À Paris (part 2): Nghĩa trang Père Lachaise (part 3)

Sáng hôm sau. 9h30 rời khách sạn, tôi đến nghĩa trang lúc 10h15. Chỉ có rất ít người ở đấy vì buổi sáng, trời mưa và Paris vẫn chưa có nắng.

Nhìn bản đồ tôi đi đến khu 97, nơi có mộ Oscar Wilde và người VN nào đó (người giới thiệu tôi bảo là ngôi mộ đấy to lắm, đẹp lắm.

Vì vậy, tôi càng tò mò hơn. Ai vậy nhỉ?.

Cái đoạn đường đến đấy nó mới xa làm sao. Không một ai xung quanh, gió lạnh và xung quanh toàn là mộ, toàn là những chiếc nhà con xây trên mộ.

Tự nhiên, tôi nghĩ bụng, nếu có đứa xấu bụng nào xồ ra thì biết đâu đấy. Hoặc một con ma nào đó ra chỉ đường cho tôi?

Lại tưởng tượng. Rồi tôi nhìn lên trên, bắt đầu có những tia nắng. Tôi biết là ma sẽ không xuất hiện lúc trời sáng. Chúng sẽ tan ra khi mặt trời lên.

Ấy là phim Liêu trai chí dị nói thế. Nhưng ma cà rồng thì vẫn xuất hiện bình thường, nhỉ? Biết đâu đấy.

Đoạn đường dài lê thê, tôi thấy sợ hơn nữa và bắt đầu chán chụp ảnh linh tinh. Đầu chỉ nghĩ đến làm thế nào để ra được cái nghĩa trang này.

Lác đác gặp vài người. Nhìn thấy đàn ông là sợ. Sao mặt ai trông cũng gian thế nhỉ? Cố lên nữa đi. Tôi nhìn bản đồ liên tục để biết rằng mình đang đi đúng đường.

Tôi không dám nghĩ đến viễn cảnh mình bị lạc trong nghĩa trang. Nếu thế thì chết mất. Gió vẫn lạnh, nhưng trời sáng hơn một chút.

Các ngôi mộ thì vẫn im lặng, không có người nào trong mộ ngồi dậy hỏi thăm tôi có mệt không. (He he).

Cuối cùng, tôi cũng đến được khu 97. Nó vẫn rộng.

Khu này có nhiều tượng đài tưởng niệm các kiểu chiến tranh, những nạn nhân của xung đột hay thảm kịch. Tôi đi dọc bên ngoài tìm ngôi mộ VN.

Đúng lúc cảm thấy tuyệt vọng nhất thì thấy hàng chữ VN. Đó là ngôi mộ của ông bà Nguyễn Văn Long. Ông mất năm 75, bà thì mới mất năm 90 gì đấy.

Ngôi mộ xây bằng đá hoa cương màu đen, bề thế, sạch sẽ. Trên mộ có nhiều hoa lắm, còn tươi, chứng tỏ ngôi mộ được chăm sóc tốt, khác hẳn đa phần những ngôi mộ khác trong nghĩa trang.

Trên một trong những lọ hoa có một tấm thiệp viết bằng bằng, tiếng Pháp, tôi đọc mà chả hiểu gì. Xin lỗi các cụ, con cũng chưa biết các cụ là ai.

Vậy là một trong những mục đích (bất ngờ) khi đến nghĩa trang đã hoàn thành. Tôi quay ra tìm mộ Oscar Wilde.

Đi một đoạn dài vào bên trong khu mộ, tôi vẫn chưa tìm thấy, nhưng gặp 3 người khác. Họ cũng đang đi tìm mộ của ông.

Nhìn bản đồ, nhìn bia mộ vẫn không thấy. Lòng nhủ thầm ông Oscar Wilde ơi, ở đâu thì ra đi, để cháu tìm mệt lắm. Cháu phải về sớm vì có hẹn rồi.

