TTCT – Khủng hoảng thế giới có ảnh hưởng gì tới hội chợ nghệ thuật Basel (Art Basel) – hội chợ nghệ thuật lớn nhất và có thể nói là táo bạo nhất, gây tranh luận nhất thế giới hiện đại?
Đọc tại đây
TTCT – Khủng hoảng thế giới có ảnh hưởng gì tới hội chợ nghệ thuật Basel (Art Basel) – hội chợ nghệ thuật lớn nhất và có thể nói là táo bạo nhất, gây tranh luận nhất thế giới hiện đại?
Đọc tại đây
Mỗi một danh sách đưa ra đều gây tranh cãi. Làm gì có cái gì không gây tranh cãi trên đời này chứ! Ví dụ danh sách này sao không có nhà hàng Shang Palace của tôi? Phở Dậu đâu? Pizza4Ps đâu :p
Danh sách nhà hàng sao Michelin được đưa ra nhờ vào những đánh giá của những người chuyên đi đánh giá nhà hàng cho Michelin, gọi là những thẩm định viên. Đây là một danh sách xếp hạng những nhà hàng, quán ăn phù hợp với nhiều tiêu chí khác nhau, từ fine dining (ít mà bổ dưỡng, tiền không quan trọng) tới món ăn đường phố (chắc bụng không vơi túi tiền) của hãng chuyên về lốp xe Michelin.
Continue readingVệ sinh thân thể là một trong những điều Bác Hồ dạy. Hẳn rồi, tất cả chúng ta ai mà đi học dưới mái trường ở Việt Nam đều đã thuộc lòng.
“Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ…”
Nhưng thời đó, chưa ai nghĩ tới thực tế là trí não chúng ta cũng dễ bị ô nhiễm.
Trí não bị ô nhiễm vì đại dịch thông tin.
Đại dịch chính là một cơn khủng hoảng y tế, mà số ca mặc một số loại bệnh nhất định đã vượt khỏi khả năng xử lý của lực lượng y tế.
Đại dịch với trí não là vì trí não chúng ta tiếp cận quá nhiều thông tin, bội thực, dư thừa, ăn đồ dở.
Continue readingChuỗi phim Beyond the lobby về các khách sạn và khu nghỉ dưỡng lạ và đẹp nhất thế giới đã giúp tôi đỡ nghiền mỗi khi cơn thèm chu du trỗi dậy. Tập về khách sạn Royal Mansour (Morocco) đã kết thúc bằng một phỏng vấn ngắn của người dẫn chương trình và một người phục vụ phòng riêng, gọi là butler.
Nói thêm về khách sạn này, là khách sạn sang trọng nhất ở Morocco, trung bình 15 người phục vụ 1 khách. Nhân viên đều chủ yếu ở tầng hầm, đi lại trong một hệ thống rất tinh vi ở dưới, khách ở hầu như rất hiếm khi thấy họ, chỉ thấy phòng ốc lúc nào cũng đẹp đẽ sạch sẽ, như bà tiên trong quả thị hiện ra rồi biến mất. Đỉnh cao của luxury là sự riêng tư tuyệt đối. Ta không thấy ai mà không ai thấy ta.
Trong một buổi ngồi trò chuyện ở gia đình người butler, ở quê, một gia đình rất giản dị và đang có đời sống vật chất khá hơn nhờ đứa con đi làm xa, người dẫn chương trình hỏi: “Khi anh phục vụ anh có thấy mình thấp kém không?”
Continue readingTác giả Thomas Chatterton Williams trong một bài viết trên The Atlantic đã lập luận rằng: Nếu ta tự xác định mình là người bài sách / không đọc sách, thì điều đó gợi ý về một sự thiếu hụt về nhân cách (trong ta).
Thiếu hụt – deficiency – cũng như thiếu i-ốt ấy.
Thomas lập luận về việc chúng ta đang chứng kiến có nhiều người tỏ ra cool ngầu bằng cách bài bác chuyện sách vở, và còn tự hào khoe rằng tôi chẳng hứng thú gì với sách vở, tự hào vì là người không đọc sách. Tôi thành công là nhờ đời dạy, nhờ tôi khôn ngoan hơn người. Những lời tuyên bố đó không chỉ disturbing, mà còn vì nó được nói nhiều quá đến mức, tác giả nghĩ rằng nó sẽ tạo thành một suy nghĩ phổ biến, rằng không đọc sách vẫn thành công, thành người, vẫn làm ăn được và vẫn làm người được.
Continue reading