Tiêu chuẩn và giá trị Reuters (P5)

Tham gia các cuộc thi và giải thưởng

Reuters khuyến khích nhân viên của mình gửi những sản phẩm mọi lĩnh vực để tham gia các sự kiện báo chí dành cho phóng viên xuất sắc. Cần lưu tâm rằng những hành động như vậy phải bảo đảm không mâu thuẫn với Quan điểm niềm tin hoặc những nguyên tắc hoạt động của các phòng ban. Các nhân viên có thể tự ứng cử các giải thưởng mà Reuters đề ra nếu được cấp trên cho phép. Việc tham dự những giải thưởng ít tiếng tăm hay là thành viên ban giám khảo với tư cách phóng viên Reuters cũng phải được đồng ý mới được tham gia. Không được lấy những sản phẩm làm cho Reuters mà chưa sử dụng để dự thi, cũng như không được thay đổi sản phẩm dự thi, trừ phi cần phải làm theo quy định của cuộc thi.

Các nhân viên thường sẽ được đồng ý gửi những sản phẩm ở tất cả loại hình đã làm cho Reuters để dự thi tranh giải, kể cả giải thưởng bằng tiền mặt, của các cơ quan nghề nguyeepjcó tiếng hoặc tham gia ban giám khảo của những cuộc thi đó.  Những trường hợp không được cho phép là tham gia giải thưởng từ những công ty, cơ quan, các nhóm vận động hành lang, chính phủ, các đảng chính trị hoặc những hiệp hội, nhóm tuyền truyền tự tặng thưởng cho mình, hoặc mục đích tặng thưởng là để gây ảnh hưởng tới công việc của người nhận thường hay tin bài của Reuters.

Bất kì giải thưởng nhỏ nào trao tặng cho sản phảm của Reuters nên được báo cáo ngay từ người nhận đến quản lý, để xem xét có vấn đề gì khác với các nguyên tắc hay không.

—————

Không thành kiến

Reuters sẽ không thể là Reuters nếu có thành kiến. Chúng tôi là một hãng thông tấn “không thuộc nhà nước” và đón chào mọi sự đa dạng tin tức, nhưng cũng yêu cầu tất cả nhân viên phải gác lại mọi quốc tịch và quan điểm chính trị của họ bên ngoài. Sự trung lập này là một thương hiệu trong tin tức của chúng tôi và cho phép chúng tôi trình bày mọi khía cạnh của vấn đề, mâu thuẫn hay tranh chấp mà không có gì để bàn luận ngoài sự chính xác và tường thuật công bằng. Khách hàng của chúng tôi và những nguồn tin giá trị của Reuters là điều mà chúng tôi phải làm việc để duy trì điều đó.

Không đứng về phía nào và nói từ mọi phía

Là phóng viên của Reuters, chúng tôi không cho chăm chăm vào mỗi khía cạnh nào trong vấn đề. Tin và hình ảnh của chúng tôi phải phản ánh được mọi điều chứ không chỉ một. Điều này sẽ dẫn đến một nền báo chí tốt hơn vì nó đòi hỏi chúng tôi phải dừng tại mỗi tầng của việc thu thập thông tin và tự hỏi “Tôi đã biết điều gì” và “Tôi cần biết điều gì”. Trong việc tường thuật một sự kiện đã diễn ra, ví dụ như, hiển nhiên là công ty được nhắm tới phải được cơ hội bày tỏ quan điểm của mình. Cũng tương tự như những tranh chấp chính trị hay mâu thuẫn quân sự, phải có tối thiểu thông tin từ hai phía và chúng tôi sẽ có nguy cơ bị xem là tin đồn nếu chúng tôi không có đủ không gian thích hợp để giới thiệu ý kiến từ nhiều phía khác nhau.

Đáp ứng tính khách quan không có nghĩa là lúc nào cũng phải dành đủ không gian của câu chuyện cho tất cả khía cạnh. Thủ phạm của một vụ bạo động hay thủ lĩnh của một đảng phái chính trị mờ nhạt dĩ nhiên sẽ được ít đề cập hơn những nạn nhân hay những đảng phải chính thống. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn cố gắng cực kì công bằng và cân bằng. Những lời cáo buộc không nên xem là một sự thật, sự buộc tội không nên xem là dấu hiệu của tội lỗi. Chúng ta có nghĩa vụ phải công bằng trong việc tạo cơ hội cho đối tượng được phản ánh trong câu chuyện thể hiện mình.