Cuối cùng cũng tìm được. Mộ Oscar Wilde to lắm. Thực ra nó là một tác phẩm kiến trúc kiểu Ai Cập.

Một người nằm úp, chẳng mặc cái gì, lưng bị đè cái gì đấy. Cái chỗ quý quý ấy bị cắt.

Hình như tôi đọc ở đâu đó, cái chỗ bị cắt đấy đang được dùng để làm cái chặn giấy trên bàn làm việc của giám đốc nghĩa trang.

Không biết điều này có liên quan gì đến giới tính của ông hay không. Theo nhiều tài liệu, Oscar Wilde là người như vậy, dù ông có vợ.

Ông không che giấu điều đó. Cuối đời, ông sống cuộc đời không dư dả tiền bạc. Trên tổng thế tác phẩm kiến trúc đó là những nụ hôn.

Đây là một tác phẩm của nhà điêu khắc Jacob Eipstein. (Đọc thêm ở đây)

Dù rất tiếc và còn nhiều nơi ở nghĩa trang tôi chưa đến, tôi cũng đành phải tạm
biệt nó để ra về vì đã đến giờ hẹn.

Không biết có dịp đến cái nghĩa trang đấy nữa không, nhưng nó thực sự gây ấn tượng mạnh với tôi.

Một mình lang thang nơi nghĩa trang mà. Bảo tàng Louvre hay Tháp Eiffel hay nhiều địa điểm khác của Pháp không khiến tôi dựng tóc gáy như cái nghĩa trang này. Hè hè.

Cảm giác cuối cùng

Chín giờ đêm. Paris. Đại lộ Elysee rực rỡ ánh đèn. Một lữ khách lững thững đi dạo trên vỉa hè. Hết một vỉa hè bên này rồi, ta quay sang vỉa hè bên kia. Ngắm đại lộ nổi tiếng nhất thế giới cho bõ cái công lần mò sang tận Paris, kẻo mai về rồi, chả biết bao giờ mới có dịp sang.
Người người tấp nập qua lại, đủ mọi sắc tộc, đủ mọi tuổi tác. Họ nhàn nhã, thảnh thơi. Trời lạnh khoảng 18 độ C, gió nhẹ. Nét mặt ai cũng có vẻ phởn phơ. Một niềm kiêu hãnh thầm kín khi đặt chân đến Paris. Trên thế giới, có biết bao nhiêu người mơ ước một lần đặt chân đến kinh đô ánh sáng?
Hai bên đường là các cửa hàng, văn phòng đại diện của
những nhãn hàng nổi tiếng nhất thế giới, sang trọng và đầy quyến rũ. Phong cách của dân Pháp khác hẳn phong cách của dân Anh. Dân Pháp ăn mặc trau truốt hơn, kiểu cách hơn, điệu hơn, còn dân Anh là kiểu mặc lúc thì thoải mái quá, lúc lại mang tính kinh doanh, công tác quá.
Không ghé mắt vào các cửa hàng thì chịu không nổi, mà ghé mắt vào thì còn chịu không nổi hơn! Cái giá ấy, thôi

đành chờ đến khi ta thành tỉ phú thì những nhãn hàng đó đừng hòng mà trêu ngươi ta nữa nhé!
Đến gần Khải Hoàn Môn. Đèn xanh, rẽ sang bên đường. Đặt chân sang đường bên kia chợt nghe kítttttttttttttt một tiếng dài đằng sau. Rồi cái gì đó rơi vỡ loảng xoảng. Nghe như tiếng cà mên đựng cơm. Quay lại nhìn. Một người đàn ông tầm 38, 40, nhỏ thấp lúng túng
nhặt thứ rơi giữa đường. Xe vẫn chạy qua vù vù.
Một chiếc xe màu xanh, nhỏ, trông kiểu cổ cổ đỗ đằng sau người đàn ông đó. Cửa chiếc xe mở ra. Một cậu thanh niên da đen cao to, mặc áo quần áo bảnh choẹ, cổ quàng khăng, mở cửa hùng hổ bước ra. Vốn tiếng Pháp không rành, cộng thêm trí tưởng tưởng và quan sát, diễn biến câu chuyện như sau:
– Này thằng kia, đi đứng kiểu gì thế hả? Mù à?
– Dạ, em xin anh. Em mải qua đường, không để ý.
Thôi thì chẳng may. Xin anh.

