Tiêu chuẩn và giá trị Reuters (P4)

Sự độc lập

Sự độc lập là cốt lõi của thanh danh của chúng tôi, với tư cách là một tổ chức thông tấn toàn cầu “không thuộc nhà nước nào” và cũng là nền tảng của lòng tin cho phép chúng tôi tường thuật đủ khía cạnh của cuộc xung đột hay tranh chấp. Đó cũng là tính cốt lõi trong công việc của chúng tôi khi tường thuật về một công ty hay cơ quan, hoặc những cá thể  trong thị trường tài chính – mà nhiều người trong số đó cũng là khách hàng của chúng tôi, mà không cần để ý đến điều gì hơn ngoài sự chính xác, cân bằng và sự thật. Sự độc lập của chúng tôi không chỉ xuất phát từ Reuters mà còn từ nghĩa vụ của những nhà báo là phải tránh xung đột về lợi ích cũng như những tình huống có thể dẫn đến mâu thuẫn. Dưới đây không phải là bảng liệt kê đầy đủ những tình huống mâu thuẫn có thể nảy sinh. Nếu bạn cho là có một rắc rối tiềm tàng trong công việc hàng ngày thì nên báo cáo ngay với người quản lí.

Đầu tư cá nhân

Bạn không được phép để bất kì sự đầu tư cá nhân hay của gia đình ảnh hưởng đến công việc của Reuters. Như bản quy ước đối với nhân viên của Reuters, bạn không được sử dụng phương tiện hoặc danh tiếng của Reuters để làm lợi cá nhân hoặc bất kỳ ai khác. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng những sản phẩm tin tức của Reuters hướng đến thị trường người tiêu dùng.

Kê khai lợi ích tài chính

Khi bạn đang tường thuật thời sự, những thông tin tài chính hoặc các chủ đề khác thì bạn nên chắc chắn là sẽ không xảy ra tình huống nào có thể gây ra sự nghi ngờ Reuters có thiên kiến khi đưa tin đó. Mục Quy tắc Đạo đức của Reuters đã đề cập đến giải quyết những đầu tư các nhân phản ánh tiêu chuẩn chấp nhận được tại thời điểm mục quy tắc đang được viết. Thay đổi ngành nghề, và và môi trường hoạt động đã chỉ rõ chúng ta cần đặt mình vào một tiêu chuẩn cao hơn nhằm bảo vệ và phát triển thanh danh của Reuters về sự chính xác và công bằng. Những tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các phóng viên ở phòng biên tập hay các chức danh trong phần quy tắc. Các tiêu chuẩn đã được ghi chi tiết trong phần Đầu tư cá nhân của cuốn Handbook này. Thất bại trong việc tôn trọng những tiêu chuẩn này sẽ bị xử lí tại từng nơi xảy ra sự vi phạm.

Tác nghiệp ngoài Reuters

Bạn không được làm công việc bên ngoài việc của Reuters để kiếm thêm tiền, trừ phi người quản lí cho phép bạn làm điều đó từ trước. Những công việc được cho phép như viết sách hoặc viết báo, nói chuyện tại một hội nghị hoặc bán ảnh thương mai hoặc thời sự. Nếu những hoạt động này không ảnh hưởng đến Reuters thì bạn thường được cho phép. (Nhóm phóng viên tại Mỹ thì không cần phải xin phép để làm nghề tay trái trừ phi những hoạt động đó cạnh tranh với Reuters).

Kiểm tra lại nguồn tin

Reuters sẽ không bao giờ gửi lại cho nguồn tin câu chuyện, kịch bản hay hình ảnh để kiểm chứng thông tin trước khi xuất bản, đó là sự độc lập của chúng ta. Trong quyền hạn của mình, chúng ta cần đối chứng lại với nguồn tin về trích dẫn hoặc chỉ để trấn an mình là những thông tin sự kiện là đáng tin cậy, nhưng chúng ta cũng cần chắc chắn là chúng ta không phải không cho nguồn tin được thay đổi trích dẫn hay thông tin vì lợi ích của họ.

