Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác

Khổng Loan có dịp trò chuyện với Giáo sư toán học Po Shen Loh về học và dạy toán trong thời buổi AI đang giải toán siêu hơn người hiện nay.

Giáo sư toán học Po Shen Loh (Lô Bác Thâm) ở ĐH Carnegie Mellon, giám đốc học thuật của chương trình Olympic toán học quốc tế (IMO) của Mỹ, cựu huấn luyện viên quốc gia của đội tuyển toán của Mỹ trong 10 năm vừa tới Việt Nam.

Với lối trình bày đầy vẻ nghệ sĩ, ông nói về mục đích của việc dạy và học toán ở thời đại mà AI đã giải những bài toán khó nhanh và hiệu quả hơn con người.

Anh có lối diễn đạt dễ thu hút sự chú ý, không giống một giáo sư toán như người ta vẫn hình dung.

Đọc tiếp trên tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần ở đây.

Lịch sử và mỹ thuật của những chiếc tem thư

Một bài viết của Khổng Loan về bộ sưu tập Dogma và một hợp phần quan trọng của bộ sưu tập này: Những chiếc tem thư. Link tại đây:

TTCT – Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới.

Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới. 

Ông vẫn quyết định tổ chức “Chế tác một thông điệp” tại không gian nghệ thuật của ông ở phường Thảo Điền (TP.HCM), là bởi “thông điệp của triển lãm này chính là thể hiện sự quyết tâm, kiên cường của dân tộc Việt Nam”.

“Tôi nghĩ những con tem không chỉ thể hiện về mỹ thuật mà cả về lịch sử của Việt Nam”

Dominic nói
Continue reading

Tiến sĩ Lê Viết Quốc: “Dạy cho AI tư duy và có trái tim”

Một bài phỏng vấn của Khổng Loan trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần về trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang thay đổi cách con người tư duy như thế nào, và chúng ta sẽ đi về đâu? Link trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần tại đây

TTCT – Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang thay đổi rất lớn cách thế giới vận hành và con người tư duy. Liệu sẽ đến lúc máy dạy cho con người tư duy?

Nhà khoa học máy tính, tiến sĩ Lê Viết Quốc của Google, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về AI tại dự án Google Brain, được xem là một trong những động cơ thúc đẩy nhiều tiến bộ liên quan tới Auto Machine Learning (AutoML) trò chuyện về những bước tiến mới với AI, và con người có thể làm gì để vượt lên trên AI.

Chuyện ở Google

Anh tham gia phát triển công cụ AI Gemini của Google như thế nào?

Tôi học chuyên toán tin ở trường cấp III, và rất đam mê máy tính, AI, dù khi đó ý tưởng về cái này vẫn còn mơ hồ lắm. Khi đọc sách về lịch sử, về phát triển khoa học, tôi thấy bức hình người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Vì sao là con người mà không phải loài động vật khác? Câu trả lời là chúng ta có trí thông minh.

Tôi nhận ra AI sẽ là công nghệ xây dựng đột phá cho tương lai của nhân loại nên rất thích thú và bắt đầu tìm hiểu về AI. Đầu tiên, tôi phát triển chatbot để nói chuyện với nó nhưng không thành công. Tôi học đại học ở Úc và xin thực tập cùng giáo sư chuyên về AI ở năm thứ 2, được thầy giới thiệu đi học ở ĐH Stanford năm 2007. 

Tôi làm luận văn tiến sĩ với người thầy rất nổi tiếng là Andrew Ng, chuyên dạy về deep learning và là đồng sáng lập Coursera. Năm 2011, tôi đề xuất với thầy, AI đã phát triển rất nhanh nhưng cần đầu tư dạy cho máy học những dữ liệu lớn với số máy tính rất lớn. Công ty có lượng dữ liệu rất lớn và số máy tính rất lớn là Google, nơi rất gần Stanford. Tôi và thầy tiếp cận làm AI ở Google. Khi đó, Google làm nhiều về các thuật toán, dữ liệu lớn, mới bắt đầu làm AI.

Tôi có dịp nói chuyện với Jeff Dean, một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này và chuyển đến Google làm việc với ông, khi đó là đồng sáng lập dự án Google Brain và tôi trở thành một trong những kỹ sư sáng lập (founding engineer) ở đây.

Continue reading

Đi tìm hệ sinh thái âm thanh đô thị mới

Âm thanh đô thị có thể được nhìn nhận như một căn tính, một di sản hay nguyên liệu thô, một đặc tính văn hóa, và một chỉ dấu. Không gian âm thanh có thể nói cho chúng ta biết điều gì đó về quá khứ và cả những khả năng của tương lai.

Tôi có thói quen đi dạo vào buổi trưa, dứt mình ra khỏi sự bận rộn và luồng suy nghĩ công việc. Khu

vực trung tâm của Sài Gòn có những con đường dài, rợp bóng cây xanh, với những công trình kiến trúc duyên dáng đón những chiếc lá nhỏ rớt xuống theo từng làn gió thoảng qua. Tôi đeo tai nghe lọc tiếng ồn, chỉ để nghe âm thanh của những bản nhạc yêu thích. Nhưng có lẽ đó không phải là cách tốt để thưởng thức thành phố này.

Sài Gòn với hơn 10 triệu dân đã đột ngột rơi vào tĩnh lặng khi cả xã hội phải giãn cách, phong tỏa trong đại dịch. Thỉnh thoảng mới có tiếng còi xe cứu thương chạy qua. Không có âm thanh, không có tiếng ồn nghĩa là một thành phố không có sức sống, ai đó đang mất việc, ai đó đang ốm phải ở nhà… không có những hoạt động ở nơi công cộng khiến cho đô thị không còn là đô thị. Sự ồn ã quen thuộc chợt biến mất.

Continue reading