Một năm sắp trôi qua. Một năm kỳ lạ. Một năm tưởng như không có thật. Tiền chưa kịp có thì Tết đã đến. ^^
Ủa, năm 2020 và 2021 mình cũng nói thế. Rồi 2022, mở đầu đầy kỳ vọng, rồi đến cuối năm lại rất nhiều diễn biến xảy ra. Con người lại nhặt nhạnh những niềm vui bé mọn của mình, cất đi, rồi khi có chuyện gì không vui, lại lần dở những niềm vui đó ra, tìm chút năng lượng để sống tiếp.
Sách là thứ khiến tôi không bao giờ thấy buồn chán hay cô đơn. Sách giúp tôi trò chuyện với chính mình tốt hơn, hiểu cuộc đời hơn. Sách giống như liều thuốc xóa đi bao muộn phiền. Cũng có những cuốn khiến tôi phát ốm vì viết quá dở. Mỗi khi như thế, tôi cần phải có vài ngày để detox khỏi sự dở ẹc đó, bằng cách không đọc một trang sách nào nữa.
Sau đây là một vài cuốn sách đã khiến tôi có những thời gian rất thú vị trong năm 2022.
Nghe tiêu đề thì oách nhỉ. Nhưng đời mà, không ai dạy ai được chuyện gì. Đó là kết luận của một người đi dạy đại học khá lâu như tôi. Tôi vẫn nói với sinh viên rằng, tôi biết các em nghe đấy, rồi tai nọ xọ tai kia, chẳng nhớ gì đâu. Cho đến một ngày, gặp chuyện, thì mới nhớ ra à hồi xưa có lần cô đã nói…
Thực ra nếu ta muốn học điều gì, luôn có con đường để học, có thầy để học, có người bạn đồng giao để học, để tiến bộ.
Loài người chúng ta tiến hóa đến nay bởi có những cá nhân luôn muốn tiến bộ.
Cuốn “Nghệ thuật mua Nghệ thuật” – Đánh giá và mua tác phẩm như nhà sưu tập chuyên nghiệp – có thể khiến bạn chùn tay và chùn túi khi muốn mua. Vì ngại rằng mình có mua cái gì đâu, mình có biết cái gì đâu.
Cuốn sách này chính là dành cho người không hay biết, hoặc biết chút chút, hoặc biết nhiều nhiều. Ai cũng có phần nào trong cuốn sách này. Ai cũng thấy mình trong đó, từ nghệ sỹ, tới gallerist, tới giám tuyển, tới nhà đấu giá, tới người mua, tới nhà sưu tập muốn xây dựng một bộ sưu tập chất lượng…
Nghệ thuật không phải là một con vật bí ẩn kỳ bí, mặc dù có nhiều khi ta thấy thế. Nghệ thuật (tranh, ảnh…bất kỳ thứ gì không phải đáp ứng nhu cầu cơ bản về thể chất của con người) hoàn toàn có thể tìm hiểu, định giá một cách hợp lý. Dĩ nhiên, đẹp hay xấu là gu mỗi người, phân định và tranh cãi rất khó, và không nên, nhưng có một bộ công cụ hữu ích và thiết yếu cho những người yêu nghệ thuật trở nên tỉnh táo hơn, tìm được tác phẩm tốt và trả giá hợp lý để sở hữu.
Cuốn sách này mang tính kinh điển “must read” với người quan tâm, yêu thích tới nghệ thuật và muốn mua tác phẩm nghệ thuật để cho nhu cầu về mỹ cảm của mình. Cuốn sách không dạy người đọc cách mua nghệ thuật để đầu tư, mà mua vì nhu cầu về tinh thần của mình.
Nguyên tác The Art of Buying Art của Alan Bamberger (bản dịch Việt ngữ: Khổng Loan, nhóm Artoholics Saigon thực hiện) hướng dẫn người mua nghệ thuật cách đánh giá và mua tác phẩm tốt với giá hợp lý.
Cuốn sách này được in rất ít, chỉ 1.000 cuốn, không phát hành thông qua hệ thống nhà sách, chỉ phát hành trực tiếp bởi nhóm thực hiện. Lý do là cuốn sách này ai thực sự cần sẽ mua, mua rồi nhiều khả năng sẽ đọc, sẽ thích. Ai không cần, không muốn, mà tặng thì có mà ngang với tra tấn người khác.
