Hơn 20 năm kể từ khi nằm lặng lẽ trên căn gác xép của lâu đài Jegenstorf ở ngoại ô thủ đô Bern, Thụy Sĩ, di sản khoảng 300 tác phẩm, hiện vật, tài liệu, sổ sách của họa sĩ Trần Phúc Duyên (1923-1993) cuối cùng đã trở về Việt Nam.
Một phần trong số đó lần đầu tiên ra mắt công chúng yêu nghệ thuật tại quê hương ông từ ngày 21-7-2023. Tất cả bắt đầu từ một chữ “Duyên” kỳ diệu và hành trình hồi hương bộ sưu tập kéo dài 5 năm của hai nhà sưu tập Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh (Phạm Lê Collection).
Số lượng gallery nghệ thuật trên thế giới hiện nay ít hơn so với 10 năm trước, nhưng các chủ phòng tranh nghệ thuật tại Việt Nam lại nhận thấy thị trường trong nước đang có nhiều khởi sắc. Và ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc mua tác phẩm của nghệ sĩ trong nước.
Hoa hồng, rượu vang trắng lộng lẫy khai trương các phòng tranh, triển lãm… không che khuất được một sự thật phũ phàng là rất nhiều gallery đã đóng cửa. Vì nhiều lý do: giá thuê mặt bằng tăng cao, các hội chợ và triển lãm nghệ thuật quá tốn kém chi phí để tham gia, hoặc các sở thích sưu tầm thay đổi xoành xoạch.
Số lượng gallery giảm trên thế giới
Báo cáo từ UBS và Art Basel, The Art Market | 2018, cho thấy tỉ lệ các gallery mới mở đã giảm mạnh trong 10 năm qua trên thế giới: Năm 2017, chỉ 0,9 gallery được mở so với một cái bị đóng, giảm so với tỉ lệ 5 cái mở khi 10 cái đóng cách nay 10 năm. Điều đó cho thấy thị trường nghệ thuật thế giới có thể đang bị mất động lực khi các gallery mới phải đối mặt những rào cản gia nhập thị trường khó khăn hơn.
Nghiên cứu này do TS. Clare McAndrew, nhà kinh tế học nghệ thuật lâu năm, với dữ liệu từ Artfacts, công ty đặt tại Berlin chuyên theo dõi các nghệ sĩ, gallery và các cơ quan nghệ thuật thực hiện. Để lọt vào kho dữ liệu Artfacts, một gallery cần phải tham gia vào một hội chợ nghệ thuật lớn trên thế giới trong 11 năm qua, tức là nhiều gallery hoạt động ở tầm mức địa phương không được ghi nhận. Dù vậy, kết quả cũng cho thấy một xu hướng đáng lo ngại trong thị trường nghệ thuật thế giới: sự tham gia của các nhà môi giới nghệ thuật (dealer) đang ngày càng giới hạn cho những người tiếp cận được với vốn đầu tư và một mạng lưới người mua nhất định.Continue reading →
Bài viết đăng trên Forbes Vietnam số 52, tháng 10.2017. Xem bản đầy đủ và các hình ảnh trên tạp chí in. Bản quyền Forbes Vietnam. Tác giả: Khổng Loan
Khu lễ tân của tòa nhà dịch vụ căn hộ Saigon Domain Luxury Residences yên ả bên bờ bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM) gây ấn tượng bằng những tác phẩm nghệ thuật nguyên bản và đa dạng chất liệu. Hai bức vẽ phiên chợ quê với chất liệu giấy xé của Hồ Hoàng Đài; những tác phẩm điêu khắc “Vô đề” ở hình dạng nhọn, màu đen với chất liệu men tráng trên thép và hình cuộn tròn như kén bằng ván gỗ MDF của nghệ sĩ người Úc George Papadimas. Một tác phẩm gợi mở về văn hóa Việt Nam và một khiến người xem suy tưởng ở tầng mức ý niệm.