Chúng ta cũng phải chắc chắn chống lại tin đồn trong cách lựa chọn ngôn từ của chúng ta. Những từ như “đã tuyên bố” hoặc “dựa theo” cho thấy chúng ta đang nghi ngờ những gì đang nói. Những từ như “lo ngại” hoặc “hi vọng” có thể gợi ý chúng ta đang sử dụng những khía cạnh nào. Những động từ thể hiện sự bác bỏ hoặc thất bại có thể bao hàm một nhận xét đã qua biên tập và tốt nhất là nên tránh. Việc suy nghĩ về ngôn ngữ chỉ có thể cải thiện cách viết của chúng ta và nền báo chí của chúng ta.

Ý kiến và phân tích

Reuters tạo nên một sự rõ rang nhất định giữa thông tin thời sự rõ ràng và những mẫu ý kiến cá nhân.
Phóng viên của Reuters không thể hiện chính kiến của họ trong câu chuyện, video hay kịch bản. Trên blog hoặc các phòng chat thì họ có thể đóng góp cho quá trình làm việc của mình. Nguyên tắc cơ bản này đã tạo nên niềm tin to lớn giữa Reuters với các khách hàng và công chúng nhiều năm qua. Niềm tin này đã giữ sự đúng đắn trong tất cả các câu chuyện mà Reuters thực hiện, từ vấn đè tài chính cho đến vấn đề tổng quát ở bất kì ngôn ngữ nào và ở bất cứ loại hình nào.

Điều này không có nghĩa là những ý kiến nhân dân không có chỗ trong các câu chuyện của chúng tôi. Những ý kiến đó thường liên quan đến câu chuyện và rất cần thiết cho độc giả và người xem để hiểu hơn về ý nghĩa và hệ quả của nó.  Để xác nhận tính đúng đắn của ý kiến thì những điều trích dẫn phải được kiểm chứng và có trích dẫn nguồn rõ rang. Chúng tôi sẽ rơi vào nguy cơ tin đồn nếu chúng tôi cho đăng một nguồn tin vô danh, chẳng hạn như, “Tôi tin rằng công ty X đang trên đà tăng trưởng lợi nhuận và cổ phiếu của họ sẽ tăng giá tới 20% trong vòng sáu tháng tới”. Chúng tôi không có sự bảo vệ nào trong trường hợp cáo buộc chúng tôi đang làm việc với một nguồn vô danh để giúp đỡ nâng giá cổ phiếu của những công ty đó. Chúng tôi luôn tự bảo vệ mình bằng cách trích dẫn lại câu nói trên và thêm vào “Joe Mo, một chuyên viên phân tích tại Quản lý Quỹ Manchuk đang chiếm 7.3% vốn của công ty, nói.”

Trong các danh mục và những dịch vụ khác của chúng tôi, chúng tôi cho phép tác giả đứng tên bày tỏ quan điểm của mình. Chúng tôi luôn luôn ghi rõ những mẫu ý kiến này không phải là thông tin khách quan của vụ việc và những ý kiến đó không phải là biểu thị chính kiến của Reuters. Những nhà báo này được phép bày tỏ chính kiến của mình trong trong những mục đòi hỏi nền tảng vững chắc về vấn đề như ý kiến chuyên gia và sẽ không chấp nhận những ý kiến khiêu khích tấn công cá nhân.

Trách nhiệm của những biên tập viên cấp cao là nhằm bảo đảm chúng tôi đăng tải nhiều ý kiến khác nhau bằng cách thu thập hoặc ủy thác vào sự đóng góp của các công tác viên, khuyến khích sự tham gia vào bài báo của độc giả để phản ánh cái nhìn nhân văn trong một bản tin phong phú và đa dạng.

