Nghệ sỹ đường phố

Tôi gặp nhiều nghệ sỹ đường phố ở London. Họ có tài năng và họ đem tài năng phục vụ công chúng, kiếm sống bằng những xu lẻ của du khách hảo tâm.

Để được phục vụ dưới bến tàu điện ngầm, họ đăng ký để có giấy phép. Nếu họ biểu diễn trên đường phố, họ không cần xin giấy phép, chỉ cần đến sớm để có chỗ đẹp.
Tôi thích đứng ngắm nhìn họ, xem họ biểu diễn, và cho tay
vào túi để tặng họ chút tiền lẻ gọi là.
Tôi thích nghe những người xung quanh cười sảng khoái sau

những pha biểu diễn ngoạn mục và hài hước. Thường thì những người xem sẽ cùng biểu diễn với họ.

Một người bạn đã giới thiệu cho tôi về Covent Garden, cách

nhà tôi ở khoảng 20 phút đi bộ. Từ đó, đây là địa chỉ yêu thích của tôi vào cuối tuần. Ở đây có đủ mọi thứ: nhà hát, rạp chiếu phim, rạp opera, kịch, hàng ăn, bảo tàng, chợ đồ thủ công mỹ nghệ, shop đồ hiệu. Cái gì cũng đẹp, cũng …đắt. Nhưng các tiết mục biểu diễn đường phố thì không đắt lắm.
Chỉ cần vài xu lẻ sau mỗi tiết mục.
Có người bảo, Covent Garden là nơi thể hiện xu thế nghệ thuật của thế giới. Vì trình độ có hạn nên tôi chưa thể thẩm định được. Nghe vậy, và biết vậy.

(Bài viết 18.02.2007 08:13)

Xứ sở lạc đà xa xôi (Part 4)

Bữa tối của mình là 1/4 con gà và 1 ít nước Cocacola. Không có rau và mình không thích ăn quả ô liu muối. Nhắm mắt nuốt. Ôi, không ăn thì làm sao mà sống được. Phải ăn thôi. Vừa ăn vừa cầu mong H5N1 tha cho mình.

Chỉ ăn hết một ít thịt gà vì ngấy quá. Hết 3 dinar, tức khoảng 40 ngàn đồng. Bây giờ mình phải về khách sạn để đọc tài liệu và nghĩ ra đề tài sẽ viết tiếp. Hôm nay mới chỉ là ngày tiền trạm, cũng chưa thực sự là ngày làm việc nhiều. Mình vẫn thấy mệt vì lệch múi giờ, cay xè cả mắt.
Bây giờ, mọi người ở nhà đang làm gì nhỉ? Đây là lần đầu tiên mình đến châu Phi nhưng không phải là lần đầu tiên mình đi nước ngoài. Mình sẽ cố gắng tìm hiểu nhiều về đất nước Tunisia để vè nhà kể cho bạn bè nghe nữa.
Về khách sạn, mình uống một hộp sữa mang theo, thấy khoẻ hẳn ra. Lần sau, mình di đâu cũng phải nhớ mang theo ít sữa hộp. Không ăn được thì uống sữa cũng tốt vì đẹp da. He he, dù sao cũng phải coi trọng nhan sắc chứ. Phóng viên phóng veo gì mà ốm yếu quá thì chả làm được gì.
Đọc ít tài liệu, xem BBC một lúc đã thấy 12h rồi. Phải ngủ thôi, mai còn chiến đấu tiếp nữa. Trong đầu mình đầy những kế hoạch, trằn trọc. Phải tiếp cận với đoàn VN, họ ở đâu nhỉ? tại sao mình email mà họ không trả
lời. Thậm chí gọi điện cho thư ký bộ trường rồi mà cũng chỉ nhận được lời hứa. Dù sao thì cũng chưa phải là khó khăn quá. Mình sẽ vượt qua được mà. Ngủ nhé..
Mỉm cười một cái rồi ngủ. Không nên suy nghĩ nhiều trước khi ngủ vì sẽ khó ngủ. He he. Lại nhớ đến bông hồng dưới lobby khách sạn mà mình đã ngửi lúc đi về. Nó ít mùi thơm, nhưng ít ra nó cũng refresh lại cho mình một tí. Hoa hồng, mình thích hoa hồng lắm….

