“Báo chí truyền thống đang kết thúc vận mệnh của mình” 12.12.2007 05:05

Oh Yeon Ho, từ Hàn Quốc, là người sáng lập ra báo chí công dân nước này. Theo đó, những công dân bình thường cũng có thể tham gia vào một tổ chức thông tin.

Các thông tin trong các bản tin do người dân gửi tới được những biên tập viên lành nghề ngồi trong phòng làm việc của OhMyNews kiểm tra kỹ càng, đối chiếu và biên tập.

Với OhMyNews, Oh đã làm cuộc cách mạng với báo chí ở Hàn Quốc, cho phép mọi công dân tường thuật mọi sự kiện từ nơi của họ. Loan trích dịch bài trả lời phỏng vấn của anh trên tạp chí Tempo (Indonesia)


Tempo: OhMyNews là một khái niệm báo chí mang tính đột phá. Anh bắt đầu thế nào?


Oh Yeon Ho: Tôi bắt đầu sự nghiệp làm báo của mình năm 1988 sau khi tốt  nghiệp đại học.

Tôi làm cho một nguyệt san tên là Mal – tức là nói sự thật. Đây là một tạp chí nhỏ, đặc biệt nếu so sánh với các ấn phẩm chính thống khác. Tôi làm việc cho tạp chí 11 năm.

Khi đó, tôi cảm thấy rõ ràng là thị trường tin tức bị bóp méo bởi truyền thông chính thức.

Vấn đề chính là quá trình tạo nên ý kiến công chúng, vì các tờ báo có khuynh hướng bảo thủ có quá nhiều ảnh hưởng tới thị trường.

Tôi cảm thấy rằng nhiều tiếng nói công dân cần thiết để làm cho tiếng nói công luận dân chủ hơn.

Vì vậy tôi nghĩ ra khẩu hiểu ‘mọi công dân có thể là nhà báo. ‘ Như bạn biết, báo chí thế kỷ 20 là báo chí một chiều: phóng tường thuật và độc giả đọc. Nhưng tôi muốn tạo ra báo chí hai chiều nơi độc giả có thể tham gia vào việc hình thành ý kiến công chúng. Tôi nghĩ Internet đem đến khả năng thma gia đó.


Tôi đã quan sát 11 năm để đưa ra khái niệm rằng mọi người đều có thể trở thành phóng viên. Rồi tôi nhận thấy Internet cho những công dân bình thường cơ hội đó. Vì vậy năm 2000 tôi hình thành OhMyNews.


Tempo: Anh duy trì chất lượng thế nào nếu nguồn tin đến từ những người khác nhau?


Oh Yeon Ho: Chúng tôi đã mở ra cơ hội cho tất cả công dân, nhưng mọi bài viết từ cá nhà báo công dân đều phải sàng lọc và kiểm tra bởi những nhân viên của chúng tôi.

Đó là lý do chúng tôi có 15 người làm việc này. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nọi dung do người dùng tạo ra, như là blog truyền thông cá nhân.

Nhưng blog không phải là nội dung được gửi đến từ người thứ ba.

Nhưng OhMyNews kiểm tra mọi bài viết của công dân để đảm bảo rằng mọi bài viết đều có sự chính xác. Về việc này, chúng tôi rất khác biệt so với những blog cá nhân.

Tempo: Tôi đoán rằng vì các nguồn bài viết đến từ các công dân trên khắp thế giới nên không cần thiết OhMyNews phải có một quan điểm chính trị cụ thể.

Ví dụ, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, người ta nói rằng anh rất ủng hộ ông Roh.

Làm thế nào để OhMyNews tránh bị những nhà báo công dân lạm dụng?

Oh Yeon Ho: Từ đầu chúng tôi đã công bố rằng chính sách biên tập của chúng tôi xét từ vị trí cải cách và dân chủ. Vì chúng tôi muốn cân bằng giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến. Rất nhiều vị trí trong truyền thông truyền thống là bảo thủ.

