Vì sao thế giới phản ứng chậm trước thảm họa ở Pakistan?

Đáp lại lời kêu gọi cứu trợ khẩn cấp 459 triệu USD của Tổng thư ký Ban cho Pakistan, phản ứng của thế giới đối với 20 triệu nạn nhân đang chịu ảnh hưởng của đợt lũ 2 tuần qua vẫn rất khiêm tốn. Cho tới nay, Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất, sau đó là Anh. Còn Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg gọi phản ứng của thế giới là “thảm hại”.

Vì sao lại như vậy? Các quan chức của OCHA và Tổ chức Thầy thuốc không biên giới nhận đính, lý do chính là hậu quả của sự “thâm hụt hình ảnh” của Pakistan đối với dư luận phương Tây . Hình ảnh Pakistan tạo ra trên truyền thông là nạn tham nhũng hoành hành và những mối liên hệ với Taliban. Các nhà tài trợ tỏ ra không tin là số tiền của họ sẽ được giải ngân hợp lý và dễ rơi vào tay những kẻ cực đoàn khủng bố, dù thảm họa đã làm ít nhất 2.000 người thiệt mạng,  gây ảnh hưởng tới trung tâm đầu não của ngành lương thực nước này. Cảnh báo của IMF cho thấy, Pakistan là quốc gia dựa rất nhiều vào viện trợ nước ngoài để phát triển, Pakistan sẽ phải chịu hậu quả rất lâu dài.

Theo AFP, 1 tuần sau khi bắt đầu nỗ lực quyên tiền cho các nạn nhân Pakistan, liên minh các tổ chức từ thiện Canada – Core Canada – mới quyên được 200.000 USD, ít hơn rất  nhiều so với chiến dịch tương tự sau trận động đất ở Haiti hồi tháng 1-2010. Khi đó, họ đã quyên được hơn 3,5 triệu USD. Nick Moyer điều phố viên của Core Canada cho rằng, với Haiti, không ai đặt câu hỏi hay thắc mắc gì.

Nhưng với Pakistan, nhiều câu hỏi lơ lửng trên đầu, và việc nhận được viện trợ quốc tế của Pakistan rất khó khăn.  Moyer nói khoảng cách, văn hóa, và ngôn ngữ đều có vai trò quan trọng. Hình ảnh của 1 quốc gia dễ bị bỏ qua khi tình hình ở đó ổn định. Nhưng khi thiên tai thảm họa bất ngờ kéo đến khiến chính phủ trở tay không kịp, thì việc người dân ở đó được thế giới cứu trợ thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào những gì mà chính phủ nước đó đã tạo dựng từ trước.

Elizabeth Byrs, phát ngôn viên của Văn phòng điều phối các vấn đề hỗ trợ nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết, hình ảnh mà chính phủ Pakistan tạo dựng ra đã ảnh hưởng lớn tới lòng rộng lượng của người khác.

Trong khi đó, những nạn nhân lụt lội đã chặn 1 con đường chính ở tỉnh Sindh để phản đối việc chính phủ cấp hàng viện trợ khẩn cấp quá chậm chễ, và yêu cầu chính quyền cần làm nhiều hơn nữa trong tình cảnh rối ren này. “Chính phủ ở đâu?” – người biểu tình Mohammad Laiq đặt câu hỏi với Reuters. Ông cho rằng dường như từ lúc lụt lội xảy ra, không thấy bóng dáng chính phủ đâu cả. Mất nhà cửa, gia súc, con cái, bản thân những người sống sót đang có tương lai đen tối. “Chúng tôi phải làm sao? Chúng tôi phải nói điều này với chính phủ và phải là trách nhiệm của chính phủ làm tất cả những gì có thể (để cứu dân)” – ông nói.

“Sự chậm chễ (trong phản ứng của cộng đồng thế giới về thảm họa) thật kinh khủng, nhưng chẳng có gì ngạc nhiên. Vài năm qua, người Mỹ đọc tin về Pakistan chỉ để nhận được vài thông điệp: 1. Người Pakistan ghét người Mỹ; 2. Pakistan có vấn đề về quân sự và là mối đe dọa với Mỹ và các lợi ích  của Mỹ; 3. Chính phủ Pakistan tham nhũng và không có khả năng phù hợp để điều phối người dân.”