Lại nói chuyện mình đang ở Tunisia. Đã là ngày thứ 3 rồi mà mình chưa gặp được đoàn VN để phỏng vấn. Theo lời khuyên của một thành viên trên diễn đàn, trước đó, mình đã email cho 5 người, nhưng không nhận được hồi âm. Mình gọi điện gặp trợ lý bộ trưởng. Đây là một nhân vật mới thay. Cũng hứa hẹn em email cho anh, anh sẽ trả lời đầy đủ và hẹn gặp bên đó. Tuy nhiên, lời hứa đã bay cao bay xa mãi mãi. Không một hồi âm kể từ đó tới nay. Mình thấy buồn còn hơn là “nỗi buồn tình ái” nữa.

Sáng hôm đó, mình đã nói với các bạn của mình là nếu nhìn thấy gian hàng của VN ở triển lãm công nghệ thông tin thì nhớ chỉ cho mình. Triển lãm được tổ chức song song với hội nghị. Mình đã tìm được tên VN trên bản đồ, VN phải ở chỗ đó, nhưng thực ra có phải vậy không? Tại sao Mình không tìm thấy? Mình đã cẩu thả à? Không hiểu nổi.

Hôm đó, xe buýt đưa đón những người dự hội nghị đã bị trễ mất 1 tiếng đồng hồ. Trường hợp này quả là “bó tay” vì đường xa đến 10km, nếu đi taxi thì phải đi bộ vào một quãng đến 2km vì hội nghị được tổ chức ở một nơi “đồng không mông quạnh” vì lý do an ninh. Nhìn chung, xe cộ đi lại là một điểm yếu của nước chủ nhà, mặc dù họ đã rất cố gắng.
Khi mình đến nơi thì đã 11h trưa. Vừa lao vào phòng họp báo của Tổng thư ký Liên minh Viễn thông thì ông ấy cũng vừa kịp đứng dậy “Thank you and good bye”. Mình được thầy giáo nói là ông ấy đã họp báo xong nên tôi đành tranh thủ “lấy tin” từ thầy. Hỏi ông ấy nói cái gì, điều gì cần chú ý, điều gì đặc biệt và xin phép thầy sử dụng thông tin mà thầy vừa nói để viết tin gửi về, mặc dù mình biết như vậy không hẳn là tốt lắm, nhưng đây là trường hợp “bất khả kháng” và thầy là người có thể tin tưởng được. Hơn nữa, mình còn tham khảo nhiều nguồn bạn bè về tính xác thực của thông tin.
Mình lại lên đường tìm kiếm gian hàng triển lãm của VN. Quyết tâm phải tìm bằng được. Triễn lãm đông và chằng chịt các gian hàng. Đây là cơ hội rất tốt cho các quốc gia quảng bá những gì họ đã làm được trong aviệc đưa người dân tiếp cận với công nghệ thông tin, sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin để thay đổi cuộc sống của họ. Nhưng khi đến gian hàng mà ở đó, mình hy vọng có chữ “Việt Nam” ở cổng chào thì lại là một tổ chức phi chính phủ của Đài Loan. Qua tìm hiểu, mình được biết tổ chức này có các dự án hỗ trợ tại VN. VN là thành viên nên được đứng tên đăng ký vì VN là chủ tịch luân phiên. Nhưng không có ai là đại diện của VN ở đây trong buổi khai trương gian hàng cả. Mình hỏi lý do thì cũng được trả lời. Thông tin về VN chỉ là một ápphích nhỏ, nói về người nông dân VN đã ứng dụng Internet để thay đổi cuộc sống như thế nào. Ở một triển lãm có tới 40,000 người đến xem, và hầu như quốc gia nào cũng xuất hiện, thì VN lại ra mắt một cách quá khiêm tốn, mặc dù những gì VN đã và đang làm là rất đáng tự hào. Mình viết được một cái tin gửi về nhà. Trong cái tin đó có từ “khiêm tốn”.
Lang thang ở triển lãm mỏi cả chân. Xem đủ mọi thứ, nhưng
mình thích nhất là sự giới thiệu của các quốc gia châu Phi. Bản sắc và ấn tượng. Gian hàng không chỉ là công nghệ thông tin, đó còn là văn hóa, truyền thống. Trung Quốc hoành tráng với Huawei, là đối tác chính thức của triển lãm. Nước nhỏ thì gian hàng nhỏ, chỉ kể cái gì họ làm, còn nước lớn thì kể họ đã giúp nước khác như thế nào.
Hôm đó cũng là ngày đặc biệt đối với mình. Lần đầu tiên được họp báo chính thức ra mắt chiếc laptop giá 100 USD dành cho trẻ em nghèo ở các nước đang phát triển với sự có mặt của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan và Giáo sư Nicolas Negreponte, cha đẻ của chiếc máy tính này.