OhmyNews cố gắng cân bằng 50-50. Vì vậy chính sách biên tập của chúng tôi đưa đến việc độc giả chủ yếu là những người có đầu óc cải cách và trẻ.


Họ ở tầm tuổi 20-35. Tự động họ sẽ trở thành những nhà báo công dân. Chúng tôi cũng chấp nhận những tiếng nói bảo thủ nữa. Nhưng những người tham gia chính, những độc giả chính là những người trẻ tuổi. Vì vậy, nhìn chung, màu sắc của chúng tôi là cấp tiến.


Tempo: Cấp tiến hơn bảo thủ. Anh biết điều này và anh cảm thấy thoải mái?


Oh Yeon Ho: Đúng vậy. Tôi cảm thấy thoải mái vì báo chí chính thông quá bảo thủ. Tôi cảm thấy chính phủ có trách nhiệm và nghĩ vụ tạo nên những tiếng nói khác.

Nhưng có thể là năm năm sau, nếu ý kiến công chúng ở Hàn Quốc dân chủ hơn, có thể chúng ta sẽ thử chuyển đổi vị trí của của mình để thu hút độc giả hơn. Hiện giờ chúng ta đang chịu những hạn chế.

Độc giả của OhmyNews cấp tiến, nhưng nếu chúng ta đi bước tiếp theo, chúng ta có thể thu hút được những độc giả bảo thủ. Nhưng bạn biết là thu hút độc giả ở hai thái cực khác nhau không phải dễ.


Tempo: Thế thì báo chí ở Hàn Quốc đang đi về đâu? Tương lai thế nào?


Oh Yeon Ho: Tôi vừa dự một hội nghị của UNESCO, nơi tôi gặp rất nhiều nhà báo. Có nhiều người từ các nước đang phát triển nói rằng họ bị hạn chế tự do báo chí.

So với họ, tôi cảm thấy hạnh phúc. Nhờ phong trào dân chủ những năm 1980, đến nay chúng tôi có tự do báo chí 100%. Bây giờ, nhờ cả Internet nữa, báo chí Hàn Quốc đang chuyển dịch mạnh.

Tôi nghĩ báo chính thống đang mất đi quyền lực. Trong tương lai, tôi nghĩ truyền thông mới, các cổng thống tin sẽ có cơ hội đưa lên tiếng nói của người dân. Điều thú vị là báo chí truyền thống cũng đang thay đổi vị trí.

Tức là truyền thông Internet có rất nhiều quyền lực, đặc biệt trong việc tương tác với độc giả. Vì vậy tôi thấy cả truyền thông cũ và mới đều tiến hóa và cùng tồn tại song hành.. Tất nhiên, báo chí truyền thống thì thay đổi, nó đang kết thúc vận mệnh của mình.


Tempo: Trong số những loại hình truyền thông mà anh đề cập, đâu là cạnh tranh lớn nhất của OhMyNews?

Oh Yeon Ho: OhMyNews vẫn làm một công ty nhỏ. Tôi biết sức mạnh của chúng tôi khi so sánh với các loại hình khác. Chỉ mới bảy tuổi, đây chỉ là điểm khởi đâu. Khi chúng tôi nhìn về tương lai, đối thủ cạnh tranh không phải là báo in, không phải là báo hình hay báo tiếng mà sự cạnh tranh sẽ ở trong lĩnh vực Internet. Hiện các site portal đang trở thành những công ty lớn.

Họ có tiền, có độc giả, ngày càng phát triển.


Tempo: Dự án tiếp theo của anh là gì?


Oh Yeon Ho: Tôi vẫn muốn mình viết một cuốn tiểu thuyết.