Các ý kiến phân tích luôn là một phần đắt giá trong những bản tin của chúng tôi và nó không nên nhầm lẫn với những cột ý kiến độc giả. Cho dù là trong bản in hoặc một mục Phân tích được xếp riêng biệt, chúng tôi cung cấp những cái nhìn tường tận về các sự kiện hoặc vấn đề và nhìn nhận nó bằng một góc mới và vẫn bảo đảm những tiêu chuẩn về công bằng của Reuters. Những nhận định chuyên nghiệp của người viết đóng góp một phần quan trong trong một bài phân tích tốt, chúng tôi phải bảo đảm không biến những ý kiến đó trở nên tản mạn khi xử lý. Một bài phân tích tốt sẽ được hỗ trợ bởi những thông tin được cung cấp và dữ liệu sẵn có và phụ thuộc vào nguồn và sự chuyên nghiệp của người viết. Bài phân tích không nhất thiết phản ánh quan điểm nhận được đa số đồng thuận; thực chất một số bài phân tích tốt có thể thách thức quan điểm này. Một câu chuyện được đặt tiêu đề là “Phân tích” có thể phù hợp với một bài viết nhiều thông tin và chuyên sâu vào một vấn đề với những độc giả trí thức cao, mà không cần một điểm nhấn nào trong câu chuyện.

(Còn nữa)

Link phần 4 và những phần trước đó

Tiêu chuẩn và giá trị Reuters (P4)

Sự độc lập

Sự độc lập là cốt lõi của thanh danh của chúng tôi, với tư cách là một tổ chức thông tấn toàn cầu “không thuộc nhà nước nào” và cũng là nền tảng của lòng tin cho phép chúng tôi tường thuật đủ khía cạnh của cuộc xung đột hay tranh chấp. Đó cũng là tính cốt lõi trong công việc của chúng tôi khi tường thuật về một công ty hay cơ quan, hoặc những cá thể  trong thị trường tài chính – mà nhiều người trong số đó cũng là khách hàng của chúng tôi, mà không cần để ý đến điều gì hơn ngoài sự chính xác, cân bằng và sự thật. Sự độc lập của chúng tôi không chỉ xuất phát từ Reuters mà còn từ nghĩa vụ của những nhà báo là phải tránh xung đột về lợi ích cũng như những tình huống có thể dẫn đến mâu thuẫn. Dưới đây không phải là bảng liệt kê đầy đủ những tình huống mâu thuẫn có thể nảy sinh. Nếu bạn cho là có một rắc rối tiềm tàng trong công việc hàng ngày thì nên báo cáo ngay với người quản lí.

Đầu tư cá nhân

Bạn không được phép để bất kì sự đầu tư cá nhân hay của gia đình ảnh hưởng đến công việc của Reuters. Như bản quy ước đối với nhân viên của Reuters, bạn không được sử dụng phương tiện hoặc danh tiếng của Reuters để làm lợi cá nhân hoặc bất kỳ ai khác. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng những sản phẩm tin tức của Reuters hướng đến thị trường người tiêu dùng.

Kê khai lợi ích tài chính

Khi bạn đang tường thuật thời sự, những thông tin tài chính hoặc các chủ đề khác thì bạn nên chắc chắn là sẽ không xảy ra tình huống nào có thể gây ra sự nghi ngờ Reuters có thiên kiến khi đưa tin đó. Mục Quy tắc Đạo đức của Reuters đã đề cập đến giải quyết những đầu tư các nhân phản ánh tiêu chuẩn chấp nhận được tại thời điểm mục quy tắc đang được viết. Thay đổi ngành nghề, và và môi trường hoạt động đã chỉ rõ chúng ta cần đặt mình vào một tiêu chuẩn cao hơn nhằm bảo vệ và phát triển thanh danh của Reuters về sự chính xác và công bằng. Những tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các phóng viên ở phòng biên tập hay các chức danh trong phần quy tắc. Các tiêu chuẩn đã được ghi chi tiết trong phần Đầu tư cá nhân của cuốn Handbook này. Thất bại trong việc tôn trọng những tiêu chuẩn này sẽ bị xử lí tại từng nơi xảy ra sự vi phạm.