3h chiều. Tổng thư ký bước vào phòng họp báo cùng với giáo sư. Tổng thư ký Kofi nhỏ người, dáng vẻ điềm đạm và mực thước. Một vẻ giản dị toát ra từ ánh mắt, dáng đi của người đứng đầu tổ chức lớn nhất thế giới khiến mình cảm thấy thích ngay. Còn giáo sư Nicolas thì “quá Mỹ”, nhưng cũng hài hước. Ông cầm chiếc máy tính, thứ được gọi là “ngôi sao” của hội nghị.
Tổng thư ký hài hước, nhẹ nhàng, khiêm tốn. Một nhà báo “Thưa Tổng thư ký, xin cảm ơn ông cùng LHQ đã có những họat động hiệu quả để giúp nh ng nước nghèo.” TTK: “Cảm ơn anh. Điều này (lời khen tặng dành cho LHQ) không thường xảy ra lắm.” Khán phòng lác đác vài tiếng cười. Rồi mọi người đồng lọ t vỗ tay. Có lẽ không ít người nhận thấy họ đã qúa nghiêm khắc với tổ chức này, và ít khi khen ngợi? Có lẽ họ chưa công bằng chăng?

Tổng thư ký LHQ và Giáo sư Negreponte. Mình nhỏ quá nên cứ lọt thỏm trong “rừng máy”, đâm ra chụp không đẹp lắm. Ai có lời khuyên nào để chụp ảnh đẹp hơn trong trường hợp này k nhỉ?
Mình cứ sờ cái máy tính mà mê mẩn. Ý tưởng quá tốt, quá quý giá. Nhưng để chiếc máy tính đến được với đối tượng thực sự thì mình nghĩ
sẽ rất gian nan. Mình chỉ hỏi, tại sao ở châu Á, trẻ em Trung Quốc và Thái Lan sẽ được nhận máy tính trứoc, mà không phải là trẻ em VN?
(Buồn quá. Không viết nữa)
(Bài viết 09.02.2007 08:21)

free hit counter


web counter

Xứ sở lạc đà xa xôi (Part 3)

Vẫn là sáng 13/11:

Ngày hôm nay chưa khai mạc hội nghị, mình vẫn đến nơi tổ chức hội nghị cùng các bạn. Một mặt để cho biết và quen địa điểm,
quen với môi trường làm việc và mặt khác để gõ bài gửi về tòa soạn về việc Tunisia chuẩn bị cho sáng 13/11: Ngày hôm nay chưa khai mạc hội nghị, mình vẫn đến nơi tổ chức hội nghị.

Mình biết đây là hội nghị lớn về xã hội thông tin, với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia (70 nước), các chính khách, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp lớn. Tổng cộng là khoảng 20 ngàn người, trong đó có 2.000 nhà báo.

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mới mẻ với mình. Ở nhà, khi lên kế hoạch gửi ban biên tập, mình cũng đã nêu rõ khó khăn mà mình có thể gặp phải.

Đó là một lĩnh vực mà mình không có nhiều kinh nghiệm. Dù mình có đọc một đống tài liệu trước đó đi nữa thì cũng cần có thời gian để tiêu hóa chứ.

Lên VietNamNet và các trang web khác để tìm hiểu những gì VN đã làm và chưa làm được trong việc đưa công nghệ thông tin tới người dân, để ai cũng có thể có lợi từ công nghệ thông tin.