(Trích ý kiến của Kalsoom Lakhani – giám đốc tổ chức từ thiện Social Vision)

Made – in – Vietnam

Lần đầu tiên tôi sang châu Âu cách đây khoảng 7 năm, lần đầutiên tôi thấy trong 1 cửa hàng có một cái quần, có mác ghi là “Made in Vietnam”. Tôi rất lấy làm sung sướng (và tự hào nữa), nghĩ “à, hàng hóa của Việt Nam đã sang được tận trời Âu.”

Tôi cũng không cảm thấy thất vọng hay buồn bã khi một thời gian sau đó, tôi được biết rằng đó chỉ là hàng gia công làm thuê của người Việt– khâu ít chất xám và rẻ nhất trong 1 quy trình sản xuất sản phẩm. The world is made in China, India, Vietnam…Vì sao? Vì khi các công ty kinh doanh, họ luôn tìm kiếm lợi nhuận, nơi nào rẻ hơn họ sẽ tìm đến. Nơi nào mà họ trả  chi phí nhân công rẻ nhất, không phải chịu nhiều các quy tắc về môitrường và bao nhiêu hàng rào pháp lý (được chính phủ các nước dựng lên để bảovệ môi trường và người lao động nước đó), thì họ sẽ tìm đến. Trong sự  kiện PepsiCo công bố  sẽ đầu tư 250 triệu USD vào VN, tờ tin điện tử tài chính TheStreet nhận định, ngoài việc bị hấp dẫn bởi thị trường Việt Nam, PepsiCo cũng đang phải giải quyết các thách thức không nhỏ đến từ việc người lao độngTrung Quốc không còn chấp nhận giá nhân công rẻ mạt nữa.

Cái “Made in Vietnam”đó cho thấy mình phải biết mình hơn nữa . Hàng hóa “sản xuất ở Việt Nam” cũng có nghĩa là nó “Gia công ở Việt Nam” mà thôi.  Biết mình ở đâu để không tự hào quá lố.

Báo chí đang nói rất nhiều đến chuyện Giáo sư Ngô Bảo Châuvà giải thưởng Fields. 22 tuổi lấy vợ và có 3 con, trở thành giáo sư khi chưatới 40 tuổi là điều vĩ đại của một người đàn ông. Tôi thành thật chúc mừng thànhtựu của ông. Nhưng có lẽ khác với rất nhiều người, tôi không cảm thấy có điềugì để tôi “tự hào” trong thành tích đó. Tôi xin phép không tự hào, và cũng không dám nhận phần tặng mà ông trao như ông nói với 1 tờ báo. Không có niềm tự hào và phần tặng đó, tôi vẫn sống, lao động, học tập và khát khao chinh phục những chân trời mới.

Báo chí Pháp khi nhắc đến giải thưởng này đều gọi ông là”người Pháp trẻ tuổi”. Báo chí thế giới khi giới thiệu ông đoạt giải thưởng Fields thì viết: Ngô Bảo Châu of Université Paris-Sud in Orsay, France .

Tổng thống Pháp Sarkozy thì chúc mừng 2 nhà toán học Pháp , và khẳng định thànhtích của ông chứng tỏ sự vượt trội của giáo dục Pháp và ngành toán học Pháp. Trêntrang web của Hội nghị toán học thế giới, phần giới thiệu ghi rõ sau cấp 2, ông rời Việt Nam tới Pháp và học tại Université Paris 6, Ecole Normale Supérieure de Paris.

Nhà báo Ngọc Trân trong 1 bức thư gửi bạn bè đã viết:

“Một số người Việt Nam tự hào về Ngô Bảo Châu và người Phápcũng vậy: Theo bài báo của Le Monde (rất uy tín của Pháp) có tít: “Hai nhàtoán học Pháp được huy chương Fields”, thì Ngô Bảo Châu đã xin vào quốc tịch Pháp năm 2010 (theo một số báo VN, ông Châu vẫn mang quốc tịch VN). Và ông Châu là nhà toán học Pháp gốc Việt Nam.

Ngoài hai nhà toán học Pháp nói trên đoạt huy chương Fields, còn có hai ngườikhác đoạt huy chương này. Một người là người Do Thái, một người là Nga-ThụyĐiển. Không hiểu sao báo Le Monde không nói ông Châu là Việt Nam- Pháp nhỉ?