Những đối tượng phỏng vấn hay tổ chức hoặc công ty của họ thường đòi được xem lại bài trước khi đăng. Chúng ta nên từ chối lời đề nghị này nếu có thể. Nếu chúng ta phải gửi lại trích dẫn để được chấp nhận, chúng ta không nên đồng ý với những trích dẫn đã được thay thế sau đó. Và nếu có gởi lại cho nguồn tin thì chúng ta cũng nên đặt ra với nguồn tin thời hạn cụ thể phải xem xong để đồng ý.

Quà tặng và giải trí

Mục Quy tắc Đạo đức của Reuters nhắc nhỏ phóng viên rằng họ không được chấp nhận bất cứ khoản tiền, quà, dịch vụ hoặc lợi nhuận nào (cho dù là bằng tiền mặt hay loại hình nào khác) được nguồn tin đưa ra. Ở những xã hội có truyền thống tặng quà vào những ngày đặc biệt thì việc từ chối có thể tạo nên những phản ứng không hay, người phóng viên cần xem xét khía cạnh văn hóa và truyền thống của đất nước đó.  Một cách tốt để kiểm tra xem có nên nhận quà hay từ chối lịch sự chính là giá trị của món quà. Một món quà truyền thống tượng trưng thì nên nhận và những món quà đắt giá thì nên lịch sự từ chối. Nếu giá trị của món quà chưa đến mức từ chối thì phóng viên nên giao lại cho quản lí để quyên góp cho quĩ từ thiện. Nếu bạn không quyết định được liệu món quà có quá giá trị hay không thì hãy cứ giả định là nó rất đắt như thế, và trong trường hợp này thì nên thảo luận với quản lí để có cách giải quyết thích hợp.

Trong quá trình làm tin, phóng viên thường được mời ăn sáng, tiệc trưa hoặc cơm tối. Nếu những sự kiện này là đáng giá để có thông tin thì phóng viên nên đồng ý sự hiếu khách này. Chúng tôi không chấp nhận những cuộc vui – là những sự kiện không có giá trị tìm kiếm thông tin như lời mời nghỉ hè miễn phí, đi giải trí buổi tối hoặc chơi thể thao mà chi phí do nguồn tin chi trả. Chấp nhận những lời mời như thế mà không có giá trị tin tức gì có thể tạo nên một khái niệm là chúng ta cần phải “biết điều”trở lại đối với nguồn tin. Reuters có một loạt chính sách về hối lộ, tham nhũng, quà tặng và giải trí mà mỗi phóng viên đều có thể áp dụng trong mục Chính sách Cửa ngõ của Reuters.

Di chuyển và phương tiện đi lại

Các nguồn tin, thường là những công ty, sẽ thỉnh thoảng trả phí hoặc bao quá trình đi lại cho phóng viên để tác nghiệp. Quan điểm cơ bản của chúng tôi là phóng viên tự túc việc di chuyển của mình. Nếu vấn đề di chuyển có thể làm cản trở hoặc hạn chế việc tiếp cận nguồn tin thì phải tham khảo ý kiến cấp cao. Nếu câu chuyện được chứng tỏ là có tính thông tin và hay, cùng với việc chi trả phí để đi lại vượt quá khả năng phóng viên thì sẽ được cho phép nhận hỗ trợ vận chuyển từ nguồn tin. Trong trường hợp này, một số tiền quyên góp tương đương với chi phí mà Reuters đã nợ sẽ được tặng cho quĩ từ thiện.

Trong những tình huống ngoại lệ, phóng viên không thể lấy được tin mà không chấp nhận được bao phí di chuyển. Chẳng hạn như bay đến một nơi hẻo lánh để viết bài về nạn đói hoặc một về một tổ chức cứu trợ, bay đến khu vực chiến tranh, hay phỏng vấn một CEO hoặc một hãng hàn không tư nhân. Một lần nữa, nhà báo phải có sự cho phép của cấp trên mới được tiến hành. Và người quản lí cần phải cân nhắc những nhân tố như cách tiếp cận, giá trị của thông tin và liệu có xảy ra mâu thuẫn hay không (làm thế nào nếu trong chuyến đi sẽ chẳng có gì để viết).