Rồi báo cáo mục tiêu thiên niên năm 2005, những gì Việt Nam đã làm được, thông tin về hội nghị ở trang web chính thức của hội nghị…Cũng lận lưng khá khá nhưng mình vẫn thấy lo lo.


Mình sẽ viết cho độc giả của mình thật đơn giản, thật dễ hiểu, vì mình biết không phải ai cũng nắm được những vấn đề kỹ thuật lại khó hiểu như vậy.

Thầy giáo mình dạy rằng, nếu mình viết về một vấn đề mà trước khi viết mình không hiểu, thì độc giả hoàn toàn có thể cũng không hiểu như vậy.

Thế nên mình tự hứa là sẽ chọn lọc, giải thích vấn đề một cách đơn giản thôi. To tát quá là thất bại. Mình thích viết lách giản dị, vì nó dễ đi vào lòng người hơn.

Media Center không rộng lắm. Có 4 màn hình cực lớn để các phóng viên theo dõi trực tiếp các phiên thảo luận bên lề hội nghị, các bài phát biểu tại hội nghị…Có hai cửa ra vào.


Một cửa chuyên để dán lịch trình làm viêc, thời gian các cuộc họp báo để phóng viên theo dõi và tác nghiệp.

Máy tính thì có khỏang 70 chiếc còn mới, chạy nhanh phết. Ngoài ra còn có chỗ cho các phóng viên sử dụng laptop của mình.

Mình hý hứng lấy laptop của mình ra thì ôi thôi, cái jack cắm không vừa.
Của người ta hình tròn 2 chân thì mình hình vuông 3 chân.

Thật chả giống ai. Vừa tức vừa nhớ đến anh longxinhua (hi hi, nhớ là nhớ lời khuyên thôi). Anh đó chả chỉ bảo cho mình rồi.

Mà mình nhớ là cũng để ý rồi và cứ nghĩ cái mình mang đi dùng được. Lại phải nhờ vả mấy trợ lý kỹ thuật ở đó.

Họ mới nghĩ ra một cách là mượn jack cắm máy tính của người khác cắm sang cho mình. Mình mới nở một nụ cười thật tươi. Thank you so much. Great. Perfect.

Cậu chàng cười toe toét đi ra sau khi buông một câu: Just call me any time you want! Ui chao! He he. Làm con gái cũng tốt đấy chứ.

Mở máy ra, lại trục trặc khác. Cái máy của mình vi-rut nó ăn mất mấy cái font chữ gõ tiếng Việt rồi.

Thế là bó tay. Làm sao bây giờ. Thôi, đành gõ không dấu vậy. Về nhà mới biết cách là vào echip.com.vn tải Bộ gõ về mà dùng.

Vậy mà ở Tunisia không biết, lại còn không biết đường hỏi, chỉ biết kêu ca với người cũng không biết như mình. Ngu quá.

Thấy ai cũng làm việc, mình cũng bị cuốn vào không khí khẩn trương đó. Nhìn sang bên cạnh, một bác AFP đang gõ lạch cạch. Hà hà.

Bác này cũng mổ cò song chỉ thôi. Nhưng hiện đại phết vì vừa gõ, vừa đọc qua điện thoại.


Nhoáng cái đã 2h chiều. Mình vội mail bài về nhà vì giờ này ở nhà đã là tối rồi. Đứng lên thấy hoa cả mắt.

Dù sao có kinh nghiệm cũng khác. Đi dự hội nghị cần phải chuẩn bị thức ăn cho mình. Hội nghị càng hoành tráng thì phóng viên càng dễ chết đói vì vội vã đưa tin về nhà, không còn tâm trí đâu mà ăn với uống.


Nhưng mình thích không khí khẩn trương đó, làm việc hiệu quả và cố gắng nhất khả năng mình có được – đó chẳng phải là mong muốn của bất kỳ một phóng viên nào hay sao?

4h, mình tranh thủ đi xem gian hàng của VN ở đâu trong “triển lãm công nghệ thông tin dành cho mọi người” được tổ chức song song với hội nghị.


TRiển lãm cũng chưa có gì nhiều, các gian hàng của các quốc gia, các tổ chức, các doanh nghiệp cũng chưa trưng bày nhiều.