– (Sấn thêm bước nữa, chỉ tay vào xe) Ghét mày! Mày có
thấy cái xe của ông bị xước cái đầu không? (Xô có tí thế mà xước đầu!)-

(Điên lên rồi nhé) Này, ông đã nói nhẹ nhàng, xin lỗi tử tế rồi nhé. Mày hỗn vừa thôi
– Á à! (Tát một phát vào mặt)

– (Bù lu bù loa) Ối làng nước ơi, nó đánh tôi này. n
(Đánh lại. Hai người vật nhau giữa phố. Người đi đường giương mắt nhìn. Xe cộ vẫn chạy ầm ầm, chả có chiếc nào dừng lại. Người đàn ông bé hơn tất nhiên yếu thế hơn, bị đánh dúi dụi. Đánh chán, người thanh niên đứng lên, xốc lại quần áo. Định bước vào xe để đi tiếp. Người đàn ông chạy theo đánh trả để lấy lại lòng tự trọng và khẳng định “dòng máu anh hùng” chảy trong huyết quản.

Bực! Người thanh niên mở cửa xe, cởi áo, cởi khăn cho vào xe, lấy ra con dao. Trời ơi, ai đó làm gì đi chứ! Cảnh

sát đâu? Paris đấy à?)

Người đàn ông chạy lòng vòng quanh các đầu xe, quanh cái xe của người thanh niên, miệng kêu ầm ầm. Ông ta

giữ được một chiếc xe lại.
“Các anh ơi cứu em với. Em đi đúng đường, thằng điên kia tự nhiên xô vào em, bây giờ còn đánh em đây này.”
Lưỡng lự. Hai người đàn ông bước ra khỏi xe. Người thanh niên kia đã đóng xong cửa xe. Quay lại tìm “đối tác”.
Người thanh niên giơ dao lên đuổi theo người đàn ông. Vài tiếng rú lên. Không ai làm gì. Ai cũng đứng nhìn.
Người thanh niên bị hai người đàn ông chặn lại. Được thể, người đàn ông kia quay qua cái xe của người thanh niên, đá vài phát, đập vài phát vào đấy.
“Này thì xe này. Này thì xe quý này. Quý xe hơn người này. Ông đập cho mày chết này.”
Đống sắt rung rinh một tí.
Xót của, người thanh niên vùng tay ra khỏi hai người đàn ông, đuổi theo người đàn ông kia. Ông ta nhanh chân chạy ra sau lưng hai người đàn ông, kiếm tấm lá chắn.
Người thanh niên bị chặn lại. Con dao giơ lên bị đè xuống. Người đàn ông tranh thủ đá vài phát vào người thanh niên.
“Thôi nhá!”, một trong hai người đàn ông gằn giọng, “Có đi không thì bảo. Đi đi. Nó đang điên nó đánh chết bây giờ.”
Người đàn ông bước đi, miệng lầm rầm chửi rủa. Khuôn mặt trắng bệch. Người thanh niên được thả ra, xốc lại quần áo. Anh ta biết, một mình anh ta không thể đánh lại hai người đàn ông.
Hai người đàn ông bước vào xe, đóng cửa, đi tiếp. Người thanh niên về xe của mình, lấy khăn ra lau lau xe, chỗ người đàn ông vừa đá. Bực tức, hậm hực. Vào xe, đóng cửa đánh rầm. Đi.
Xe cộ vẫn chạy như thường. Vị trí ở ngay cạnh Khải Hoàn Môn.
Chóng mặt. Tức thở.
Cảm giác cuối cùng, trong vô số cảm giác ở Paris.
(Bài viết 03.04.2007 07:57)