Hối lộ và những sự dụ dỗ khác

Chúng ta không được nhận bất cứ quà hay đề nghị được trả ơn (cho dù là bằng tiền mặt hay hình thức nào khác) vì đã viết bài. Những hành động này là mồ chôn đạo đức của chúng ta, làm thấp hèn đi sự độc lập của chúng ta và có thể dẫn đến một án kỉ luật bao gồm cả đuổi việc. Nhà báo cần phải đánh giá họ nên chiêu đãi nguồn tin như thế nào. Chúng ta rõ ràng là cần phải dẫn nguồn tin đi ăn, đi uống để tiếp cận vấn đề và chúng tôi khuyến khích phóng viên làm thế. Nhưng nếu là đi chơi, thì không nên vượt quá ranh giới bình thường, sự hiếu khách và những nhu cầu cơ bản được chỉ dẫn cụ thể trong chính sách của Reuters về hối lộ, tham nhũng, quà tặng và giải trí.

Reuters không sử dụng quà có giá trị (cho dù là bằng tiền mặt hay hình thức nào khác) để gây ảnh hưởng với nguồn tin. Ở nhiều đất nước, quan chức chính phủ (và quan chức của các công ty quốc doanh) cũng hạn chế quyền lợi bên ngoài mà họ có thể nhận để thi hành nhiệm vụ. Việc đưa ra những đề nghị tặng quà như vậy có thể khiến Reuters và nhân viên của hãng bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Nhà báo cần tự vấn bản thân về những hạn chế xung quanh trước khi đề nghị tặng quà, cho dù là giá trị không đáng là bao, và cần được sự đồng ý của người quản lí.

Một số đối tượng ngoại lệ có hạn chế  đã được nêu trong chính sách của Reuters về việc cấm đề nghị, chi trả hay dụ dỗ, bao gồm cả những quan chức chính phủ. Những ngoại lệ này chỉ áp dụng với một phạm vi rất hẹp, ví dụ như nguy cơ sống còn và tàn phế, hoặc chi phí để làm nhanh các quá trình hành chính (dĩ nhiên phải hợp pháp). Những khoản tiền này thường rất nhỏ và phải được ghi nhận chính xác trong các bản báo cáo. Nhà báo cần phải được sự đồng ý của quản lý, quản lý cũng phải xem xét kĩ lưỡng và báo cáo về quyết định chấp thuận của mình cho nhóm luật sư của Reuters, trừ phi trường hợp đó đòi hỏi sự quyết định ngay tại chỗ và người phóng viên cần phải hành động theo tinh thần của các nguyên tắc hướng dẫn này.

Độc lập trong Reuters

Bộ Quan điểm niềm tin Reuters và Ban Sở hữu ra đời để bảo đảm sự độc lập của Reuters và cũng là sự độc lập của ban biên tập trong Reuters. Chúng tôi không viết câu chuyện hay chụp ảnh, quay phim để giúp đánh lật một bản hợp đồng mua bán hay thay thế những bài báo của chúng tôi về một công ty, chính phủ, viện vì lợi ích thương mại của Reuters. Công ty không trông đợi những tình huống này xảy ra trong ban biên tập. Ban biên tập chỉ muốn chúng tôi áp dụng những cách đánh giá tin tức, hình ảnh là công bằng và chính xác. Nếu một đồng nghiệp không thuộc ban biên tập đưa ra một vấn đề liên quan với câu chuyện, hình ảnh và tranh cãi rằng nó không đúng, thì chúng tôi rõ rang có nhiệm vụ phải xem xét lời phàn nàn đó.

Link phần 3 và các phần trước đó

Comments