Mình nhìn bản đồ, lựon vài vòng trong triển lãm. Theo vị trí bản đồ này thì VN phải ở chỗ này. Thấy tên VN rõ ràng mà. Nhưng chỗ đó lại chưa có một cái gì. Hơi buồn một chút, nhưng mình không thất vọng đâu.

Ngày mai, mình sẽ lại đến, tìm người VN đại diện ở đây, phỏng vấn, viết bài. Mình muốn viết về sự có mặt của VN tại hội nghị lớn này và tại triển lãm lớn này.

VN sẽ cho thế giới thấy được chính phủ và người dân đã ứng dụng CNTT để thay đổi cuộc sống như thế nào. Mình sẽ quay lại đây vào sáng mai.

6h tối, ra xe buýt về nhà. Lần này về mình lại đi với bạn Ấn Độ. Người Ấn Độ đặc điểm lớn nhất là rất tốt bụng.

Mình đề nghị gì cũng Ok. Bạn này trông trẻ trung, tên đọc đau cả mồm, Hindol. Phải xếp hàng một hồi mới được lên xe buýt. Xe buýt miễn phí dành cho người dự hội nghị.

7h30 tối: Mình đi ăn tối cùng bạn Hindol, một bạn Pakistan, một bạn Nigeria ở gần khách sạn. Lớ nga lớ ngớ.

Lại gặp phải gà! Lần này là gà nướng trong lò. Mình quên mất từ gà tiếng Pháp là gì rồi. Cứ ú a ú ớ chỉ chỏ như người hâm. Bác bán hàng lại không biết tiếng Anh. 1/4 con gà nhé. Bao nhiêu? Comment l’argent? Nhiêu tiền?


Mình tinh vi lắp bắp câu tiếng Pháp mà sau này mới biết là sai, thảo nào bác bán hàng cứ ngơ ngác, nhưng cũng đoán được ý của mình.

Câu đúng ra phải là Combien l’argent. Sai lầm là mình đã không chuẩn bị kỹ càng vốn tiếng Pháp trước khi đến đây, dù cũng biết là phải học, nhưng đến đây thì quên tiệt những gì đã được học.

Lần này về, mình sẽ học nghiêm túc tiếng Pháp. Không có ngoại ngữ, đi tác nghiệp là khổ lắm, trong nước đã khổ mà ngoài nước còn khổ hơn.

(Bài viết 09.02.2007 08:18)

free hit counter


web counter

Xứ sở lạc đà xa xôi (Part 2)

17h. Lên xe đi tham quan trung tâm thủ đô Tunis. Hướng dẫn viên là một người đàn ông cao lêu ngêu, nói tiếng Anh nhanh như gió và nhấn mạnh “forty five year experience”. “Welcome Nigerian, Indian, Pakistani, Moldovan. And Vietnamese. Ha Noi?” “Yes”.
Một màn chào hỏi vui vẻ. Người hướng dẫn viên nói liến thoắng, xe đi vèo vèo. Chiều đã bắt đầu buông xuống ở Tunis.

Đẹp quá, đường phố Tunis sạch sẽ, yên ả và gió từ Địa Trung Hải thổi vào mát mẻ. Gần đẹp bằng nơi mình ở (Tuy nhiên, sau này mình mới

nhận ra là suy nghĩ đó hơi “vi tính”).

“Này, sao ở đây nhiều hình Tổng thống Ben Ali thế nhỉ? Trông cũng ăn hình đấy chứ! Đẹp trai phết!” Mình bật cười.

Tunis trang hoàng lộng lẫy nhiều cờ hoa, và hình của Tổng thống Ben Ali ở khắp mọi nơi. “There is too much Ben Ali.”

Carthage đây rồi. Không được vào bên trong, đành phải giơ máy lên qua tường để chụp hình. Đáng lý mình phải xem nhiều hơn tài liệu về di
tích này mới phải. Bây giờ nó chỉ còn là phế tích. Chịu, biết là quý giá nhưng không rõ là quý như thế nào. Nghe loáng thoáng gì đó từ đế chế Roman gì đó. Hơi cổ, nhỉ?