free hit counter


web counter

À Paris (part 3): Chạm mặt nàng Mona Lisa 05.02.2007 03:40

Nhiều người khi biết tôi vừa đi đâu về thì hay hỏi: Có gì hay không? Có người hỏi rằng: London có gì hay không? Với tôi, nơi nào trên trái đất này cũng hay cả. Tôi chả muốn mình trở thành con ếch ngồi ở đáy giếng, chỉ thấy cái đáy giếng của mình là đẹp nhất, là tuyệt vời nhất. Mặt trăng hay mặt trời phía xa thì làm sao so với đáy giếng nhà mình. Vì vậy, có lần, tôi nói rằng: Đừng hỏi câu đấy nữa, nghe hâm lắm! Tôi thích câu hỏi: Thế chỗ đấy thế nào, kể đi!
Paris có nhiều thứ để xem, để cảm nhận. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi nó là kinh đô ánh sáng. Không chỉ là những công trình kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu, đầy đặn và mềm mại, lãng mạn và quyến rũ, Paris còn có một thứ văn hoá đặc trưng: văn hoá Pháp. Có thể nó là sự tổng hợp của nhiều nền văn hoá khác nhau, cũng giống như London, nhưng hình như văn hoá Pháp khó tính hơn một chút. Mọi thứ đều được đẩy lên mức nghệ thuật. Còn văn hoá Anh mang đậm phong cách “corporate” – kinh doanh và kinh doanh – nên nó thực tế hơn, nhanh hơn, và nói là “xô bồ hơn” thì cũng không quá lời lắm.
Paris có một lịch sử rất nhiều đau thương và bất ổn chứ nó không hề hiền hoà êm dịu như hiện tại. Đường phố Paris có nhiều chứng tích để ghi nhớ những sự kiện đó. Đó có thể là những tượng đài, nhỏ thôi, màu đen, hoặc đôi khi chỉ là những tấm biển rất nhỏ, dễ bị bỏ qua.

Bảo tàng Louvre là một trong những điểm mà tôi rất muốn đến, vì London có National Gallery, có nhiều tranh ảnh nghệ thuật, nhưng không có nàng Mona Lisa với nụ cười quyến rũ, không có bức tượng thần Vệ Nữ và không có tượng Nữ thần chiến thắng có cánh (Winged Victory of Samothrat)…

Tôi đến Louvre hai lần, một lần vào hẳn trong, một lần đứng ngoài. Louvre rất lớn. Nó vốn là tường thành, được xây dựng từ thế kỷ 11. Đến giờ, người ta vẫn giữ lại được những phần tường thành đó và trưng bày cho khách tham quan, cùng với mô hình Louvre đầu tiên được dựng lên. Louvre từng là nơi ở của các vương triều nước Pháp, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Ngày nay, nó là bảo tàng và phòng tranh nổi tiếng nhất, cổ nhất, to nhất, và được đến thăm nhiều nhất trên thế giới. 8,3 triệu lượt khách đã đến Louvre trong năm 2006.

Louvre ngày nay là công trình của rất nhiều triều đại. Các vị vua ngày xưa lên nắm quyền đều muốn nới rộng thêm Louvre ra, để tạo dấu ấn cho mình. Gần đây nhất là thời Tổng thống Pháp F. Mitterand, năm 1989 ông đã cho xây thêm kim tự tháp ngược bằng kính, là lối vào và là điểm trung tâm gặp nhau của những người đến thăm bảo tàng. Đây là công trình của một trong những kiến trúc sư nổi tiếng và thành đạt nhất thế kỷ 20.
Ông là Ieoh Ming Pei, một người Mỹ gốc Trung Quốc, chả liên quan gì đến Pháp. Nước Pháp vốn có truyền thống lịch sử mời những vị anh tài hào kiệt từ khắp nơi trên thế giới về giúp họ xây dựng những công trình vĩ đại, để lưu truyền mãi cho đời sau.
Vé vào tham quan bảo tàng là 8 euro. So với các bảo tàng ở London thì là …đắt đắng, vì bảo tàng London vừa to, đẹp, hiện đại, mà lại miễn phí. Nhưng bảo tàng ở London không có nàng Mona Lisa.