Box: Oh, một phóng viên kinh nghiệm, đã phát triển ý tưởng về OhmyNews ở Mỹ, nơi anh là sinh viên. Ngày 22-1-2000, anh chính thức ra mắt OhmyNews ở Seoul và nó nhanh chóng trở thành một ấn bản có ảnh hưởng nhất tại nước này.Sinh năm 1964, Oh tốt nghiệp đại học Yonsei năm 1988 với bằng văn học Hàn Quốc. Anh cũng có bằng thạc sỹ báo chí ở đại học Regent tại Virginia, Mỹ và bằng tiến sĩ về truyền thông tại đại học Sogan ở Seoul. Anh nhận giải thưởng Wharton Infosys Business Transformation cho đóng góp công nghệ thông tin, tiên phong phát triển OhMyNews và sự ảnh hưởng lớn của nó tới xã hội Hàn Quốc. (http://english.ohmynews.com/)

Người dân nên trông đợi gì từ báo chí?

Những công dân bình thường có quyền chờ đợi điều gì ở các nhà báo. Dựa trên nghiên cứu trong năm năm từ 199… , Ủy ban các nhà báo có quan tâm (CCJ) có trụ sở tại Washington đã đưa ra kết luận về những nguyên tắc chung cho nghề nghiệp. Những điều sau là những gì các nhà báo phải cung cấp và những gì người dân nên trông đợi từ các nhà báo. (Bản dịch thô)


1/ Trên tất cả, chúng ta trông chờ sự thật

Tính liêm chính của bài viết cần phải được thể hiện rõ. Quá trình kiểm chứng thông tin cần phải được tiến hành minh bạch để đánh giá thông tin và sự công bằng của tin tức. Những yếu tố nào nên hàm chứa trong một bản tin?

Các bản tin đều phải làm rõ nguồn của thông tin, và vì sao thông tin đó đáng tin cậy và có liên quan. Với một nguồn giấu tên, hãy cung cấp thông tin theo cách nào đó đủ để độc giả xác nhận được độ trung thực hay sự thiên lệch của nguồn tin đó.

Sự tương thích của bản tin cần phải được làm rõ

Những câu hỏi quan trọng mà chưa có câu trả lời cần phải được chú ý (nói cách khác là phải đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà độc giả có trong đầu khi đọc bản tin)

Nếu bản tin đưa ra một vấn đề gây tranh cãi chưa thể giải quyết trong một bản tin, cần phải làm các bản tin tiếp theo.

Về phía người dân, họ buộc phải tiếp cận tin tức với quan điểm cởi mở chứ không chỉ muốn rằng tin chỉ củng cố thêm cho những ý kiến đã có sẵn.

2/ Chúng ta nên trông đợi các bằng chứng rằng lòng trung thành đầu tiên của các nhà báo là dành cho người dân:

Điều này có nghĩa là bản tin nên trả lời những nhu cầu của người dân,

chứ không chỉ vì quyền lợi của những người bên trong hay hệ thống chính trị và kinh tế.

Cần phải có nỗ lực để hiểu và tái hiện tình hình của toàn bộ cộng đồng.

Chúng ta nên hiểu rõ (cẩn thận) trước các tình huống mà cơ quan thông tấn có nguy cơ bị ảnh hưởng về quyền lợi tài chính bằng cách cung cấp các thông tin về news, reviews, retail and consumer coverage- mà có thể tạo ảnh hưởng.

Chúng ta nên trông đợi các cơ quan thông tấn công bố những sự hợp tác hay xung đột quyền lợi mà họ đề cập đến một bản tin cụ thể. Điều này bao gồm tường thuật về các nỗ lực vận động hành lang của chính hãng thông tấn đó.
3. Chúng ta nên trông đợi các nhà báo duy trì sự độc lập đối với những đối tượng họ đề cập trong viết bài:


Cần phải rõ ràng là những ý kiến mà các commentators, columnists và nhà báo đều phụ vụ cho thảo luận của người dân hơn là quyền lợi nhỏ của một bộ phận hoặc một mục đích nhất định.