Tiết mục sau đó là mua đồ lưu niệm ở ngay bên cạnh. “The shop has everything you need”, bác hướng dẫn viên quảng cáo hơi bị được. Mình cũng tò mò vào thử. Nói thách kinh! 23 dinar cho một cái vòng bạc
làm bằng tay (khoảng 20 USD). Em chả dại mặc cả. Mình biết mánh khoé của các bác lắm, gì chứ nhà em cũng hơi bị gần nơi bán đồ lưu niệm nhé!

Có một cái mình thấy tò mò. Đó là lớp trầm tích nằm sâu dưới sa mạc Sahara 15m, và người ta đào nó lên, đi bán. Số mình hôm đó hên, hay cười hơi tươi thì không biết nữa, nhưng anh chàng bán đồ lưu niệm cứ nằng nặc đòi tặng mình một miếng trầm tích mà trước đó đòi 10 dinar. Héc héc. Từ chối không xong (vì sợ bị lừa), mình đành cầm vậy. Anh đó bảo để may mắn thôi mà. Vừa cầm vừa thắc mắc, vừa hý hửng vừa sờ sợ. Cảm giác lạ thật.

21h: Ăn tối: Một nhà hàng mang đặc trưng của xứ sở Tunisia là phải nằm ngoằn ngèo thật sâu bên trong hẻm. Các món ăn lạ quá, toàn là đồ ăn của đạo Hồi. Mình thích ăn thịt bò, vậy mà ở đây toàn phục vụ món gà. Giời ạ, chả lẽ lại không ăn? H5N1 đứng ở ngoài cửa hello mình kìa.

Dù sao mình cũng không ăn được nhiều. Chỉ có món Tunisian cream là ăn được. Ngọt và mềm. À, còn rượu vang Tunisia dành cho lady nữa chứ. Mình cũng khoái món này. Lại nghe tiếng nhạc Ả rập bập bùng và

giọng hát trầm ấm của ca sỹ U50 ngay cạnh. Đêm Ả rập huyền bí.

Ngồi cũng bàn với mình là một nhóm các phóng viên da đen. Họ thân thiện và vui vẻ, cứ xoắn xuýt hỏi mình mua cái áo dài như thế nào, sao đẹp thế. he he. Mình khiêm tốn: Ở Việt Nam nhiều người mặc đẹp hơn
nhiều. Một lần khiêm tốn bằng mười bốn lần tự kiêu.

23h: Xong một ngày đầu tiên và kết thúc màn chào hỏi. Về khách sạn. Không muốn làm gì vì mệt quá. Bắt đầu ngày mai mới là ngày làm việc thực sự. Ta sẽ viết bài vở như thế nào để gửi về nhà đây? Đoàn VN
vẫn chưa liên lạc được. 5 cái email gửi đi mà không thấy hồi âm. Thôi, ngủ đã.

13/11/2005

7h30 mình bắt đầu ăn sáng tại ngay khách sạn. Buffet cũng có nhiều món để chọn. Lại thấy trứng. Trứng chiên, trứng xào, trứng luộc chín, trứng còn lòng đào. Các loại dạng và hình thái. Có lẽ bác H5N1 chưa đến châu Phi chăng? Nhưng mình chắc nó đang lảng vảng ở đâu đó giữa châu Âu và châu Phi. Bay từ Pháp sang đây có 3 tiếng đồng hồ thôi mà.

Mình chọn món thịt nguội cho chắc ăn. Cộng thêm rau, cà chua, dưa leo và một miếng bánh mỳ mềm. Các bạn Pakistan và Ấn Độ thì thích ăn trứng. Đạo Hindu và đạo Hồi không ăn thịt lợn và thịt bò. Có muốn ăn

những món đó ở đây cũng khó kiếm, vì đến 90% dân số ở đây theo đạo Hồi dòng Sunni. Có dân Tunisia theo đạo Do Thái nhưng rất ít và dân Thiên chúa giáo lại là người châu Âu sinh sống ở đây chứ không phải dân bản địa.

Kết thúc màn ăn sáng, mình uống thêm 2 ly nước cam và ăn 1 quả táo. So với các bạn khác, mình ăn vậy là ít và chắc là ăn ít thì không thể khoẻ và làm việc nhiều được. Tự hứa với mình là hôm sau sẽ ăn nhiều hơn.

