Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 16.7.2017.
Richard Streimatter-Tran vừa kết thúc đợt triển lãm cá nhân kết hợp với các tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy thuộc thế hệ thứ nhất mỹ thuật hiện đại Việt Nam ở gallery de Sarthe (Hong Kong) ngày 8.7. Sau gần 15 năm sống và thực hành nghệ thuật ở Việt Nam, sự chuyển hóa của anh mang nhiều dấu ấn của quá trình biến chuyển trong nghệ thuật đương đại Việt Nam.
De Sarthe là gallery ra đời năm 1977 tại Pháp và năm 2011 tại Hong Kong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đấu giá, và là đại diện cho một số lượng lớn các nghệ sĩ quốc tế, từ các nghệ sĩ Pháp trường phái ấn tượng, tới các bậc thầy hội họa hiện đại và hậu chiến, tới thế hệ các nghệ sĩ đương đại đang nổi. De Sarthe muốn triển lãm khoảng 40 tác phẩm các họa sĩ thành danh của nghệ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Phổ, Lê Quang Tinh, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Hồng Linh, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm. Để đặt các tác phẩm vào một góc nhìn đương đại, giúp kết nối với người xem hiện tại và cũng giúp truyền thông tốt hơn, họ mời Richard Streimatter-Tran, nghệ sĩ đương đại sống tại Việt Nam, tham gia “đồng triển lãm” với những tác phẩm được anh sáng tạo riêng cho triển lãm này. Trong triển lãm “Các cuộc khởi hành: Kết nối nghệ thuật hiện đại của Việt Nam với R.Streitmatter-Tran (Departures: Intersecting Modern Vietnamese Art with R. Streitmatter-Tran), các tác phẩm hội họa của các họa sĩ hiện đại thời đầu của Việt Nam được sắp đặt kết nối với các tác phẩm của Richard, tạo ra sự liên tưởng, đối thoại trong bối cảnh mới, đem lại những góc nhìn mới về các tác phẩm có tầm quan trọng về lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.
Tại sao lại là “khởi hành”? Các họa sĩ thế hệ đầu tiên ấy đã rời bỏ đất nước ra đi đến Pháp và tạo dựng sự nghiệp ở châu Âu. Richard, sinh năm 1972, sinh ra ở Biên Hòa, đến Mỹ năm 8 tuổi sau khi được cha mẹ người Mỹ gốc Đức nhận nuôi, tốt nghiệp ngành nghệ thuật truyền thông ở ĐH Nghệ thuật Massachusetts, rời Mỹ và trở về Việt Nam từ năm 2003 trong thời điểm có làn sóng nghệ sĩ gốc Việt trở về quê hương. Một luồng khởi hành rời Việt Nam, một luồng rời khỏi Mỹ gặp nhau, tạo ra sự va chạm và cả giao thoa của hai luồng suy nghĩ thuộc hai thế hệ cả trăm năm đã tạo ra tính độc đáo của triển lãm lần này.
Đọc tiếp ở đây
Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 16.7.2017.
Tác giả: Khổng Loan