Những người tham quan có hướng dẫn được phát cho một máy nghe, để nghe trực tiếp từ hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên không phải nói to khi thuyết minh để khỏi ảnh hưởng đến những người tham quan khác.
Vì tôi đi nhiều bảo tàng ở London, tạm thời vẫn chưa qua khỏi cảm giác …ngấy, nên tôi chỉ xem một số điểm lựa chọn.
Phòng trưng bày bức tranh của nàng Mona Lisa đặt ở một khu vực mới phục chế của bảo tàng. Khách tham quan không được chụp ảnh khi vào đây.
Bức tranh của nàng, to bằng 4 tờ giấy A4 gộp lại (tức là không to lắm), được treo đối diện với một bức tranh lớn, mô tả một câu chuyện của kinh thánh. Đó là chuyện chúa Jesu được mời đến một đám cưới, nhưng chủ nhà thông báo là hết rượu. Tay bà co lại như đang cầm ly rượu, khi ấy, chúa Jesu mới hoá phép để nước biến thành rượu, để mọi người cùng tiếp tục cuộc vui. Trong bức tranh có nhiều cha sứ ngồi bên phải, có đôi tân lang tân nương ngồi cùng họ hàng bên trái. Chúa Jesu và người chủ nhà ngồi giữa.

Bức tranh Mona Lisa với nhiều huyền bí được tách khỏi thế giới trần tục bởi một tấm kính to. Người tham quan chỉ được đứng từ xa, cách khoảng 2m để ngắm. Tôi cũng đứng ngắm, và tất nhiên không hiểu nàng cười thế là có ý gì. Bức tranh từ thế kỷ 16 này được người hướng dẫn nói rằng, để nói về nó, có thể mất đến cả ngày. Theo tôi, cả ngày là còn nhanh! Tôi đứng đấy 15 phút rồi đi đến nơi khác. Đừng hỏi tôi nghĩ gì lúc đó. Nếu ông Leona de Vinci còn sống thì tốt quá, vì bức tranh là tổng thể của rất nhiều ý tưởng nghệ thuật, khoa học ông gửi gắm vào đấy. Những cái đấy, tạm thời vượt quá sự hiểu biết của tôi.

free hit counter


web counter

À Paris (part 2): Nghĩa trang Père Lachaise (part 2)

Sáng hôm sau. 9h30 rời khách sạn, tôi đến nghĩa trang lúc 10h15. Chỉ có rất ít người ở đấy vì buổi sáng, trời mưa và Paris vẫn chưa có nắng.
Nhìn bản đồ tôi đi đến khu 97, nơi có mộ Oscar Wilde và người VN nào đó (người giới thiệu tôi bảo là ngôi mộ đấy to lắm, đẹp lắm. Vì vậy, tôi càng tò mò hơn. Ai vậy nhỉ?).

