Thương hiệu của nghệ sĩ trong thị trường

Tác phẩm nghệ thuật Self Validating của Flynt. Trích trong cuốn Nghệ thuật Hậu Hiện Đại của Trần Đình Thanh Lam.

Thế giới thật là “có mắt mà không thấy núi Thái Sơn” – không hiểu biết gì về nghệ thuật và triết lý nghệ thuật hay những tác phẩm vĩ đại của bạn ahehe. Sao lại có thằng kia nó sáng tác phọt phẹt thế mà bán cứ vèo vèo thế nhỉ? Có thể bạn đã lầm bầm như vậy.

Có ba lý do bạn không bán được tác phẩm sáng tác của mình:

1) They do not like you: – Họ không thích bạn

2) They cannot find you: – Họ không tìm thấy bạn

3) They do not know you exist: – Họ không biết là bạn tồn tại

Mọi thứ đều có lý do. Đời rất cay đắng – bạn nhìn vào trong kho tranh của mình và vò đầu bứt tai.

Nhưng đừng lo, có vài bước rất cơ bản giúp cải thiện tình hình. Chỉ cần bạn thay đổi tư duy. Cơ hội không bao giờ hết.

Công nghệ đang thay đổi tất cả. Bạn có tài năng (đấy là bạn nghĩ thế và có thể thị trường có vài người nghĩ thế), giờ bạn có công cụ nữa.

Các họa sĩ bắt kịp với thời đại di động thông minh đang có những bước đầu tạo dựng online – footprint (dấu vết trên mạng),  từ đó convert (chuyển đối) từ người quan tâm tới tác phẩm của họ thành người mua. Việc này không khác gì thương mại điện tử mấy. Nhưng nghệ thuật có những thứ khang khác một tí.

Một điều đáng ý là danh sách lý do trên không có lý do: they have no money – Họ (khách hàng) không có tiền.

Giờ giải quyết từng bước một:

Nếu họ (khách hàng) không thích tôi?

Đây thực ra là lý do tệ nhất (và cần nhiều sự dũng cảm để thừa nhận), nhưng có thể giải quyết được. Chuyện khách hàng (hay các thành phần khác trong thị trường mỹ thuật) không thích tác phẩm của mình chả phải là tận cùng thế giới và không phải là hết cơ hội lật ngược thế cờ. Continue reading