Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí

Việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo chí ra sao luôn có tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt, và những người làm nghề chuyên nghiệp luôn luôn được yêu cầu phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa hình ảnh, tên tuổi, thân nhân của các em lên báo.

Yêu cầu đó lại càng được nhấn mạnh hơn khi các em còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng để có những phản ứng, hay đưa ra những yêu cầu người khác như những người trưởng thành trong xã hội.

Các tổ chức truyền thông cần xem những hành vi vi phạm quyền trẻ em và các vấn đề liên quan đến an toàn của trẻ em như: thông tin cá nhân, an ninh, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, và tất cả các hình thức bóc lột trẻ em cũng quan trọng như những các câu hỏi đặt ra trong các cuộc điều tra và tranh luận công chúng.

Trẻ em có quyền tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân, các trường hợp ngoại lệ duy nhất đã được nêu lên rõ ràng trong các nguyên tắc này.

Các nhà báo và các chuyên gia truyền thông có nhiệm vụ duy trì tiêu chuẩn đạo đức và tính chuyên nghiệp cao nhất cũng như thúc đẩy việc phổ biến thông tin liên quan đến Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và những hàm ý của công ước đối với việc thực hành tự do báo chí.

Hoạt động báo chí gắn liền với đời sống và phúc lợi của trẻ em phải luôn luôn được thực hiện cùng với sự đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ em. Các nhà báo cùng với phương tiện truyền thông đại chúng cố gắng duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong việc đưa tin các vấn đề về trẻ em.

Đặc biệt, họ phải có trách nhiệm:

1. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn tốt nhất về độ chính xác và độ nhạy cảm khi đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

2. Tránh thực hiện các chương trình và công bố những hình ảnh xâm phạm đến không gian riêng tư của trẻ hay thông tin gây tổn hại cho chúng.

3. Tránh trình bày theo khuôn mẫu và mang tính giật gân để tăng chất liệu báo chí liên quan đến trẻ em.

4. Xem xét kỹ những hậu quả xuất phát từ việc công bố bất kỳ tài liệu nào liên quan đến trẻ em và giảm thiểu những tác hại gây ra cho chúng.

5. Bảo vệ trẻ em khỏi việc bị theo dõi (bị nhiều người biết đến) hoặc bị nhận ra, trừ khi điều này được thực hiện vì lợi ích công chúng.

6. Cho trẻ em quyền tiếp cận với phương tiện truyền thông khi có thể, để các em có thể bày tỏ ý kiến của mình mà không bị ép buộc dưới bất cứ hình thức nào.

 7. Độc lập xác minh thông tin được trẻ em cung cấp em cũng như đảm bảo quá trình xác minh diễn ra không gây nguy hại cho trẻ.

 8. Tránh sử dụng các hình ảnh tính dục của trẻ em.

9. Sử dụng các phương pháp công bằng, cởi mở và thẳng thắn để có được hình ảnh của trẻ em và, nếu được, cần có sự đồng ý của các em hoặc người lớn có trách nhiệm, người giám hộ hoặc người chăm sóc các em.

10. Xác minh giấy ủy nhiệm của tổ chức bất kỳ muốn lên tiếng thay cho trẻ em hay đại diện cho lợi ích của trẻ em.

11. Không thanh toán tiền với trẻ em đối với các tài liệu liên quan đến phúc lợi của trẻ em hoặc cho cha mẹ hoặc người giám hộ, trừ khi nó vì lợi ích của trẻ.

Các nhà báo phải nghiêm túc kiểm tra các báo cáo đệ trình và các tuyên bố của Chính phủ về thực hiện Công ước LHQ về Quyền trẻ em ở nước mình. Phương tiện truyền thông không nên xem xét và viết tin bài tình trạng của trẻ em như là các sự kiện, mà phải liên tục tường thuật quá trình hoặc nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các sự kiện này.

IFJ, Liên đoàn Nhà báo Quốc tế

Comments