Trong khi các nhà báo không cần phải ở vị trí trung gian, chúng ta nên trông đợi họ sẽ không có lòng trung thành bị chia sẻ.

Nếu các nhà báo có quan hệ quá thân thiết với đối tượng họ đề cập trong bài, điều này chỉ khiến họ khó khăn hơn trong việc hiểu và thể hiện mọi mặt. Ví dụ họ bí mật tư vấn hay viết bài phát biểu cho các nguồn này.

Công việc của các nhà báo cần thể hiện là bằng chứng cho thấy sự tư duy độc lập – không phải là luôn luôn chỉ trích bên này và ca ngợi bên kia.

Chúng ta nên thấy bằng chứng rõ ràng rằng những người bình luận đã thực sự kiểm tra các ý kiến của cả bên họ đồng ý và bên không đồng ý.

4. Chúng ta có quyền trông đợi rằng các nhà báo sẽ kiểm soát quyền lực và cho những người thấp cổ bé họng được có
tiếng nói:


Báo chí nên sử dụng quyền giám sát để tìm ra những thứ quan trọng và mới để thay đổi suy nghĩ của cộng đồng.


Báo chí nên giám sát tất cả những trung tâm quyền lực trong cộng đồng, kể cả chính phủ.


Chúng ta nên thấy bằng chứng rõ ràng là các nhà báo không chỉ đơn giản trở thành công cụ của các cơ quan điều tra


5. Chúng ta có quyền là một diễn đàn cho sự phê bình của công chúng và giải quyết vấn đề:


Những người cung cấp thông tin thường đưa ra vài kênh để cho công chúng phản hồi. Có thể là thư, email, điện thoại hoặc diễn đàn công cộng – kể cả cơ chế để người đọc gợi ý thêm về bài viết và chỉ trích.

Các tổ chức tin tức nên cho chúng ta thời lượng phát sóng phần nào để chúng ta lên tiếng nói.


Qua thời gian, chúng ta nên chờ đợi sự hiện diện của quan điểm và giá trị của chúng ta trong các bản tin


6. Chúng ta có quyền trông đợi tin tức đó cân đối và có liên quan:


Các nhà báo nên hiểu tình trạng khó xử cơ bản của chúng ta khi là các công dân: chúng ta có nhu cầu được hiểu đúng lúc và sâu sắc về các vấn đề và xu hướng quan trọng –nhưng chúng ta thiếu thời gian và những phương cách để tiếp cận những thông tin quan trọng nhất.


Vì vậy, các nhà báo nên sử dụng khả năng tiếp cận đặc biệt của mình để thu thập tài liệu và thu hút sự chú của chúng ta để cho chúng ta nhìn thấy xu hướng và các sự kiện đủ theo mức độ quan trọng của chúng với cuộc sống của chúng ta.


Bản tin không thể hiện quá bản chất sự thật của những đe dọa tới cộng đồng như tin liên quan tới tội phạm hoặc thời tiết bất thường.

Để cung cấp một bức tranh toàn cảnh, chúng ta cũng nên trông đợi các nhà báo đưa tin về mọi khía cạnh của cuộc sống cộng đồng đang hoạt động tốt.

Thành công cũng cần phải được thông tin giống như là thất bại của chúng ta.
Các nhà báo nên cân bằng quyền của công chúng được biết với quyền đảm bảo riêng tư của các cá nhân.

(Dịch từ Committee of Concerned Journalists)
http://www.concernedjournalists.org)

Bản dịch ngày 11.12.2007

Kỹ năng đề xuất đề tài

Phóng viên sẽ đề xuất đề tài bài viết của mình với biên tập viên hay trưởng phòng biên tập thế nào để họ đồng ý với ý tưởng của mình. Đây luôn là thách thức với phóng viên.

Đôi khi, họ có những đề tài rất hay, nhưng thiếu kỹ năng trình bày để thuyết phục rằng bài viết của mình đáng để đưa lên mặt báo.