Tác nghiệp ngoài Reuters

Bạn không được làm công việc bên ngoài việc của Reuters để kiếm thêm tiền, trừ phi người quản lí cho phép bạn làm điều đó từ trước. Những công việc được cho phép như viết sách hoặc viết báo, nói chuyện tại một hội nghị hoặc bán ảnh thương mai hoặc thời sự. Nếu những hoạt động này không ảnh hưởng đến Reuters thì bạn thường được cho phép. (Nhóm phóng viên tại Mỹ thì không cần phải xin phép để làm nghề tay trái trừ phi những hoạt động đó cạnh tranh với Reuters).

Kiểm tra lại nguồn tin

Reuters sẽ không bao giờ gửi lại cho nguồn tin câu chuyện, kịch bản hay hình ảnh để kiểm chứng thông tin trước khi xuất bản, đó là sự độc lập của chúng ta. Trong quyền hạn của mình, chúng ta cần đối chứng lại với nguồn tin về trích dẫn hoặc chỉ để trấn an mình là những thông tin sự kiện là đáng tin cậy, nhưng chúng ta cũng cần chắc chắn là chúng ta không phải không cho nguồn tin được thay đổi trích dẫn hay thông tin vì lợi ích của họ.

Những đối tượng phỏng vấn hay tổ chức hoặc công ty của họ thường đòi được xem lại bài trước khi đăng. Chúng ta nên từ chối lời đề nghị này nếu có thể. Nếu chúng ta phải gửi lại trích dẫn để được chấp nhận, chúng ta không nên đồng ý với những trích dẫn đã được thay thế sau đó. Và nếu có gởi lại cho nguồn tin thì chúng ta cũng nên đặt ra với nguồn tin thời hạn cụ thể phải xem xong để đồng ý.

Quà tặng và giải trí

Mục Quy tắc Đạo đức của Reuters nhắc nhỏ phóng viên rằng họ không được chấp nhận bất cứ khoản tiền, quà, dịch vụ hoặc lợi nhuận nào (cho dù là bằng tiền mặt hay loại hình nào khác) được nguồn tin đưa ra. Ở những xã hội có truyền thống tặng quà vào những ngày đặc biệt thì việc từ chối có thể tạo nên những phản ứng không hay, người phóng viên cần xem xét khía cạnh văn hóa và truyền thống của đất nước đó.  Một cách tốt để kiểm tra xem có nên nhận quà hay từ chối lịch sự chính là giá trị của món quà. Một món quà truyền thống tượng trưng thì nên nhận và những món quà đắt giá thì nên lịch sự từ chối. Nếu giá trị của món quà chưa đến mức từ chối thì phóng viên nên giao lại cho quản lí để quyên góp cho quĩ từ thiện. Nếu bạn không quyết định được liệu món quà có quá giá trị hay không thì hãy cứ giả định là nó rất đắt như thế, và trong trường hợp này thì nên thảo luận với quản lí để có cách giải quyết thích hợp.

Trong quá trình làm tin, phóng viên thường được mời ăn sáng, tiệc trưa hoặc cơm tối. Nếu những sự kiện này là đáng giá để có thông tin thì phóng viên nên đồng ý sự hiếu khách này. Chúng tôi không chấp nhận những cuộc vui – là những sự kiện không có giá trị tìm kiếm thông tin như lời mời nghỉ hè miễn phí, đi giải trí buổi tối hoặc chơi thể thao mà chi phí do nguồn tin chi trả. Chấp nhận những lời mời như thế mà không có giá trị tin tức gì có thể tạo nên một khái niệm là chúng ta cần phải “biết điều”trở lại đối với nguồn tin. Reuters có một loạt chính sách về hối lộ, tham nhũng, quà tặng và giải trí mà mỗi phóng viên đều có thể áp dụng trong mục Chính sách Cửa ngõ của Reuters.