Cái quan trọng nhất của truyền thông là đưa đầy đủ thông tin, không khiến người đọc hiểu sai bản chất của tin tức. Và quan trọng hơn cả, là không nên vội vã dán nhãn cho 1 sự kiện nào đó là niềm tự hào, sự đau đớn(hay gì gì đi nữa) của toàn thể 1 nhóm người, 1 cộng đồng, hay 1 dân tộc. Lấy gì làm bằng chứng? Cầnphải tiết chế những gì cái to tát, hô phong hoán vũ như thời Thủy hử như vậy. 3 nhà toán học đoạt giải còn lại đều được đưa tin tức rất khiêm tốn ở trang mạngcủa nước họ , và cả trên Đại học Chicago, nơi Giáo sư  Châu sẽ về giảng dạy .

Nếu nói điều gì đó khiến tôi khâm phục nhất ở  Giáo sư  Châu thì chính là việc ông vẫn khiến người ta viết đúng tên của ông là “Ngô BảoChâu”, với đầy đủ dấu má của tiếng Việt, dù ông đã sống xa quê hương 20 năm. Điều này vô cùng khó khăn khi cách viết tên họ của người Việt rất khác so với người nước ngoài.

Tôi xin phép đứng tránh sang 1 bên, chúc mừng Giáo sư  Châu bằng 1 tràng vỗ tay dài và nụ cười rạng rỡ.

Tiêu chuẩn và giá trị Reuters (P3)

Phản ánh thực tế

Sự chính xác có nghĩa là hình ảnh và câu chuyện của chúng ta phải phản ánh được thực tế. Phóng viên dễ bị sa đà vào việc thêu dệt hay đẩy tình huống lên quá mức thực tế hoặc dẫn dắt độc giả đi về hướng giả định và ấn tượng của người viết mà có thể sai hay có hại về lâu dài. Lấy ví dụ chuyện một “cơn bão” người nhập cư, có thể trong thực tế chỉ là một số lượng người khá nhỏ, cũng như cổ phiếu tăng giá nhẹ hoặc giá cả chỉ mới cao hơn một tí. Hãy dừng lại để suy nghĩ và thảo luận về việc sử dụng ngôn từ để đảm bảo sự chính sáng báo chí, cũng như hạn chế tối đa tác hại lâu dài. Tương tự, báo chí sử dụng phương tiện tác động thị giác cũng không được phép bóp méo hay thêm thắt vào hình ảnh thực tế. Những điều này có thể tạo nên sự bịa đặt và tổn hại đến thanh danh của Reuters. Những hành vi thế này sẽ bị trừng phạt, trong đó có cả việc bị đuổi khỏi Reuters.

Thời gian và tên tác giả

Sự chính xác còn thể hiện qua việc sử dụng thời gian và tên tác giả. Độc giả cho rằng tên tác giả là người đã viết tin vào thời điểm ghi trên bài. Chúng ta chỉ nên ghi thời gian chính là thời điểm mà phóng viên hiện trường, cộng tác viên gửi bài. Phóng viên hoặc những cộng tác viên tự do đã đóng góp vào bản tin nên được đề cập đến vào bản tin thêm ở cuối câu chuyện và có tên họ cụ thể và địa điểm họ tác nghiệp.

Cộng tác

Sự chính xác có nghĩa là có sự ghi nhận về nguồn tài liệu mà không phải thuộc sở hữu của chúng ta, dù là chi tiết trong bài, hình ảnh hay video. Khách hàng và công chúng tin chúng ta vì sự thật thà về nguồn của tài liệu. Cách giải quyết như vậy giúp họ có được sự tin tưởng.

Nếu chỉ ghi video hay hình ảnh bằng từ “handout” (tức được bên khác trao lại) thì không đủ. Chúng ta luôn phải ghi rõ nguồn, ví dụ “Greenpeace Video” hay “U.S Army photo.” Điều này cũng rất quan trọng cho sự minh bạch về việc tài liệu chúng ta phát hành không phải tự chúng ta có, mà là có sự cộng tác của người khác, kể cả sự cộng tác đó xuất phát từ một tổ chức đối thủ. Nếu không làm được như vậy, chúng ta có thể bị tố cáo là đạo văn.

