả về tâm lý.” Nếu bạn thấy mình như vậy, và không thể chịu đựng được, hãy đến gặp các nhà tư vấn.

(Theo dartcenter.org)

Comments