Thương hiệu của nghệ sĩ trong thị trường

Tác phẩm nghệ thuật Self Validating của Flynt. Trích trong cuốn Nghệ thuật Hậu Hiện Đại của Trần Đình Thanh Lam.

Thế giới thật là “có mắt mà không thấy núi Thái Sơn” – không hiểu biết gì về nghệ thuật và triết lý nghệ thuật hay những tác phẩm vĩ đại của bạn ahehe. Sao lại có thằng kia nó sáng tác phọt phẹt thế mà bán cứ vèo vèo thế nhỉ? Có thể bạn đã lầm bầm như vậy.

Có ba lý do bạn không bán được tác phẩm sáng tác của mình:

1) They do not like you: – Họ không thích bạn

2) They cannot find you: – Họ không tìm thấy bạn

3) They do not know you exist: – Họ không biết là bạn tồn tại

Mọi thứ đều có lý do. Đời rất cay đắng – bạn nhìn vào trong kho tranh của mình và vò đầu bứt tai.

Nhưng đừng lo, có vài bước rất cơ bản giúp cải thiện tình hình. Chỉ cần bạn thay đổi tư duy. Cơ hội không bao giờ hết.

Công nghệ đang thay đổi tất cả. Bạn có tài năng (đấy là bạn nghĩ thế và có thể thị trường có vài người nghĩ thế), giờ bạn có công cụ nữa.

Các họa sĩ bắt kịp với thời đại di động thông minh đang có những bước đầu tạo dựng online – footprint (dấu vết trên mạng),  từ đó convert (chuyển đối) từ người quan tâm tới tác phẩm của họ thành người mua. Việc này không khác gì thương mại điện tử mấy. Nhưng nghệ thuật có những thứ khang khác một tí.

Một điều đáng ý là danh sách lý do trên không có lý do: they have no money – Họ (khách hàng) không có tiền.

Giờ giải quyết từng bước một:

Nếu họ (khách hàng) không thích tôi?

Đây thực ra là lý do tệ nhất (và cần nhiều sự dũng cảm để thừa nhận), nhưng có thể giải quyết được. Chuyện khách hàng (hay các thành phần khác trong thị trường mỹ thuật) không thích tác phẩm của mình chả phải là tận cùng thế giới và không phải là hết cơ hội lật ngược thế cờ.

Có hai giải pháp:

1) Tìm người thích mình

2) Thay đổi bản thân (tái định hình thương hiệu) để họ có thể xác định sự khác biệt của mình và tác phẩm nghệ thuật của mình.

Ấy là nếu bạn muốn thay đổi. Việc này cần suy xét kỹ càng. Nếu bạn có đường hướng nghệ thuật mà mình rất tâm đắc và tin tưởng thì mọi lời khuyên về thay đổi đều nên bỏ ngoài tai. Hãy tin bản thân mình trước, lắng nghe con tim mình.

Vì sao cần có thương hiệu riêng?

Ai cũng cần có phẩm cách để khác biệt, nếu không thì sẽ lẫn vào đám đông và dĩ nhiên không thể là nghệ sĩ. Đừng nghĩ rằng chỉ có Coca Cola và Pepsi mới cần làm tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Là nghệ sĩ, ta chính là thương hiệu của bản thân ta. Dù bạn có nhận ra điều đó hay không, mỗi người đều là một thương hiệu.

Mỗi người đều có thương hiệu của mình. Bạn sẽ viết nên thương hiệu thế nào cho mình và bạn có lựa chọn là tự viết hoặc để ai đó viết. Điều quan trọng là thông điệp gắn kết với câu chuyện về giá trị và các nền tảng đạo đức của bạn.

Thế nếu họ không tìm thấy tôi thì sao?

Câu hỏi nên là: Liệu người ta có tìm được thứ mà chúng ta muốn bán không? Bạn đang hoạt động chủ yếu underground? Khách hàng có dễ tìm được món bạn bán hay họ phải thực sự tìm kiếm mới ra bạn?

Bạn có website chỉ dẫn chỉ trong vòng 1 nốt nhạc nơi chốn và cách thức tìm ra bạn? Bạn có các tờ rơi phát cho người xem ở triển lãm hay hội chợ bạn tham gia? Tác phẩm của bạn có dễ dàng mua được ở trên mạng hay các triển lãm, hội chợ không? Bạn có cách nào liên lạc với khách hàng từng mua tác phẩm của bạn không?

Thế nếu họ không biết là có tôi trên đời này thì sao trời ơi là trời?

Có thể thị trường thích bạn, biết cách tìm ra bạn, nhưng còn rất nhiều người không biết bạn tồn tại. Bạn cần bắt đầu nghĩ đến việc làm thế nào tiếp cận được nửa kia và cho họ biết bạn độc đáo đến mức nào.

Bạn có triển lãm ở gallery hay các chương trình? Bạn có báo cho mọi người (ví dụ chủ gallery, các địa điểm biểu diễn) biết là bạn tồn tại và đang tìm địa điểm để triển lãm hay biểu diễn? Bạn có mang danh thiếp của mình theo người không?

Nếu bạn bán tác phẩm qua mạng, bạn có lý lịch nghệ sĩ, quan điểm sáng tác, các tác phẩm nổi bật và website để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy không? Website bạn có phải là địa chỉ đầu tiên người ta tìm thấy khi google tên bạn trên mạng không (thử google tên mình đi). Các kết quả tìm kiếm tiếp theo có thể hiện rõ thông điệp hay giá trị, hay đặc tính mà bạn muốn truyền tải hay người khác hiểu về mình không? Bạn có hợp tác với các nghệ sĩ khác để quảng bá mình tốt hơn không? Bạn có kết nối với các nghệ sĩ khác hay đăng tải các thông tin về họ không?

Bạn thử ngâm cứu ba vấn đề này và các giải pháp kèm theo, có thể bạn sẽ có được chiến lược tiếp thị và kế hoạch bán tác phẩm tốt hơn.

Uầy, nhưng chẳng lẽ lại bán mình à? Mình là nghệ sĩ, đương nhiên xã hội phải biết đến mình và trọng vọng mình?

Cá nhân mình cho rằng sứ mệnh của mỗi người là hãy làm việc chăm chỉ và hãy học tập người Anh – dân có đầu óc kinh doanh, thương lượng, tiếp thị giỏi nhất thế giới.

Mình nghĩ rằng với bất kỳ nghề nghiệp chuyên môn nào, giá trị nằm ở tư duy nghề nghiệp, tác phẩm, sự cam kết với nghề nghiệp thông qua thái độ làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, cầu tiến, và những tác động tích cực cho cộng đồng hẹp mà họ là thành viên và cho xã hội nói chung.

Nhào nặn từ đây.

Tham khảo một trang web của một nghệ sĩ được chăm sóc rất chỉn chu.

Đọc cuốn sách có hình trích dẫn bên trên ở đây

Vui sẽ biên tiếp.

Comments