Cái đoạn đường đến đấy nó mới xa làm sao. Không một ai xung quanh, gió lạnh và xung quanh toàn là mộ, toàn là những chiếc nhà con xây trên mộ. Tự nhiên, tôi nghĩ bụng, nếu có đứa xấu bụng nào xồ ra thì biết đâu đấy. Hoặc một con ma nào đó ra chỉ đường cho tôi? Lại tưởng tượng. Rồi tôi nhìn lên trên, bắt đầu có những tia nắng. Tôi biết là ma sẽ không xuất hiện lúc trời sáng. Chúng sẽ tan ra khi mặt trời lên. Ấy là phim Liêu trai chí dị nói thế. Nhưng ma cà rồng thì vẫn xuất hiện bình thường, nhỉ? Biết đâu đấy.
Đoạn đường dài lê thê, tôi thấy sợ hơn nữa và bắt đầu chán chụp ảnh linh tinh. Đầu chỉ nghĩ đến làm thế nào để ra được cái nghĩa trang này. Lác đác gặp vài người. Nhìn thấy đàn ông là sợ. Sao mặt ai trông cũng gian thế nhỉ? Cố lên nữa đi. Tôi nhìn bản đồ liên tục để biết rằng mình đang đi đúng đường. Tôi không dám nghĩ đến viễn cảnh mình bị lạc trong nghĩa trang. Nếu thế thì chết mất. Gió vẫn lạnh, nhưng trời sáng hơn một chút. Các ngôi mộ thì vẫn im lặng, không có người nào trong mộ ngồi dậy hỏi thăm tôi có mệt không. (He he).
Cuối cùng, tôi cũng đến được khu 97. Nó vẫn rộng. Khu này có nhiều tượng đài tưởng niệm các kiểu chiến tranh, những nạn nhân của xung đột hay thảm kịch. Tôi đi dọc bên ngoài tìm ngôi mộ VN. Đúng lúc cảm thấy tuyệt vọng nhất thì thấy hàng chữ VN. Đó là ngôi mộ của ông bà Nguyễn Văn Long. Ông mất năm 75, bà thì mới mất năm 90 gì đấy. Ngôi mộ xây bằng đá hoa cương màu đen, bề thế, sạch sẽ. Trên mộ có nhiều hoa lắm, còn tươi, chứng tỏ ngôi mộ được chăm sóc tốt, khác hẳn đa phần những ngôi mộ khác trong nghĩa trang. Trên một trong những lọ hoa có một tấm thiệp viết bằng bằng, tiếng Pháp, tôi đọc mà chả hiểu gì. Xin lỗi các cụ, con cũng chưa biết các cụ là ai.

Vậy là một trong những mục đích (bất ngờ) khi đến nghĩa trang đã hoàn thành. Tôi quay ra tìm mộ Oscar Wilde. Đi một đoạn dài vào bên trong khu mộ, tôi vẫn chưa tìm thấy, nhưng gặp 3 người khác. Họ cũng đang đi tìm mộ của ông. Nhìn bản đồ, nhìn bia mộ vẫn không thấy. Lòng nhủ thầm ông Oscar Wilde ơi, ở đâu thì ra đi, để cháu tìm mệt lắm. Cháu phải về sớm vì có hẹn rồi.

Cuối cùng cũng tìm được. Mộ Oscar Wilde to lắm. Thực ra nó là một tác phẩm kiến trúc kiểu Ai Cập. Một người nằm úp, chẳng mặc cái gì, lưng bị đè cái gì đấy. Cái chỗ quý quý ấy bị cắt. Hình như tôi đọc ở đâu đó, cái chỗ bị cắt đấy đang được dùng để làm cái chặn giấy trên bàn làm việc của giám đốc nghĩ trang. Không biết điều này có liên quan gì đến giới tính của ông hay không. Theo nhiều tài liệu, Oscar Wilde là người như vậy, dù ông có vợ. Ông không che giấu điều đó. Cuối đời, ông sống cuộc đời không dư dả tiền bạc. Trên tổng thế tác phẩm kiến trúc đó là những nụ hôn. Đây là một tác phẩm của nhà điêu khắc Jacob Eipstein.
Dù rất tiếc và còn nhiều nơi ở nghĩa trang tôi chưa đến, tôi cũng đành phải tạm
biệt nó để ra về vì đã đến giờ hẹn. Không biết có dịp đến cái nghĩa trang đấy
nữa không, nhưng nó thực sự gây ấn tượng mạnh với tôi: Một mình lang thang nơi nghĩa trang mà. Bảo tàng Louvre hay Tháp Eiffel hay nhiều địa điểm khác của Pháp không khiến tôi dựng tóc gáy như cái nghĩa trang này. Hè hè.