Ở nước ngoài, đây là một kỹ năng báo chí quan trọng.


Trong tiếng Anh, đề xuất ý tưởng về bài viết được gọi là ‘pitch’.

Ý tưởng phải độc đáo. Đề xuất cũng cần phải có đủ dàn ý, có các nguồn tin mà phóng viên sẽ liên lạc để phỏng vấn và những nguồn tin, thông tin đã có sẵn.


Thường thường, đề xuất này chỉ nên gói gọn trong một trang A4 và đủ sức mạnh cho những người có quyền quyết định thấy rằng phóng viên đó đã làm việc nghiêm túc.

Thực tế, để có một đề xuất đề tài tốt, người phóng viên phải làm việc rất nhiều trước đó.


Helen Oldfield, phó ban biên tập của tạp chí Weekend Guardian nói rằng, điều bà xem xét khi nhìn vào một bản đề xuất đề tài là nó được viết cẩn thận. ‘Nếu không, tôi sẽ tự hỏi rằng tôi có thực sự muốn một bài viết hoàn chỉnh từ một người cẩu thả thế này không?

Nếu tôi có cảm giác rằng ý tưởng này quen quen và đề tài sẽ rất ‘hot’ nếu ở thời điểm hai năm trước đây, tôi sẽ không chấp nhận. Phóng viên cũng cần thuyết phục rằng họ là người tốt nhất để được giao làm về đề tài đó’.


Đề xuất cũng cần phải có cấu trúc dàn ý rõ ràng.


Hãy cho đề xuất ấy một tên gọi cụ thể, ấn phẩm mà phóng viên hướng đến. Điều này rất quan trọng vì mỗi một ấn phẩm sẽ hướng tới một tầng lớp độc giả riêng, dẫn đến cách viết riêng.


Một cái tên cụ thể cho đề xuất không có nghĩa là tên của bài viết. Chỉ cần phóng viên nói ngay rằng bài viết đó về cái gì.

Ví dụ:


– Tại sao lại có sự tăng mạnh về số lượng thiếu niên mang thai?
– Nên làm gì với tình trạng rác do túi nhựa không thể tự tiêu hủy?


Sau đó, hãy cho một cái khung sườn bài:


Túi nhựa là một loại rác nguy hiểm. Hàng triệu chiếc túi tưởng chừng vô hại đang phá hoại môi trường sống, theo nguồn tin X,Y,Z. Những người quản lý bãi rác thải đang rất tuyệt vọng vì loại rác này cần đến hàng trăm năm mới phân hủy.


Vậy tại sao các siêu thị lớn và các cửa hàng không sử dụng một loại túi khác thân thiện với môi trường hơn? Họ sẽ làm không? Điều này có ý nghĩa như nào tới môi trường toàn cầu? Tại sao chúng ta lại phải sử dụng túi nhựa. Tại sao ta không dùng cái làn ngày xưa mà hay dùng để đi chợ nữa?


Sau đó giải thích chúng ta sẽ thực hiện đề tài thế nào.


Tổ chức Những người bạn của trái đất vừa công bố thực hiện một chiến dịch nhằm vào các siêu thị sử dụng túi nhựa, bắt đầu trong hai tuần tới.

Họ đã vận động hành lang với những nghị sỹ để giới thiệu những quy định mới. Hiện tại, những nghị sỹ A, B, C đang ủng hộ kế hoạch này.

Các giám đốc siêu thị đến nay vẫn từ chối trả lời phỏng vấn. Tôi đã có những nghị sỹ A, B, C đồng ý trả lời. Một thành viên của tổ chức đã nhặt 1000 cái túi nhựa và sẽ đặt nó trước cửa một siêu thị.

Người này đã đồng ý trả lời phỏng vấn độc quyền trực tiếp với tôi. Ông D., giám đốc siêu thị T. đã gửi một email đe dọa bà này. Tôi đã liên lạc với ông ấy để hỏi thêm và đang đợi trả lời.