Artoholics Saigon gồm Khổng Loan – Phó thư ký tòa soạn Forbes Việt Nam; Lý Đợi – nhà báo chuyên mảng văn hóa nghệ thuật với hơn 20 năm kinh nghiệm; và Hiền Nguyễn – sáng lập và điều hành không gian nghệ thuật Phố Bên Đồi tại Đà Lạt – cho biết: “Đây là nỗ lực của nhóm ba người bạn chúng tôi, với mong muốn góp phần đem đến thông tin đầy đủ hơn cho thị trường nghệ thuật, đặc biệt là mang đến một công cụ thiết thực cho những ai quan tâm đến thị trường mỹ thuật hoặc muốn mua nghệ thuật để làm giàu có hơn về tâm hồn.”
Cuốn sách này hợp lý ở chỗ, nó được viết bằng lối nhìn cân bằng, và tương đối bảo thủ. Với thị trường còn non trẻ như ở Việt Nam, hãy cứ chậm mà chắc (ấy là khác ngược với thực tế hiện nay lắm).
Animals không cần nghệ thuật để sống, mà chỉ cần đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản. Nhưng human beings đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu sinh lý cơ bản. Con người có trí tuệ và trái tim, và luôn muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh bên ngoài, và đi sâu vào tâm hồn của mình, tò mò về tâm hồn người khác.
Thế nào là một tác phẩm tốt? Làm thế nào để mua? Có nên mua tại gallery, tại studio của nghệ sỹ, nhà đấu giá trực tiếp hay trực tuyến thì tốt hơn? Làm thế nào để tìm được món hàng mình yêu thích và trả giá hợp lý để sở hữu? Rồi khi sở hữu rồi thì cần có những hoạt động tiếp theo như thế nào để đảm bảo món hàng đó được giữ gìn, được chăm nom cẩn thận, giữ được giá và giá trị và có thể sinh lời?
Tiếp cận nghệ thuật dưới góc độ hàng hóa và khẳng định là “ai cũng có thể là người mua sành sỏi”, Alan đưa người đọc đi từng bước chậm rãi nhưng nhìn từ nhiều khía cạnh, từ việc xác định sở thích, đến lựa chọn , đến nghiên cứu tác phẩm và nghệ sỹ đến mua.
Để đọc cuốn này, bạn cần kiên nhẫn, vì 400 trang và không có hình. Giá tiền 300 k là hợp lý, vì bạn sẽ tiết kiệm được ít nhất 300 triệu mua tùm lum tà la vớ vỉn. Lưu ý, không có cái gì ngon mà rẻ hết, tốt mà dễ hết, tử tế mà đầy ngoài đường hết. Nói như một blogger nổi tiếng thì những ai muốn tìm công thức nấu ăn nhanh trên Tiktok thì chỉ có thể nấu được món cá viên chiên. Uầy, ý không phải chê món này, vì mình biết nhiều bạn mình thích. Nhưng cá viên chiên fine dining thì không thể xem TikTok được.
Chương trình quảng cáo đến đây là kết thúc. Lưu ý: Sách sắp bán hết, 100 cuốn cuối cùng sẽ tăng giá. ^^
Xin cảm ơn những người bạn đáng quý đã đến dự hai buổi ra mắt sách ở Phố Bên Đồi (Đà Lạt) và ASA Lighting Design Studios (TP.HCM). Chúng tôi sẽ làm tiếp tại Không gian Lê Bá Đảng (Huế) và một địa điểm tuyệt đẹp tại Hà Nội.
Xin cảm ơn các cơ quan báo chí và truyền thông đã đưa tin:
Cái gì mình không muốn người khác làm với mình, thì đừng làm với người khác.
Ví dụ mình không muốn người khác đối xử độc ác với mình, thì đừng làm điều đó với người khác.
Mình không muốn người khác coi thường mình, thì mình đừng coi thường người khác.
Mình muốn người khác lắng nghe mình, thì mình hãy lắng nghe người khác.
Mình muốn người khác tôn trọng mình, thì mình tôn trọng người khác.
Mọi việc không lập tức diễn ra theo kiểu A sẽ gặp A, B sẽ gặp B đâu, mà cõi đời kỳ diệu ở chỗ, một lúc nào đó, một thời khắc một bối cảnh nào đó, chuyện nào đó sẽ quay trở lại giống như cách mình đã sắp đặt (một cách vô tình hay cố ý) trong quá khứ.
Đừng nghĩ ta làm gì đó mà không ai nhìn thấy thì sẽ không làm sao.
Vũ trụ hay ở chỗ, mọi thứ đều tương liên, tương kết, không ai thoát ra khỏi cái hệ sinh thái này này nếu sống trên trái đất, cùng hít thở bầu khí quyển này. Nếu bạn ở hành tinh khác, có thể tác động sẽ vẫn diễn ra, mà có điều nó lâu hơn. Lâu đến mức ta có thể đã là hạt bụi hoặc hoàn toàn biến mất rồi, nó mới diễn ra.