Tường thuật tin đồn

Reuters hướng tới tường thuật sự thật chứ không phải tin đồn. Khách hàng trông cậy vào chúng ta phải xác định cái nào là sự thật và cái nào là tin đồn và danh tiếng của Reuters cũng xuất phát một phần từ đó. Có những khi tin đồn ảnh hưởng đến thị trường tài chính và chúng ta có nghĩa vụ giải thích với độc giả tại sao thị trường lại biến động và giải mã tin đồn – khẳng định nó đúng hoặc dẹp bỏ nó. Có những trường hợp ngoại lệ khi thị trường biến động quá nhanh và quá mạnh mẽ đến nỗi chúng ta  buộc phast banr tin trước khi kịp đánh giá mọi thứ. Chỉ dẫn cụ thể về việc làm sao xử lý tin đồn có đề cập đến trong phần Những điều cần thiết về cách dẫn nguồn của Reuters.

Ảnh đồ họa và khiêu dâm

Trong quá trình vận hành, chúng tôi đã chứng kiến và ghi nhận lại hàng loạt cảnh bạo lực hay kích dục. Là nhà báo, chúng ta ngoài nghĩa vụ phải chắc chắn về thực tế mà chúng ta tường thuật là đúng đắn, chúng ta còn phải nhận rõ liệu những thông tin này có gây tranh cãi hay tổn hại phẩm giá của một cá nhân nào đó hoặc thậm chí là sự kiện đó gây chấn động cảm xúc lấn át cả nhìn nhận lí trí thông thường của độc giả hay không. Chúng tôi ta giảm đi tính bạo lực, không lược bỏ bài phát biểu hay nói khác đi sự kích dục. Tuy nhiên chúng ta không nên đăng những hình ảnh hoặc chi tiết có ngôn ngữ không phù hợp hoặc giật tít gây sốc. Nếu muốn đăng những thông tin này cần phải có sự quyết định đặc biệt của một biên tập viên cao cấp. Ở mọi tình huống, chúng ta cần xem xét liệu những thông tin này có cần thiết đối với chuyện miêu tả hay phản ánh thực tế hay không. Chúng ta cũng quan tâm rằng độc giả của chúng ta ở nhiều nước khác nhau có lối nghĩ và nhu cầu khác nhau. Những hình ảnh này nếu chúng ta gửi đến toàn bộ khách hàng đăng kí mua dịch vụ truyền hình có thể không thích hợp bằng gửi đi cho những khách hàng chỉ sử dụng tin trực tuyến, cũng như ảnh khiêu dâm chỉ phù hợp với một bộ phận trên thế giới chứ không phải là tất cả.

Những chỉ dẫn cụ thể hơn về việc giải quyết vấn đề hình ảnh có thể được tìm thấy trong mục Hình ảnh và Video. Người viết nên tham khảo bài viết Style Guide về tính khiêu dâm và chỉ dẫn xử lí ngôn ngữ gây tranh cãi. Những câu chuyện có những ngôn từ như trên phải được gửi tới biên tập viên với dòng chữ “Attention Editor”.

Phần 1

Phần 2

Nguồn: Reuters Handbook of Journalism. Google it

Dịch: Cảnh Toàn

Hiệu đính: Khổng Loan

Đề nghị dẫn nguồn khi trích dẫn.

(Còn nữa)

Thế giới chờ đợi gì ở Kenya?

Một quốc gia thuộc thế giới thứ 3; 40 triệu dân;  thiên nhiên hoang dã phong phú;  có ngọn núi Kenya cao thứ 2 ở châu Phi; tỉ lệ thất nghiệp là 40% và số người sống dưới mức nghèo khổ là 50%. Đó là những nét chấm phá về Kenya, quốc gia nằm dọc Ấn Độ Dương thuộc  Xích đạo. Thế thì sao?

“Ở Kenya có 2 bộ tộc, 1 bộ tộc cực giàu có 10 tỉ phú với sự hậu thuẫn của Tổng thống, bộ tộc kia là tất cả những người Kenya còn lại và rất nghèo” – Grace Githaiga, một nhà nghiên cứu truyền thông địa phương ở Nairobi đã trả lời ngắn gọn như vậy khi tôi hỏi về lý do khiến người dân Kenya đã tỏ ra cực kỳ phấn khích khi cầm lá phiếu trên tay để quyết định vận mệnh của bản hiến pháp mới. Họ hy vọng đây là cột mốc để có thể thay đổi hoàn toàn tương lai vận mệnh của đất nước, và dĩ nhiên cả số phận của họ.