(Bài viết 02.02.2007 06:05)

free hit counter


web counter

À Paris (part 2): Nghĩa trang Père Lachaise (part 1)

Lại kể chuyện thầy bói mù (là tôi) đi xem tiếp voi (cái Paris. Ha ha). Tạm thời cất chuyện đi đến chốn phồn hoa đô hội ở Paris và Versailles lại, tôi muốn mọi người đến xem nơi mà Parisien sống khi họ đã chết. Mọi người có thể cho rằng tôi “câu giờ”, không kể chuyện sống ở Paris, nhưng tin tôi đi, chuyện người chết cũng hấp dẫn chẳng kém chuyện người sống. Suy cho cùng, cuộc đời ai cũng phải đến cái chốn đấy, đến muộn hay sớm, đến bằng cách nào mà thôi.
Không phải ngẫu nhiên tôi đến cái nghĩa trang đấy 2 lần chỉ trong 4 ngày tôi ở Paris (thực ra là 3,5 ngày). Đơn giản vì Nghĩa trang Père Lachaise . Tôi muốn biết người ta chôn cất thế nào. Vì vậy, cả đoàn hơn 10 người, chỉ có mình tôi mò đến cái nghĩa trang đấy, lại hai lần hẳn hoi, lại cách khá xa trung tâm Paris. Vì vậy, chắc họ cũng nghĩ tôi “freak” lắm.
Lần đầu tiên, tôi có mặt tại nghĩa trang lúc khoảng 5h chiều. Paris tầm giờ này đã tối hơi sẫm rồi. Cái nghĩa trang này rất rộng, 44 hectare, là cái nghĩa trang lớn nhất Paris và đã có 200 năm tuổi (từ 1804 do Napoleon I dựng lên). Nó là một trong những cái nghĩa trang nổi tiếng nhất trên thế giới, vì vậy, chắc hẳn phải có gì hay ho, chứ chẳng phải chỉ có nhà mồ và ma mãnh. (Tóc gáy bắt đầu dựng lên rồi).

Hàng năm, hàng trăm ngàn du khách đến thăm cái nghĩa trang này (được đặt theo tên của cha đạo Père François de la Chaise (1624-1709)), người mà vua Louis XIV hay xưng tội.
Cái nghĩa trang trông bề ngoài…chẳng có gì đặc biệt. Thậm chí, tôi còn suýt nữa thì đi qua nó, nếu tự nhiên không thấy nghi nghi và vào bên trong hỏi. Lúc này, du khách cũng ít đi nhiều. Ở mỗi cổng hoặc lối đi đều có bản đồ chỉ những ngôi mộ nổi tiếng hay được viếng thăm.
Thường thì những ngôi mộ này là của những nhân vật lỗi lạc có đóng góp nhiều công sức vào sự phát triển hoặc tồn vong của nước Pháp (nói chung là nhân vật khác thường), hoặc những nhà tư tưởng, triết học, nghệ sỹ…Tôi vào bằng cổng chính, nhìn cái bản đồ, thấy oải. Vì sao cái nghĩa trang to thế, đi bao giờ cho hết. To thế, bản đồ kiểu thế cũng chả ăn thua. Tôi ghi vào sổ những nơi muốn đến: Mộ nhà thơ Oscar Wilde, Jean de la Fontaine, Jean Baptiste Moliere, Balzac, Hugo, Chopin…Những ngôi mộ này nằm ở các vị trí cách xa nhau lắm. Nghĩa trang chia thành nhiều ô, gọi là Dion (chắc viết tắt của Division). Muốn đến thì chỉ có cách đi từ đầu nghĩa trang này đến đầu nghĩa trang kia. 44 hectare. Có điên mới đi. Nhưng thử điên xem sao, tôi đi.