Các thông tin thêm:


Tôi đã tìm hiểu về đề tài này như sau, đã có các số liệu như này….Đã có tài liệu từ một cuộc hội thảo về túi nhựa và nguy cơ của nó với môi trường…


Nếu có các thông tin về liên lạc của các nguồn thì rất tốt.

Nếu là phóng viên tự do, đề xuất đề tài với một tòa soạn có thể sẽ đòi hỏi cách viết email:


Trong email đó, cần các thông tin như sau:
Tên và vị trí của người phụ trách chuyên mục;
Tên của phóng viên


Cách viết nhiệt tình nhưng không nịnh bợ và ca ngợi chuyên mục hay ấn phẩm quá đáng

Hãy đi thẳng vào vấn đề chính
Gợi ý minh họa cho ý tưởng. Đó có thể là hình ảnh chụp, tranh vẽ, các đồ họa…
Không đưa ra các ý tưởng đã từng được mổ xẻ ở ấn phẩm cạnh tranh, trừ phi phóng viên có cách nhìn khác ở cấp độ khác.


Cần viết bài đúng hẹn nộp. Vì báo chí là công việc của một guồng máy tập thể. Cần có thời gian để biên tập, dàn trang và nhiều công đoạn khác. Ngoài ra, đáng tin cậy là một đức tính quan trọng của phóng viên. Hãy chuẩn bị sẵn mọi thông tin mà phóng viên cho rằng họ có thể được biên tập hỏi sau khi giao bài cho biên tập.


(Theo tài liệu báo chí nước ngoài)

Quy tắc đạo đức của các nhà báo ASEAN

1. Các nhà báo ASEAN sẽ chỉ sử dụng các phương pháp trung thực, rõ ràng, thật thà để thu lượm tin tức, hình ảnh hoặc những tài liệu cần thiết khác để giúp thực hiện công việc của mình, giới thiệu mình là đại diện của một cơ quan truyền thông một cách phù hợp trong quá trình tác nghiệp.

2. Các nhà báo ASEAN không để những động cơ cá nhân hay lợi ích ảnh hưởng tới mình hoặc tô vẽ quan điểm của mình ảnh hưởng tới sự liêm chính của nghề nghiệp.
3. Các nhà báo ASEAN không yêu cầu hay chấp nhận bất kỳ khoản thù lao, quà tặng cho việc tường thuật những thông tin không chính xác, ém tin hoặc bác bỏ sự thật.
4. Các nhà báo ASEAN tường thuật trung thực, đảm bảo rằng đó là những thông tin họ hiểu tốt nhất theo khả năng và kiến thức của mình, không che giấu những sự thật quan trọng hoặc bóp méo sự thật bằng cách phóng đại hay nhấn mạnh (vào các chi tiết) không thích hợp.
5. Các nhà báo ASEAN sẽ thực hiện “quyền được trả lời” của những người đau khổ bởi những thông tin mà họ đưa trên mặt báo. (tức là nếu tin đưa lên báo, khiến ai đó chịu hậu quả, ai đó kiện thì nhà báo có trách nhiệm phải giải thích. Điều này càng đúng trong trường hợp tin sai).

6. Nhà báo ASEAN không vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin/tài liệu mà họ có được trong quá trình tác nghiệm. (tức là các thông tin này được giữ bí mật)
7. Nhà báo ASEAN không để lộ nguồn tin của mình, chống lại những thế lực buộc học phải tiết lộ nguồn tin
8. Các nhà báo ASEAN sẽ không tường thuật các thông tin có hại cho
danh tiếng hay uy tín của một cá nhân, trừ phi các thông tin này có lợi cho cộng đồng.
9. Các nhà báo ASEAN tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tôn giáo, dân tộc của các nước ASEAN.
10. Các nhà báo ASEAN không thông tin, bình luận làm nguy hại đến an ninh của nước mình, gây ra sự đối đầu giữa nước mình với các nước ASEAN khác, mà cố gắng thúc đẩy quan hệ thân thiện hơn giữa các nước.