Thế nên khi bạn còn trẻ, có thể bạn không nhận ra việc luôn có một cái “quả” đằng sau mỗi một hạt giống ta gieo trồng. Hạt giống đó có thể là một lời nói, một hành động, một thái độ, dù là rất nhỏ, nhưng có thể tạo ra kết quả bất ngờ.
Chẳng có một cách nào đi tắt để có được những “quả” tốt, ngoài việc chú tâm vào gieo trồng những nhân lành.
Nhưng con người mà, sẽ có nhiều lúc sai, nhiều lúc vô ý, nhiều lúc hành động và lời nói mỗi nơi mỗi kiểu.
Nhưng chỉ cần ta hiểu rằng vạn vật, vạn linh trên đời không gì là riêng lẻ thật sự. Nếu mình muốn ngày mai tốt, thì hôm nay hãy chú tâm gieo trồng, và đừng làm điều gì mà mình không muốn người khác làm với mình.
Khi tự đặt mình vào hoàn cảnh mà người khác đang gặp phải, ta bớt phán xét, ta thấu hiểu hơn, ta bớt chỉ trích. Vì ta hiểu, mỗi người đều phải đi trên hành trình của riêng họ, ta rất khác nhau.
Chúng ta sẽ phải sống lâu dài trong dịch bệnh. Đó là tin xấu. Thế giới sẽ còn cần nhiều tháng nữa để có thể kiểm soát được đại dịch, và chúng ta có thể đến công ty, gặp gỡ mọi người, sống an toàn với virus corona chủng mới, trở lại cuộc sống bình thường.
Chúng ta sẽ còn làm việc từ xa còn lâu dài, tính bằng nhiều tuần. Làm việc ở nhà kéo dài vì COVID đã gây ra hơn 200 triệu chứng bất thường trong người lao động, và cứ 5 người thì có 1 người không thể làm việc. Các triệu chứng có thể kể đến liên quan tới 10 cơ quan nội tạng của chúng ta, gồm mất trí nhớ, ảo giác, run rẩy, mệt mỏi…,theo như khảo sát mới vừa được công bố hôm 22.7 cung cấp cái nhìn chi tiết về tác động của việc phải làm việc ở nhà với người lao động việc ở nhà với người lao động.
Còn nhớ, năm ngoái, chúng ta khá hí hửng được làm việc ở nhà. Giờ chán tới tận cổ rồi. Vì làm việc ở nhà có nghĩa là làm việc nhiều hơn, thời gian dài hơn, và ít hiệu quả hơn. Quá nhiều thứ khiến ta phân tâm.
Công việc nhà, con cái, dễ biến ta trở thành một bà nội trợ trong khi vẫn phải lo cho công việc. Việc ngồi thu lu một góc nhìn vào cái màn hình máy tính dễ khiến ta bị stress, cáu kỉnh. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát cơn cáu giận, kiềm chế tiếng rú của mình với con cái, không tét vào mông chúng nó mỗi ngày vài bận? Rồi đi ra vào thở dài thườn thượt không biết bao giờ nhìn được mặt người?
Đó là chưa kể phải lo cho sự an toàn của người thân, lo ăn uống đầy đủ, trong khi thu nhập sụt giảm (chỉ một số ít những người trong xã hội, trong một số lĩnh vực có thể hưởng lợi từ dịch bệnh như sản xuất ngành hàng thiết yếu, công nghệ thông tin, trading, chứng khoán…là có thể có thu nhập thậm chí tăng hơn trong dịch. Cái này khá hên xui. Chúc mừng những người win thị trường).
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ cách tôi làm nhằm tiếp tục công việc, giữ cho mình bình tĩnh, làm việc hiệu quả. Nếu bạn muốn take a break sau dịch bệnh thì không cần đọc tiếp. Nếu bạn muốn phát triển, tiến về phía trước, thì có thể những chia sẻ của tôi sẽ hữu ích với bạn. Continue reading →
Tạp chí là một phương tiện truyền thông dẻo dai lâu đời và có tác động sâu sắc tới xã hội nhiều hơn những gì chúng ta hình dung. Trong bài viết này, tôi chia sẻ một số góc nhìn của tôi về tạp chí, vai trò của nó trong xã hội và vì sao bạn nên tìm cho mình một cuốn tạp chí thật hay, thật phù hợp với bạn và trở thành độc giả thường xuyên của tạp chí đó.
Khi tôi nhìn thấy một người cầm đọc / đặt tạp chí dài hạn (là đặt tòa soạn giao đến nhà nên thường xuyên có số mới ngay để đọc, chứ không phải thi thoảng chạy ra sạp báo mua), tôi lập tức có cái nhìn và đánh giá ban đầu về họ. Continue reading →