Di chuyển và phương tiện đi lại

Các nguồn tin, thường là những công ty, sẽ thỉnh thoảng trả phí hoặc bao quá trình đi lại cho phóng viên để tác nghiệp. Quan điểm cơ bản của chúng tôi là phóng viên tự túc việc di chuyển của mình. Nếu vấn đề di chuyển có thể làm cản trở hoặc hạn chế việc tiếp cận nguồn tin thì phải tham khảo ý kiến cấp cao. Nếu câu chuyện được chứng tỏ là có tính thông tin và hay, cùng với việc chi trả phí để đi lại vượt quá khả năng phóng viên thì sẽ được cho phép nhận hỗ trợ vận chuyển từ nguồn tin. Trong trường hợp này, một số tiền quyên góp tương đương với chi phí mà Reuters đã nợ sẽ được tặng cho quĩ từ thiện.

Trong những tình huống ngoại lệ, phóng viên không thể lấy được tin mà không chấp nhận được bao phí di chuyển. Chẳng hạn như bay đến một nơi hẻo lánh để viết bài về nạn đói hoặc một về một tổ chức cứu trợ, bay đến khu vực chiến tranh, hay phỏng vấn một CEO hoặc một hãng hàn không tư nhân. Một lần nữa, nhà báo phải có sự cho phép của cấp trên mới được tiến hành. Và người quản lí cần phải cân nhắc những nhân tố như cách tiếp cận, giá trị của thông tin và liệu có xảy ra mâu thuẫn hay không (làm thế nào nếu trong chuyến đi sẽ chẳng có gì để viết).

Hối lộ và những sự dụ dỗ khác

Chúng ta không được nhận bất cứ quà hay đề nghị được trả ơn (cho dù là bằng tiền mặt hay hình thức nào khác) vì đã viết bài. Những hành động này là mồ chôn đạo đức của chúng ta, làm thấp hèn đi sự độc lập của chúng ta và có thể dẫn đến một án kỉ luật bao gồm cả đuổi việc. Nhà báo cần phải đánh giá họ nên chiêu đãi nguồn tin như thế nào. Chúng ta rõ ràng là cần phải dẫn nguồn tin đi ăn, đi uống để tiếp cận vấn đề và chúng tôi khuyến khích phóng viên làm thế. Nhưng nếu là đi chơi, thì không nên vượt quá ranh giới bình thường, sự hiếu khách và những nhu cầu cơ bản được chỉ dẫn cụ thể trong chính sách của Reuters về hối lộ, tham nhũng, quà tặng và giải trí.

Reuters không sử dụng quà có giá trị (cho dù là bằng tiền mặt hay hình thức nào khác) để gây ảnh hưởng với nguồn tin. Ở nhiều đất nước, quan chức chính phủ (và quan chức của các công ty quốc doanh) cũng hạn chế quyền lợi bên ngoài mà họ có thể nhận để thi hành nhiệm vụ. Việc đưa ra những đề nghị tặng quà như vậy có thể khiến Reuters và nhân viên của hãng bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Nhà báo cần tự vấn bản thân về những hạn chế xung quanh trước khi đề nghị tặng quà, cho dù là giá trị không đáng là bao, và cần được sự đồng ý của người quản lí.

Một số đối tượng ngoại lệ có hạn chế  đã được nêu trong chính sách của Reuters về việc cấm đề nghị, chi trả hay dụ dỗ, bao gồm cả những quan chức chính phủ. Những ngoại lệ này chỉ áp dụng với một phạm vi rất hẹp, ví dụ như nguy cơ sống còn và tàn phế, hoặc chi phí để làm nhanh các quá trình hành chính (dĩ nhiên phải hợp pháp). Những khoản tiền này thường rất nhỏ và phải được ghi nhận chính xác trong các bản báo cáo. Nhà báo cần phải được sự đồng ý của quản lý, quản lý cũng phải xem xét kĩ lưỡng và báo cáo về quyết định chấp thuận của mình cho nhóm luật sư của Reuters, trừ phi trường hợp đó đòi hỏi sự quyết định ngay tại chỗ và người phóng viên cần phải hành động theo tinh thần của các nguyên tắc hướng dẫn này.