Sau khi họp nhóm và lên kế hoạch làm việc cho ngày hôm đó, tất cả đến trung tâm báo chí. Vì lý do an ninh, trung tâm hội nghị và báo chí được tổ chức cách thủ đô Tunis 10km. Cái máy tính của mình nặng
quá. Rồi lỉnh kỉnh máy ảnh, máy ghi âm, sổ sách. Cặp mà Ban tổ chức tăng đâm lại có ích nhiều. Chỉ có điều nó gây ra không biết bao nhiêu phiền tóai sau này, vì mình không biết mình đã để các thứ ở đâu. Tính ra, trong suốt thời gian ở Tunis, có lẽ mình đã mất tổng cộng khoảng 30 phút tìm ví tiền, 30 phút tìm ổ USB trong cái mớ bòng bong đó. Sai lầm đó có thể được sửa chữa cho lần sau. May mắn là sau đó mình đã rút kinh nghiệm, đeo mọi thứ vào cổ: bút, USB cài vào dây đeo phù hiệu, kể ra có một cuốn sổ nhỏ nữa cài vào đó luôn là tiện nhất. Mình đã thấy 1 người làm vậy, không bao giờ sợ mất. Mình sẽ rút kinh nghiệm.

Xe buýt dành riêng cho hội nghị đông nghẹt người. Người ta kiểm tra túi, phù hiệu cẩn thận. Dù sao thì mình cũng vẫn lo lắm. Tự dưng mà đùng một cái thì ôi thôi. Khéc khéc, dưng mà cơ quan mình đã mua bảo hiểm du lịch cho chuyến đi này. Lỡ có mệnh hệ nào, 10 ngàn USD thì có phải là giá cả phải chăng không nhỉ? Mà thôi, cứ nhắm mắt mà đi. Xông pha
mà tiến tới

Khoảng 30 phút ngoằn nghèo. Khu vực tổ chức hội nghị hiện ra tại một nơi hoang vắng, đường xá hòan tòan xây mới, lều bạt mới dựng lên. Lại xếp hàng. Chả biết bên trong có gì hay ho không, mình cũng đứng vào chỗ dành cho media. (Đọc tiếp)
(Bài viết 09.02.2007 07:31)

free hit counter


web counter

Xứ sở lạc đà xa xôi (Part 1)

Nhân dịp cúm gia cầm trở lại, gây lo ngại cho con người, nhân dịp ba ngày mình chưa gội đầu, mình đăng nhật ký Bắc Phi xa xôi, nơi mình đến để dự hội nghị thượng đỉnh thế giới về công nghệ thông tin năm 2005. Loạt bài này được viết vào cuối năm 2005, thời mình đang còn trẻ. (Ặc ặc)