Có rất nhiều người dân không biết chữ, nên thế kỷ 21, Kenya vẫn còn những người đi bỏ phiếu bằng cách chỉ điểm. Nhưng có sao đâu, khi họ biết chắc những lá phiếu của họ  thực sự có tiếng nói và có ảnh hưởng. “Tôi cố gắng làm mọi cách để có thể bỏ phiếu về bộ luật cơ bản và quan trọng nhất này, nhưng người Kenya ở nước ngoài vẫn chưa thể thực hiện quyền công dân của mình” –  Grace  nói. Chị đang học ở bang California, Mỹ, nhưng chị mở Internet  hang giờ để theo dõi diễn tiến bầu cử, và sẵn sàng nói chuyện hàng giờ với những người chị quen về tình hình chính trị Kenya.

Người Kenya hiểu rằng khi họ đưa ra ý kiến về 1 bản hiến pháp mới, đó là 1 cách thay đổi  cực kỳ lớn lao, cho dù về cơ bản, vẫn cần có thời gian trả lời hiệu quả thực sự của đạo luật viết trên tờ giấy.   “Thay đổi hiến pháp, trong trường hợp này với Kenya là bước đi vô cùng quan trọng. Người dân đang bỏ phiếu đồng ý hay không đồng ý với những điều luật cho phép hay không cho phép chính phủ làm điều gì đó. Khi chính phủ đưa ra bản hiến pháp mới để trưng cầu dân ý, giống như họ đồng ý cho người dưới quyền trói mình lại, và cho dù sau này, dù họ có dung quyền lực buộc người kia cởi mình ra, người kia cũng không bao giờ được phép cởi để duy trì luật pháp” – một giáo sư về khoa học chính trị tại Stanford nói.

Những người phụ nữ tham gia chiến dịch vận động thông qua bản hiến pháp mới tại Nairobi. Sau rất nhiều nỗ lực, cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra trong hòa bình tại nền kinh tế lớn nhất đông Phi. Ảnh: Noor Khamis/Irish Times

Không phải ngẫu nhiên Kenya trở thành tâm điểm thế giới theo dõi. Bản hiến pháp mới cho phép luận tội tổng thống, các nghị sỹ buộc phải trả lời các câu hỏi xuất phát từ các cử tri, ủy ban về đất đai được phép xem xét lại lịch sử của các vụ việc bất công, các quyền của người dân được mở rộng,cải cách hệ thống tòa án.

Kenya đã trải qua những cột mốc để đạt tới thời điểm ngày 5-8. Cuộc bầu cử năm 2007 là một cơn đại phẫu thuật cho nước này, khi kết quả bầu cử bị cáo buộc là gian lận đã  đưa Kenya tới bờ vực của nội chiến, hơn 1.000 người thiệt mạng trong giao tranh giữa phe bảo vệ chính phủ và những cử tri cho rằng lá phiếu của mình đã bị “ăn cướp trắng trợn”. Hiến pháp mới là 1 phần của thỏa thuận hòa bình được chính phủ và lực lượng thách thức  ký kết sau khi Liên hợp quốc can thiệp. Chiến dịch vận động cho bản hiến pháp mới cũng không  yên ổn khi 6 người đã chết vì đạn cối. Cựu Tổng thống  Daniel Arap Moi, người đã nắm quyền 24 năm, đã sử dụng vũ lực để buộc người dân không thông qua bản hiến pháp mới, với lý do bản hiến pháp được “người ngoài” viết và sẽ khiến gây căng thẳng sắc tộc.

“Nhưng Kenya làm gì có nhiều bộ tộc?” – Grace nói – “Kenya chỉ có những người giàu thật giàu, và nghèo thì vô cùng nghèo”. Khi  người dân Kenya đi bỏ phiếu, Daniel Arap Moi mới là người lo lắng, vì những tài sản đất đai khổng lồ của ông ta sẽ chính thức bị điều tra. Dĩ nhiên đi cùng đó là những “bộ sậu” đã nhận được ưu đãi lớn từ ông.

Liệu hiến pháp mới là bước đi mới, hay là phát súng đầu tiên gây bạo loạn cho cuộc bầu cử tới vào năm 2012? Các ông nghị ở Kenya đã tự mình thông qua luật cho phép mình nhận mức lương mà các ông nghị ở Mỹ cũng thèm muốn. Họ sẽ bị “trói chân tay” nếu bản hiến pháp được thông qua.