Độc lập trong Reuters

Bộ Quan điểm niềm tin Reuters và Ban Sở hữu ra đời để bảo đảm sự độc lập của Reuters và cũng là sự độc lập của ban biên tập trong Reuters. Chúng tôi không viết câu chuyện hay chụp ảnh, quay phim để giúp đánh lật một bản hợp đồng mua bán hay thay thế những bài báo của chúng tôi về một công ty, chính phủ, viện vì lợi ích thương mại của Reuters. Công ty không trông đợi những tình huống này xảy ra trong ban biên tập. Ban biên tập chỉ muốn chúng tôi áp dụng những cách đánh giá tin tức, hình ảnh là công bằng và chính xác. Nếu một đồng nghiệp không thuộc ban biên tập đưa ra một vấn đề liên quan với câu chuyện, hình ảnh và tranh cãi rằng nó không đúng, thì chúng tôi rõ rang có nhiệm vụ phải xem xét lời phàn nàn đó.

Link phần 3 và các phần trước đó

Nuôi dưỡng quả tim tươi trẻ

Chào các bạn,

Nếu các bạn trẻ nhìn một vị quan chức tham nhũng hay doanh nhân ma đạo nào đó các bạn có nhận ra là đã một thời vị này cũng đã từng là một sinh viên trẻ, l‎ý tưởng, lãng mạn, nhiệt huyết, và yêu nước không?

Tất cả mọi người không-còn-trẻ đều đã có một thời là tuổi trẻ, với những mơ mộng, lãng mạn và l‎ý tưởng trong tâm mình.

Và người ta lớn lên từng ngày, và thay đổi từng ngày. Người ta trở thành nặng nề hơn, bụng phệ hơn, tóc ít hơn, tính toán hơn, tranh giành hơn, vị kỷ hơn, thủ đoạn hơn, ma đạo hơn… Mỗi ngày một tí, chỉ một tí, nên người ta không nhận ra thay đổi của mình… cho đến một lúc nào đó người ta tình cờ nhìn lại mình trong gương, nhớ lại mình vào thời xa xưa đó, nuối tiếc con người thơ trẻ và quả tim trong sáng của mình, và người ta thở dài, “Không ngờ cuộc đời đã thay đổi mình nhiều quá. Ôi, thời tươi trẻ nay còn đâu!”

Các bạn, những người không-còn-trẻ luôn luôn nuối tiếc tuổi trẻ của mình, vì đó là thời trong sáng nhất của họ. Đó là thời của mặt trời, so với một ngọn đèn dầu tù mù trong tâm thức của họ ngày nay.

Và rất nhiều bạn trẻ hôm nay sẽ tiếp tục tiến trình trưởng thành và hối tiếc đó. Đó có phải là định mệnh của con người không? Hay đó chỉ là sự mê muội của con người?

Các bạn, chẳng có một l‎ý do gì để bạn phải từ từ mất l‎ý tưởng, mất nhiệt huyết, và trở thành ma đạo khi bạn trưởng thành cả, trừ khi bạn để tâm trí của bạn bị tấn công tràn ngập bởi những tư duy và lối sống tiêu cực.

Bạn không cần phải học dối trá, dù sẽ có nhiều người dạy bạn là “người hiền chết sớm” hay “cây ngay bị gãy.”

Bạn không cần phải học “thời ma đạo thì phải sống ma đạo”.

Bạn không cần phải học “khôn sống dại chết”.

Bạn không cần phải học “mắt trả mắt, răng trả răng”.

Bạn không cần phải học “một con én không làm được mùa xuân”.

Cuộc đời có rất nhiều người tiêu cực, và họ luôn luôn nghĩ là họ khôn ngoan thông thái, và họ luôn luôn tin rằng ánh sáng của tuổi trẻ là chỉ để cho tuổi trẻ, lớn hơn là phải tắt ánh sáng, và họ chấp nhận nuối tiếc tuổi trẻ nhưng không chấp nhận giữ con tim của họ luôn tươi trẻ.

Vấn đề chính là ở đó—Giữ con tim ta luôn tươi trẻ, luôn rực rỡ như mặt trời, dù cuộc đời có đưa đến ta bao nhiêu phong ba bão tố.

Đó là quy luật chiến thắng: Luôn luôn tích cực. Luôn luôn nhiệt tâm, lý‎ tưởng và trong sáng như mặt trời.