12/11/2005:
Vậy là mình đã đặt chân lên đất nước Tunisia xinh đẹp sau cuộc hành trình dài 24 tiếng, 2 lần quá cảnh ở Bangkok và Charles de Gaulle. Một cuộc hành trình quá dài, và đôi lúc tưởng như quá sức chịu đựng. Ấy vậy mà mình vẫn “fine”, vẫn còn nhớ sự nhiệt tình và nụ cười dễ mến của các tiếp viên hàng không Air France. Lần này đi, mình mới thật sự hiểu vì sao các hãng hàng không nước ngoài thường chọn tiếp viên, mà theo mình, “vừa chả xinh gì mà lại chả trẻ chi”. Họ có nụ cười quá dễ mến, quá tươi trẻ, quá gần gũi dù làn da trên mặt đã xuất hiện những nếp nhăn rất rõ. Đơn giản vì nếu bạn đi một hành trình xa xôi dài gần 20 tiếng, bạn cần và mong nhận được một sự quan tâm, một nụ cười khích lệ và một bàn tay săn sóc ân cần hơn là một cặp chân dài hay một má lúm đồng tiền trên một khuôn mặt cứng nhắc, khô khan, chào
hỏi lí nhí, không biết cười, ứng xử không tốt với hành khách (dù chỉ là sự xã giao thông thường nhất). Dù vậy, thức ăn trên máy bay vừa lạnh, vừa quá nhiều thịt và chỉ có 1 cọng lá xà lách chả đủ cho mình cảm thấy mát mẻ cái bụng chút nào.
13h45: Sân bay Carthage ở thủ đô Tunis đông nghẹt người. Ai cũng tay xách nách mang. Đủ mọi kiểu người, đủ mọi phong thái và đủ mọi cách
ăn mặc. Mình vẫn tò mò kiểu người Phi nhất. À không, người thì không tò mò nữa. Nhưng văn hóa thì vẫn còn. Châu Phi quả là một vùng đất quá bí ẩn.
Nước chủ nhà đã thật sẵn sàng cho Hội nghị Thượng đỉnh lần này. Một đoàn tiếp viên hùng hậu ra tận sân bay, hướng dẫn những người tham gia cách làm thủ tục, có khu vực riêng. Mọi việc rất thuận lợi. Nhưng tèo rồi, sao người ta cứ hỏi “Vous parlez le francais” thế nhỉ? Dĩ nhiên là mình chưa học đủ rồi, làm sao mà liến thoắng francais được. Đành phải “Sozy” thôi. Dù sao cũng có một số người nói tiếng Anh. Thủ tục nhanh gọn, chỉ phải cái đống hành lý của mình sao mà nặng thế. Lần sao mình sẽ chỉ mang 2 đôi giày thôi. Cứ điệu cho lắm vào, bộ này phải đi với giày này mới hợp. Cái điệu làm khổ cái thân đây! Lên xe buýt đến trung tâm làm thẻ.
Tunis nắng chan hòa và ít cây cối nhưng mát mẻ và yên ả. Dân ở đây chào hội nghị bằng tiếng Pháp, chứ không bằng tiếng Anh. Vậy đấy, bác nói tiếng Anh hả? Kệ bác, em cứ francais thôi. Trung tâm làm thẻ đây rồi. Sau mà có cái gì như một đàn kiến thế nhỉ? Đông kinh dị. Một lúc sau mình cũng biến thành một con kiến. Đợi gần 2 tiếng, con kiến đeo kinh đen đó mới vào được bên trong sau khi trải qua 2 cái máy soi quét. Sao cái máy chụp hình nó cao thế không biết. Mình kiễng mãi lên mà cũng không sao ngang bằng được. Vậymới biết cái chiều cao 1.55m của mình không giải quyết được việc gì ngoài cái giải “ớ hậu hẻm”. Chụp xấu quá, mình bảo chị chụp lại cho em cái khác. Ok. Vẫn xấu hơn so với mình. Nhưng tươi, thôi đành vậy. Hiện đại phết, máy in sơn một hồi ra cái thẻ từ của mình. Báo chí màu xanh da cam. NGO màu xanh da trời, Bussiness sector màu đỏ. Vậy là từ nay thông tin cá nhân của ta đã bị một thế lực nữa quản lý và khai thác. Lại ra xe buýt về khách sạn. Xe chỉ có 3 người vẫn chạy. Chỉ có điều bác lái xe chạy lòng vòng, một hồi thì mới biết bác không biết địa chỉ khách sạn. Chết em thế. Lại lục trong túi ra cái bản đồ khách sạn. Ok. Tìm thấy rồi. Nhưng sao đây là Abou Nawas El Mechtel mà. À. nó là một chuỗi khách sạn. Để anh xuống hỏi cảnh sát xem sao. Ok. Biết rồi, vòng lại, rẽ trái, sang phải, sao mà giống anh thanh niên ba giai đoạn thế. 15hkém 15: Check in. Khách sạn gì mà nghiêm phết. Lại soi quét nữa. Lại còn cả chó nữa. Mình có quái gì đâu mà nó cứ ngửi mình. he he. Thầy giáo người Đức bỗng dưng xuất hiện. Look who I am seeing? He he. Gặp thầy vui phết. Chả dễ mà gặp lại nhau, thầy nhỉ?
15h họp nhóm em nhé. Yes sir! Vắt chân lên cổ. Chỉ kịp vứt đồ đạc vào trong phòng, phi xuống tầng trệt đã thấy mọi người đợi mình. Hơi xấu hổ một tí. Nhưng mình đến muộn nhất. Các bạn kia đến từ hôm qua cơ mà

(Đọc tiếp)
(Bài viết 09.02.2007 07:29)

free hit counter


web counter