Bộ ba đưa Openasia thành nhà kinh doanh hàng xa xỉ dẫn đầu thị trường

Nhiều người không xa lạ với các thương hiệu lừng danh thế giới nhưng có thể chưa biết nhiều về Openasia Group, nhà phân phối chính thức nhiều thương hiệu xa xỉ tại thị trường Việt Nam thông qua pháp nhân thành viên, công ty Quốc tế Tam Sơn (nghĩa là Ba ngọn núi).

“Người Việt Nam có câu: ‘Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.’ Đó chắc chắn là chúng tôi. Ba chân cùng tạo ra chuyển động, cùng lớn lên. Mọi người trong công ty cảm thấy an toàn vì sự ổn định chắc chắn. Vì kiềng ba chân là nền tảng, chúng tôi trở thành rừng, thành núi. Đó là bí mật của chúng tôi,” ông Đoàn Viết Đại Từ, chủ tịch Openasia Group chia sẻ công thức thành công khi tham gia trả lời phỏng vấn độc quyền với Forbes Việt Nam cùng hai đồng sáng lập.

Openasia Group hiện cung cấp một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ phục vụ lối sống cao cấp hàng đầu ở Việt Nam. Khởi đầu của Openasia Group là từ một công ty tư vấn tài chính ra đời năm 1994 với ba đồng sáng lập gồm ông Đoàn Viết Đại Từ (người Pháp, có cha là người Việt và mẹ là người Pháp), bà Nguyễn Thị Nhung (CEO) và ông Christian de Ruty (người Pháp, giám đốc điều hành).

Đọc tiếp tại đây.

Bài viết đăng trên Forbes Việt Nam số tháng 3.2023.

Ai cũng có vũ trụ ẩn ức của riêng mình – EEAAO

Everything Everywhere All at Once

Cliché! Cliché!

Timeless cliché!

Đúng thế, những chủ đề đã vô cùng quen thuộc trong điện ảnh:

  • Chủ nghĩa hiện sinh: Ta là ai, ta làm gì ở thế giới này, thế đời ta chỉ có thế này thôi à, chắc phải còn gì hơn nữa chứ nhỉ? Mà nếu hơn nữa thì đó là gì?
  • Chủ nghĩa phi lý (absurdism)
  • Tình cảm gia đình.
  • Tình cảm vợ chồng.
  • Tình cảm cha mẹ và con cái.
  • Con nghĩ mẹ không hiểu mình, không quan tâm tới mình.
  • Mẹ nghĩ con ngang bướng, không nghe lời mình.
  • Vợ thất vọng vì hiện thực, vì ông chồng, nghĩ trời ước ước gì mình không lấy lão này có khi đời mình đã khác.
  • Chồng dù thất vọng với chính mình vì đã không làm cho người mình yêu hạnh phúc, nhưng vẫn muốn kiếp sau lấy tiếp bà này (Mô Phật).
  • Khác biệt văn hóa. “I’m not Evelyn. I’m your mother!”
  • Con người không hài lòng với hiện thực, luôn mơ ước những hiện thực thay thế – những vũ trụ khác – nơi chúng ta có thể làm những gì mình muốn. Thành siêu nhân, thành siêu sao, thành kỳ hoa dị thảo, thành tất cả những thứ điên rồ nhất, không có giới hạn cho sự điên rồ này.
  • Sự vô nghĩa của cuộc đời. Vì nó quá vô nghĩa, ta phải làm cho nó có nghĩa.
  • Cha mẹ có thể đang tạo ra những monsters mà không hề hay biết.
  • Luật nhân quả
  • Kết thúc phim có hậu.
Continue reading

Hội thảo Phụ nữ “Trí sáng” của Forbes Việt Nam

“Biết người là trí. Biết mình là sáng.”

“Tuệ là tất cả. Chúng sanh nghĩ gì sẽ thành thế đấy.”

“Con xin tạ ơn vì món quà con được ban tặng – trí não của con. Một món quà lộng lẫy, hoành tráng và độc nhất vô nhị. Trí óc con là của con và của riêng con mà thôi. Con biết ơn nó và chăm sóc nó thật kỹ lưỡng, để vinh danh nó.”

Buổi trò chuyện về cách chăm sóc trí não của mình.

Diễn giả:

Thạch Lê Anh, cố vấn khởi nghiệp, nhà đầu tư, chủ nhiệm VSV

Sangeeta Kaur (Teresa Mai), ca sỹ người Mỹ gốc Việt, Grammy winner 2022 cho album nhạc cổ điển xuất sắc nhất.

Host: Khổng Loan

Location: The Sentry / HCMC

#womenworkshop

Hội thảo Phụ nữ “Trí sáng” của Forbes Việt Nam

Đi tìm hệ sinh thái âm thanh đô thị mới

Âm thanh đô thị có thể được nhìn nhận như một căn tính, một di sản hay nguyên liệu thô, một đặc tính văn hóa, và một chỉ dấu. Không gian âm thanh có thể nói cho chúng ta biết điều gì đó về quá khứ và cả những khả năng của tương lai.

Tôi có thói quen đi dạo vào buổi trưa, dứt mình ra khỏi sự bận rộn và luồng suy nghĩ công việc. Khu

vực trung tâm của Sài Gòn có những con đường dài, rợp bóng cây xanh, với những công trình kiến trúc duyên dáng đón những chiếc lá nhỏ rớt xuống theo từng làn gió thoảng qua. Tôi đeo tai nghe lọc tiếng ồn, chỉ để nghe âm thanh của những bản nhạc yêu thích. Nhưng có lẽ đó không phải là cách tốt để thưởng thức thành phố này.

Sài Gòn với hơn 10 triệu dân đã đột ngột rơi vào tĩnh lặng khi cả xã hội phải giãn cách, phong tỏa trong đại dịch. Thỉnh thoảng mới có tiếng còi xe cứu thương chạy qua. Không có âm thanh, không có tiếng ồn nghĩa là một thành phố không có sức sống, ai đó đang mất việc, ai đó đang ốm phải ở nhà… không có những hoạt động ở nơi công cộng khiến cho đô thị không còn là đô thị. Sự ồn ã quen thuộc chợt biến mất.

Continue reading