Ủy ban Đạo đức báo chí ASEAN thông qua năm 1987.

Chiêu khi phỏng vấn

Có nhiều yếu tố để dẫn tới một cuộc phỏng vấn có hiệu quả cho bài viết. Các mẹo nhỏ sau sẽ giúp phần nào giải quyết những khó khăn khi thực hiện phỏng vấn.
Nhìn chung, có hai kiểu người để phóng viên phỏng vấn. 1/ Kiểu dễ tính: Là những người muốn được phỏng vấn, muốn trình bày quan điểm của mình để nhiều người biết đến. 2/ Kiểu khó tính: Là những người quá bận rộn không đủ thời gian trả lời phỏng vấn, không thích báo chí. Hoặc là những người tỏ ra thù hằn với báo chí vì lý do chính đáng: Họ có điều để giấu diếm báo chí.

Với kiểu người khó tính, bạn có thể nói: Tôi có nguồn tin khác của câu chuyện là bà X. nói rằng…Điều này có liên quan tới ông. Chúng tôi nghĩ rằng ông muốn có cơ hội để nói rõ quan điểm này của mình với báo chí….

Thực tế, sẽ có ít người từ chối cơ hội này để nói quan điểm của mình. Hãy để cho đối tượng trình bày hết ý của họ, toàn bộ câu chuyện, nghe chăm chú và hãy chắc chắn rằng bạn hiểu câu chuyện.

Hãy coi cuộc nói chuyện như một cuộc đàm thoại – phản ứng với câu chuyện như những người quen/người bạn của họ (ngạc nhiên, thông cảm). Nhưng đừng phản ứng quá đà. Không ai dại dột đến mức nghĩ rằng bạn quan tâm đến câu chuyện đó theo kiểu phản ứng quá mức của bạn. Hãy suy nghĩ nhanh trong đầu về những gì bạn hiểu. Đừng ngại kiểm tra lại những thông tin mà bạn chưa chắc chắn. Nếu đó là câu chuyện phức tạp, đừng ngại kiểm tra lại những điểm thông tin chính và quan trọng.

Hãy nghĩ về những câu nói của người được phỏng vấn mà bạn sẽ sử dụng trong bài viết. Hãy hỏi những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có thể trả lời những câu hay. Không hỏi: ‘Có lẽ ông đã rất suy sụp vì công ty phá sản?’ – Câu trả lời chỉ có thể là ‘Đúng vậy’.

Câu hỏi tốt hơn: ‘Ông cảm thấy thế nào khi công ty bị phá sản?’.

Về tính chất của các câu trích dẫn: Các câu này cần có tính chất nổi bật, kịch tính, đưa ra giải pháp cho vấn đề đang tranh luận, hoặc đưa câu chuyện có những diễn biến và tình tiết mới. Tạo cho mình cơ hội quay lại:

‘Tôi nghĩ tôi đã có hầu hết các chi tiết cần thiết. Nhưng trong trường hợp tôi cần hỏi thêm một số thông tin, tôi có thể gọi cho ông được không? Hãy để lại số điện thoại và cách liên lạc của mình, với lý do ‘trong trường hợp ông có thông tin gì mới muốn báo.

Cố gắng không ‘đầu hàng’ nếu họ gọi điện thay đổi suy nghĩ hoặc muốn xem bản viết nháp của bạn. Nhớ là bạn đang trong quá trình tìm hiểu điều gì đã xảy ra và điều gì sẽ xảy ra. Hãy đồng hành cùng với đối tượng của mình. Hãy tỏ ra đáng mến và vô hại.

TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN:

Quyết định góc nhìn của tin.