Các bạn, trong các thế hệ kháng chiến, ta không thể tìm được một người kháng chiến nào có con tim già đi cả. Dù 40, 50 hay 60, quả tim của họ vẫn trong sáng, lý tưởng và nồng nhiệt như khi họ mới 20, vẫn say mê đắm mình vào con đường giải phóng dân tộc mà không hề bị hoen rỉ một tí nào. Vì thế, chúng ta đã luôn luôn chiến thắng.

Không có quy luật nào của đời sống nói rằng khi chúng ta trưởng thành quả tim của chúng ta phải trở thành hoen rỉ, vị kỷ, gian tham, tồi tệ đi cả.

Nhưng, trong xã hội thời bình, khi mục tiêu giải phóng dân tộc không còn là một vấn đề sống chết nữa, thì “nhàn vi cư bất thiện”, chúng ta bắt đầu có đủ mọi thứ “thầy” truyền bá đủ mọi thứ tư tưởng và nếp sống tiêu cực vị kỷ vào xã hội của chúng ta. Và họ sinh sôi nẩy nở nhanh như nấm, nhiều đến mức rất nhiều người trẻ mới ra trường một vài năm là đã bắt đầu thông thạo những lối ngõ ma đạo, trong khi những người trẻ khác thì thở dài chấp nhận “gặp thời thế thế thời phải thế.”

“Thời thế” của đất nước chúng ta không tạo ra bởi kim đồng hồ, mà tạo ra bởi sức sống trong tim của chúng ta. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối. Và tuổi trẻ là ánh sáng trong tim. Nếu nhiều chúng ta có ánh sáng trong tim, chúng ta tạo nên thời ánh sáng cho đất nước; nếu nhiều chúng ta chỉ toàn bóng tối trong tim, chúng ta tạo nên thời tăm tối. Vấn đề chỉ là quyết tâm của mỗi người nuôi dưỡng con tim của mình cách nào.

Và ánh sáng mạnh hơn bóng tối.

Vấn đề quan trọng nhất cho tuổi trẻ không phải là học thêm được các kỹ năng gì. Đó là chuyện hàng thứ hai. Chuyện hàng đầu là làm sao để giữ cho con tim mình trẻ mãi và trong sáng mãi. Và đây là một cuộc hành trình nhiều thử thách, vì như đã nói trên, sự thay đổi và hoen rỉ của con tim xảy ra hàng ngày, mỗi ngày một milimét, cho nên nhiều người sẽ không nhận ra và rốt cuộc sẽ gục ngã.

Cho nên các bạn cần phải có quyết tâm giữ vững con tim nhiệt huyết lý tưởng của mình, dù cho ai có vỗ về ngon ngọt gì. Và tập thói quen xem lại mình, xem lại con tim của mình, xem lại tác phong và hành động của mình thường xuyên, hàng ngày, để nếu mình đang đi xuống một bước thì mình phải thấy được điều đó, và vực mình lên lại.

Đừng rẻ tiền. Đừng hành động như công dân của một quốc gia chết đói nhiều chụp giật.

Các bạn, hãy có tác phong như một nữ hoàng và người ta sẽ đối xử với bạn như một nữ hoàng. Hãy có tác phong của ánh sáng và người ta sẽ đối xử với bạn như ánh sáng. Hãy có tác phong là công dân của một quốc gia vô địch và người ta sẽ đối xử với đất nước của bạn như một quốc gia vô địch.

Thân thể có thể mất đi,nhưng tinh thần thì vĩnh cửu. Thân thể ta có thể già cỗi, nhưng tâm ta có thể tươi trẻ trong sáng qua hàng vạn kiếp người, chẳng phải chỉ kiếp này.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Link gốc

Vấn đề là để giải, không để phàn nàn

Chào các bạn,
Có rất nhiều người hình như là chẳng hiểu gì về cuộc đời cả. Thấy bất cứ vấn đề gì họ cũng càm ràm càu nhàu. “Chỉ toàn là người vô trách nhiệm, xả rác bừa bãi, chẳng ai quan tâm cả.” “Nhà nước chỉ là một bọn giá áo túi cơm, chẳng ai lo đường xá tử tế cả.” “Học sinh ngày nay toàn là một lũ du côn, đánh nhau hàng ngày.” “Thời loạn lạc toàn là tham nhũng nắm quyền, ta về trồng rau ở ẩn là thượng sách.”