Những tác phẩm này thuộc Post Vidai, bộ sưu tập nghệ thuật đương đại tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay. Người đặt nền móng của bộ sưu tập cũng là chủ và CEO của Saigon Domain, ông Olivier Mourgue d’Algue, 55 tuổi. Bắt đầu sưu tập từ năm 1993, sau này kết hợp cùng vợ và một người bạn thân kiêm đối tác kinh doanh, bộ ba này đồng sở hữu khoảng 500 tác phẩm nghệ thuật. “Đây là bộ sưu tập mang tính chứng nhân, vì nó chứng kiến sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam kể từ sau cuộc đổi mới kinh tế vào cuối những năm 1980,” Olivier nói với Forbes Việt Nam trong cuộc trò chuyện đầu tiên với báo chí trong nước kể từ khi ông bắt đầu sưu tập cách nay khoảng ¼ thế kỷ.
Nghệ thuật đương đại là nghệ thuật của hiện tại, thể hiện góc nhìn của các nghệ sĩ với xã hội đương thời, và khán giả trở thành một phần quan trọng trong việc tạo nên ý nghĩa và sự biểu đạt của tác phẩm. Post Vidai – Hậu Vĩ đại – sưu tầm tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam, Việt kiều và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Họ có thể đã định danh quốc tế, trong nước, và cả những tên tuổi mới, đang lên, với những góc nhìn phản biện ở một đất nước trong quá trình định hình và tái định hình đặc tính văn hóa của mình. Continue reading →
Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ CUối Tuần tháng 8.2017
Vượt qua những mai mỉa dạng này hay dạng khác về những nhân vật “trưởng giả học làm sang” trong địa hạt nghệ thuật, những người kinh doanh thành công trên thế giới đã và vẫn đang đặt dấu vết ảnh hưởng tích cực của mình lên cộng đồng nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau.
Thế giới thật là “có mắt mà không thấy núi Thái Sơn” – không hiểu biết gì về nghệ thuật và triết lý nghệ thuật hay những tác phẩm vĩ đại của bạn ahehe. Sao lại có thằng kia nó sáng tác phọt phẹt thế mà bán cứ vèo vèo thế nhỉ? Có thể bạn đã lầm bầm như vậy.
Có ba lý do bạn không bán được tác phẩm sáng tác của mình:
1) They do not like you: – Họ không thích bạn
2) They cannot find you: – Họ không tìm thấy bạn
3) They do not know you exist: – Họ không biết là bạn tồn tại
—
Mọi thứ đều có lý do. Đời rất cay đắng – bạn nhìn vào trong kho tranh của mình và vò đầu bứt tai.
Nhưng đừng lo, có vài bước rất cơ bản giúp cải thiện tình hình. Chỉ cần bạn thay đổi tư duy. Cơ hội không bao giờ hết.
Công nghệ đang thay đổi tất cả. Bạn có tài năng (đấy là bạn nghĩ thế và có thể thị trường có vài người nghĩ thế), giờ bạn có công cụ nữa.
Các họa sĩ bắt kịp với thời đại di động thông minh đang có những bước đầu tạo dựng online – footprint (dấu vết trên mạng), từ đó convert (chuyển đối) từ người quan tâm tới tác phẩm của họ thành người mua. Việc này không khác gì thương mại điện tử mấy. Nhưng nghệ thuật có những thứ khang khác một tí.
Một điều đáng ý là danh sách lý do trên không có lý do: they have no money – Họ (khách hàng) không có tiền.
Giờ giải quyết từng bước một:
Nếu họ (khách hàng) không thích tôi?
Đây thực ra là lý do tệ nhất (và cần nhiều sự dũng cảm để thừa nhận), nhưng có thể giải quyết được. Chuyện khách hàng (hay các thành phần khác trong thị trường mỹ thuật) không thích tác phẩm của mình chả phải là tận cùng thế giới và không phải là hết cơ hội lật ngược thế cờ. Continue reading →