Báo chí thế giới đăng tải người Kenya xếp hàng dài đợi đến 5 tiếng đồng hồ để bỏ phiếu. Ở những khu ổ chuột tại thủ đô Nairobi, người ta xếp hang từ 3 giờ sáng. Kết quả ban đầu cho thấy, có 64% những người đến bỏ phiếu đã đồng ý thông qua bản hiến pháp, trong khi 36% nói không.

Bản hiến pháp cũ của Kenya được viết sau khi nước này dành độc lập năm 1963 từ Anh, đã cho Tổng thống quyền lực lớn. Quyền lực đó sẽ giảm rất nhiều nếu hiến pháp được thong qua, với nhiều cơ chế kiểm tra chéo, trách nhiệm phải giải trình trước cử tri được thiết lập, những lực lượng than quen với Tổng thống từ trước tới nay được ưu đãi sẽ không dễ nhận ưu đãi nữa. Như vậy, 1 trong những điều kiện quan trọng của thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa Tổng thống  Mwai Kibaki và Thủ tướng  Raila Odinga để chấm dứt bạo lực  2007-08 đã diễn ra.

Liệu Kenya có chấm dứt hang thập kỷ của nạn tham nhũng, điều hành của chính quyền kém cỏi, dịch vụ công nghèo nàn, và quyền lực tập trung quá nhiều vào 1 nhân vật  hay không? Cơ hội sẽ thế nào?  “Hiến pháp mới chẳng phải cái chổi thần” – như  Maina Kiai, cựu Chủ tịch Ủy ban quốc gia về nhân quyền Kenya nói với New York Times – “nhưng là cơ hội để bắt đầu 1 chương mới đang được chờ đợi từ lâu.” “Tầm nhìn 2030” – tham vọng “ngồi cùng mâm” với những con hổ kinh tế châu Á mà chính phủ Kenya thông qua năm 2007, có thể  thực hiện được hay không cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào bản hiến pháp này, khi nó đòi hỏi chính phủ phải điều hành minh bạch và giải trình các hoạt động của mình nhiều hơn với cử tri Kenya.

Phút chót, người dân Kenya đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp mới trong hòa bình. Grace đã nhảy múa và cười sung sướng suốt mấy ngày sau đó.

Tiêu chuẩn và gía trị Reuters (P2)

Dưới đây là một vài lời khuyên bỏ túi:

–          Luôn dùng những nguồn tin rõ danh tính khi có thể,  vì chính nguồn tin là người chịu trách nhiệm cho thông tin đưa ra, mặc dù chúng ta vẫn chịu trách nhiệm về tính chính xác, cân bằng và những vấn đề liên quan tới pháp lý. Yêu cầu nguồn tin đồng ý cho sử dụng tên của họ trên báo.

–          Reuters sẽ sử dụng nguồn vô danh trong trường hợp thật cần thiết khi những thông tin họ cần cung cấp về  thị trường hoặc vì lợi ích  công chúng mà không thể có ai khác cung cấp công khai. Chỉ chúng ta phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của  những thông tin này

–          Khi nói chuyện với nguồn tin, phải luôn bảo đảm những nguyên tắc nền tảng được rõ ràng. Ghi chép và ghi âm cuộc phỏng vấn.

–          Kiểm tra chéo thông tin ngay khi có thể. Hai hoặc nhiều nguồn sẽ tốt hơn 1 nguồn. Trong việc kiểm chứng thông tin mà người nói đề nghị không nêu tên, hãy đánh giá nọi dung, vị trí và động cơ của người nói. Sử dụng phán đoán của mình, nếu thấy  khả nghi thì kiểm tra kĩ hơn

–          Nói chuyện với tất cả nguồn tin ở mọi khía cạnh, các bên của thỏa thuận, hợp đồng, đàm phán, tranh chấp, mâu thuẫn…

–          Trung thực trong việc dẫn nguồn và thu thập thông tin. Hãy đưa ra càng nhiều văn cảnh và chi tiết mà bạn biết về nguồn tin này, cho dù người đó muốn nêu tên hay không để kiểm chứng những thông tin mà họ đưa ra. Hãy nói rõ với họ những gì bạn không biết.