Nếu ta suy nghĩ thật kỹ càng, thì thực sự là chẳng có vấn đề gì là l‎í do để phàn nàn cả. Đường xá bẩn thỉu! Bò trâu đi chẳng cần đường có sao đâu? Chúng nó đánh nhau! Chó cắn nhau hàng ngày, chết ai đâu?

Nếu nhìn cuộc đời như chính nó, thì chẳng có vấn đề gì trên thế giới là lí do hợp luận lí để chúng ta phàn nàn. Nếu ta thấy vấn đề, đó là vì ta muốn đời sống của chúng ta hay hơn tốt hơn; và để hay hơn tốt hơn thì ta phải giải quyết vấn đề.

Tức là, sở dĩ vấn đề là vấn đề, là vì chúng ta muốn cải thiện đời sống của chúng ta. Vấn đề là lí do để cải thiện đời sống. Nếu ta không muốn cải thiện đời sống, thì vấn đề không là vấn đề.

Nếu bạn thấy vấn đề, tức là bạn muốn cải thiện đời sống. Nếu bạn muốn cải thiện đời sống, thì hãy làm gì đó để cải thiện đời sống. Làm gì thì tùy bạn, nhưng chắc chắn càm ràm phàn nàn thì chẳng giải quyết vấn đề. “Làm” ở đây có nghĩa là “giải quyết” hay “giúp giải quyết”. Nếu chẳng làm gì được thì ít nhất bạn có thể viết một bài báo/bài blog, nói rằng chỗ này có vấn đề, và kêu gọi nhà nước cùng mọi người hợp lực giải quyết vấn đề.

Nếu bạn không muốn giải quyết, thì cứ ở bẩn như bò cũng chẳng sao. Quyền tự do của bạn. Nhưng nếu đã vậy, thì bạn chẳng có vấn đề gì để phàn nàn.

Đây cũng chỉ như một khoa học gia thôi. Thấy một câu hỏi toán hay vật lí, thì một là tìm cách giải nó, hai là lờ nó đi. Nhưng chẳng nhà khoa học nào phàn nàn tại sao lại có vấn đề này.

Một điều khác rất quan trọng chúng ta cần nhớ là: Nếu bạn stress vì vấn đề thì bạn sẽ bị stress vĩnh viễn, đời đời. Xã hội loài người, dù là ở đâu và thời nào, cũng không bao giờ hoàn toàn, luôn luôn có chỗ này chỗ kia có thể cải tiến cho khá hơn. Có nghĩa là, bạn sẽ luôn luôn thấy vấn đề để cải tiến, cho dù bạn có sống đến 1000 tuổi tại bất kì nơi đâu. Chẳng lẽ bạn stress vĩnh viễn đời đời sao?

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Link gốc

The Shorenstein Center Fellowship Program

The Shorenstein Center Fellowship Program offers an opportunity for outstanding journalists and scholars to spend a semester at Harvard University, where they can share their knowledge and expertise in a collegial and intellectually stimulating environment. The mission of the fellowship program is to advance research in the field of press, politics and public policy; provide an opportunity for reflection; facilitate a dialogue among scholars, journalists and policymakers; and create a vibrant and long-lasting community.

Since 1986 the Center has hosted more than 200 visiting journalists and scholars. They have traveled from around the world and across the United States. Papers and books by former fellows have added significantly to the body of work on press and politics. Fellows’ papers have been published as articles in journals such as Foreign Affairs and the Columbia Journalism Review, and have formed the basis for longer books.

Fellows participate in the Center’s seminars and conferences, attend public lectures and explore cultural and intellectual offerings at Harvard. The Shorenstein Center creates opportunities for its fellows to interact with fellows, students, and faculty from other Harvard programs. Each Shorenstein fellow is assigned a student assistant to facilitate their research, and participates in special activities for students and fellows.

http://www.hks.harvard.edu/presspol/fellowships/