Nghĩ câu hỏi phục vụ cho góc nhìn đó;

Hãy chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những thách thức, nếu đó là những vấn đề gây tranh cãi;

Nói với người được phỏng vấn về nội dung bạn muốn phỏng vấn, nhưng không phải là tập dượt phỏng vấn với họ;

Làm nghiên cứu trước khi phỏng vấn: Nếu không phải trường hợp đột xuất, không có gì tồi tệ hơn nếu bạn xuất hiện trước mặt người được phỏng vấn mà không biết gì về họ hoặc công việc họ làm. Nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, kẻ thù của người được phỏng vấn trước để có cái nhìn đa chiều về họ.

Lập một danh sách các câu hỏi, nhưng không theo khuôn mẫu các câu hỏi đó. Hãy sẵn sàng cho các câu hỏi bất chợt bạn có khi câu chuyện diễn ra.

Nói cho họ biết cuộc phỏng vấn dự kiến kéo dài bao lâu;

Kiểm tra máy móc thiết bị kỹ càng;

Đến nơi phỏng vấn đúng giờ;

TRONG KHI PHỎNG VẤN:

Tập trung vào những vấn đề bạn quan tâm. Bạn đang là người kiểm soát tình hình;

Hãy giữ ý kiến của mình cho bản thân mình. Bạn đang đến để hỏi ý kiến người khác!

Hỏi câu hỏi ngắn, đơn giản. Không đưa ra tuyên bố; Không hỏi câu hỏi đóng;

Nếu hỏi một câu hỏi khó, hãy hỏi một cách lịch sự;

Không để người được phỏng vấn đọc câu trả lời từ giấy; Lắng nghe câu trả lời. Đó có thể tạo cho bạn câu hỏi tiếp theo;

Không nói ‘và cuối cùng’ khi hỏi câu hỏi cuối cùng;

Không bật lại băng ghi âm cho người được phỏng vấn nghe;

Chắc chắn là bạn có tên, địa vị của người được phỏng vấn;
Không hứa sẽ dùng bài phỏng vấn. Lý thuyết thì màu xám….

Lựa chọn
08.10.2007 05:45
Hôm nay quyết định. Suy nghĩ từ lâu và hôm nay mới quyết định. Nếu không có buổi nói chuyện lúc sáng, có thể chưa quyết định.
Những lựa chọn luôn khó khăn, vì nó sẽ có lợi cho người này và không có lợi cho người khác. Đôi khi, sự xung đột lợi ích không thể giải quyết được thì người ta sẽ buộc phải lựa chọn. Sớm thì tốt hơn, cho nó ổn định sớm.
Không nên ảo tưởng về mình. Biết mình là ai và đứng ở đâu trên cuộc đời này. Biết mình muốn gì và không áp đặt.
Tôn trọng lòng khao khát và ước mơ của những người khác. Còn gì tuyệt diệu hơn những mơ ước và khao khát của con người?
Có thể hy sinh nhiều lợi ích bản thân vì một cái gì đó không rõ hình hài.
Nhưng không muốn ai đó đe dọa và khiến tôi có cảm giác cuộc đời của tôi không phải do tôi quyết định.
Xin lỗi tất cả những người đã từng kỳ vọng vào tôi. Nhưng không phải kỳ vọng của tôi. Tôi sẽ làm thất vọng ai đó, làm sung sướng ai đó, làm buồn ai đó, làm lo lắng ai đó…vì quyết định của mình.
Nhưng đó là cuộc sống. Tôi không thể làm hài lòng các bên.
Có thể người ta sẽ có rất nhiều tính từ để gọi tôi. Nhiều tính từ sẽ chẳng hay ho gi.
Có thể có những người những mơ ước và khao khát của tôi là điên rồ. Có thể người ta nói đó là lòng dũng cảm.
Có thể…
Có thể…
Thôi, lựa chọn.

Bài viết 10.10.2007 15:06