Cảm giác đầu tiên khi vào nghĩa trang, tất nhiên là lạnh. Các ngôi mộ được xây bằng đá, bên trên thường là một cái nóc cao cao, con con. Những người quá cố thường theo đạo Thiên Chúa, có cả đạo Do Thái. Nhưng tôi không thấy dấu hiệu của các đạo khác.

Các nhà mồ thì như những công trình kiến trúc. Nó không đẹp lộng lẫy, nhưng nó cổ và nhiều hoạ tiết hoa văn rất đặc biệt trong mắt tôi. Nghe nói, nhiều người hay đến nghĩa trang, cầm theo giấy và chì để vẽ hoặc ghi lại những hoạ tiết trang trí trên ngôi mộ. Có thể lúc tôi đến, tối rồi nên tôi chả thấy ai làm vậy.

Đi thẳng vào một đoạn, tôi rẽ sang đường vòng. Mộ Oscar Wilde ở đầu kia của nghĩa trang. Thi thoảng tôi gặp một hai người, có thể một toán người đi ngược chiều. Không có bản đồ, tôi bắt đầu thấy hơi sợ. Ôi giời, tối mà lạc trong cái nghĩa trang này thì chết mất.

Rồi tôi gặp một đám người. Họ hỏi đường đến mộ của ca sỹ Jim Morrison. Nào tôi có biết ông ấy là ai đâu (tự nhiên thấy mình dốt thế. Chả biết thế giới hâm mộ cái gì). Cắm cúi vào cái bản đồ cùng họ, tôi cuối cùng quyết định đến mộ Jim Morrison với họ. Hàng năm, vào sinh nhật ông, hàng trăm người đến ngồi xung quanh ngôi mộ, hát những bài hát ông đã từng hát. Qua đời từ năm 1971, đến nay, ông vẫn được nhớ đến.
Phải chăng, ở thế giới bên kia, ông rất hạnh phúc vì điều đó?
Mộ của ông nằm khuất trong nhiều ngôi mộ khác, nó giản dị, chỉ được xây lên một chút và chiếc bia đá bị mờ hết chứ. Trên mộ (trên đất thì đúng hơn), có vài điếu thuốc cắm vương vãi, có ít hoa vải, có ít hoa thật bắt đầu tàn. Có vài người đứng quanh đó trước, họ chụp ảnh và im lặng. Khi nói, họ nói tiếng Anh âm Mỹ hoặc âm Anh. Tôi đoán rằng ông là ca sỹ. Mà đúng vậy thật.

Đứng một lúc thì tôi đi tiếp. Tôi bắt đầu thấy mình dại vì không có bản đồ. Chợt tôi gặp một gia đình đang đi tìm mộ Jim Morrison. (Lại Morrison). Họ cũng có bản đồ.
Tôi hỏi họ đường đến mộ Oscar Wilde. Họ chỉ ở khu 97. Rồi họ bảo họ vừa thấy ở đó có ngôi mộ của một người VN. Họ bảo ở đầu kia nghĩa trang. Mộ người VN. Tôi quyết định quay lại mua cái bản đồ.
Mua được cái bản đồ hết 2,5 euro, quay lại nghĩa trang là 5h30. Nghĩa trang đóng cửa. Điên cả người. Thế thì mai đến, tôi nghĩ vậy. Thực ra nếu nó mở cửa thì tôi cũng chả biết có dám đi tiếp không, vì trời bắt đầu tối sẫm hơn. Đầu tôi bắt đầu nghĩ tới các bộ phim ma mà mình đã xem. Nói chung, tôi thuộc loại người “yếu mà thích ra gió”, hay xem phim ma nhưng xem xong thì thảng thốt lắm, sợ lắm. Bảo sẽ không xem phim ma nữa, nhưng rồi vẫn xem.

(Bài viết 02.02.2007)



free hit counter


web counter