–          Reuters sẽ cho đăng bản tin từ một nguồn riêng lẻ và hay không nêu tên chỉ trong những trường hợp thật đặc biệt, khi đó là những thông tin đáng tin cậy  từ một nguồn đáng tin cậy  với kiến thức chuyên môn liên quan trực tiếp tới vấn đề đang nêu trong bài. Các bài viết sử dụng 1 nguồn tin sẽ chịu quá trình kiểm tra đặc biệt trước khi xuất bản.

–          Phóng viên làm việc với nguồn tin trên danh nghĩa Reuters chứ không phải bản thân phóng viên. Nếu được yêu cầu thông báo về tính xác hợp   từ ban biên tập, phóng viên phải thong báo  nguồn tin với người lãnh đạo của mình. Bảo vệ  bí mật của nguồn tin là yêu cầu tối cao với phóng viên và người lãnh đạo của phóng viên đó.

–          Khi viết bài tường thuật, hãy cố gắng làm cả hai việc cân bằng là vừa phủ nhận vừa   chứng minh câu chuyện của mình.

–          Sự chính xác luôn đến đầu tiên. Thà chậm còn hơn sai. Trước khi nhấn nút gửi đi, hãy chờ đời bạn sẽ nhận được những câu hỏi kế tiếp hoặc bị từ chối xuất bản bài viết.

–          Hãy biết chính xác nguồn tin của bạn. Xem xét kĩ lưỡng xem người bạn đang nói chuyện có phải là kẻ mạo danh hay không. Những nguồn tin này thường cung cấp thông tin từ bất kì phương tiện như điện thoại, email, tin nhắn chat… Nhưng cũng phải nhận rõ rằng liên lạc bằng bất kỳ phương tiện nào cũng có thể bị làm giả mạo.

–          Reuters luôn ủng hộ những phóng viên nào tuân theo những qui tắc trên.

Trích dẫn (Quotes)

Không thể thiếu những trích dẫn trong bản tin. Chúng không thể bị thay đổi, ngoài việc  cắt bỏ những câu chữ  thừa thãi và việc cắt bỏ đó không ảnh hưởng đến việc thay đổi bản chất nội dung lời nói. Việc chọn lựa trích dẫn có thể không đạt được sự  cân bằng. Phải chắc chắn những trích dẫn này là ý chính từ những điều người khác nói và bạn cũng có thể miêu tả cử chỉ cơ thể của nguồn tin khi phát biểu về điều này(ví dụ như nháy mặt hay cười) có thể thể hiện phần nào đó bối cảnh trích dẫn. Khi trích dẫn nguồn tin từ một cá nhân phải đưa thông tin văn cảnh và tình huống của câu nói.

Chúng ta không có nhiệm vụ phải làm người ta trông sang sủa hơn  bằng việc xóa đi những từ hay câu thừa thãi và chúng ta cũng không có nhiệm vụ  biến họ trở thành trò hề khi nói ra những điều này. Trong hầu hết các tình huống, chuyện trớ trêu này có thể được giải quyết bằng việc diễn đạt lời nói theo cách diễn đạt  khác và dùng câu tường thuật. Ở những đoạn không thể giải quyết bằng cách này thì người phóng viên cần hỏi ý người cấp cao hơn để thảo luận xem câu trích dẫn này có thể như thế nào. Sửa lỗi sai ngữ pháp trong một câu nói có thể được chấp nhận, nhưng tuyệt đối không được sửa từ ngữ của cả đoạn. Khi dịch trích dẫn từ một ngôn ngữ khác thì phải dịch thoát nghĩa hơn là dịch từng chữ và phải bảo đảm giọng điệu của ngôn ngữ dịch phải cân bằng với giọng điệu của ngôn ngữ chính. Phải nhận thức rằng dịch trích dẫn trên báo chí có thể được mang ra đối chiếu lại với ngôn ngữ gốc. Nếu một chính trị gia Pháp trả lời phỏng vấn trên một tờ báo Mỹ, thì không có gì là lạ nếu đối chiếu bài dịch trở lại bản gốc có một số lỗi sai và thậm chí là trích dẫn có khác biệt. Trong những trường hợp này thì càng sử dụng ít trích dẫn bao nhiêu và thay vào đó là những tường thuật của phóng viên thì càng tốt bấy nhiêu.

Phần 1

Nguồn: Reuters Handbook of Journalism. Google it

Dịch: Cảnh Toàn

Hiệu đính: Khổng Loan

Đề nghị dẫn nguồn khi trích dẫn.

(Còn nữa)