Vài suy nghĩ về nghề báo nhân 21.6

no-ideas-and-the-ability-to-express-them-thats-a-journalist-karl-kraus

Nghề nghiệp nào cũng có  những tiêu chuẩn làm nghề nhất định, gọi là code of conduct. Người làm báo xưa nay vẫn theo những tiêu chuẩn của nghề nghiệp như trong mỗi bài viết đều đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, đa chiều. Cùng với sự thay đổi lớn lao và nhanh chóng của công nghệ, báo chí nói chung và những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói riêng đang trải qua những sự thử thách khắc nghiệt để có thể tồn tại tử tế với nghề. Tử tế theo cách là lương tâm ta đồng ý rằng đó là tử tế, và đủ để sống tử tế, tức là thu nhập chính để nuôi sống ta đến từ viết báo. 

Thử thách thì thời nào cũng có, nhưng có thể nói chưa bao giờ thử thách lại dồn dập và liên tục thay đổi như thời đại công nghệ này. Thử thách đến từ thói quen tiếp nhận tin tức đã thay đổi, mô hình hoạt động kinh doanh cũ đã thất bại, chưa có mô hình chứng minh được giá trị bền vững và đem lại lợi nhuận thay thế, đạo đức báo chí luôn bị đặt dấu hỏi, và bản thân những người làm báo cũng luôn rơi vào tình trạng không biết những giá trị mà họ từng tôn thờ này còn hợp thời hay không. Continue reading

Các status trên Facebook thể hiện gì về người post?

medium-d6c489a8d9094bf298597c221fa0c044-650Thế hệ trẻ là thế hệ chia sẻ. Cái gì họ cũng có thể chia sẻ được, từ chuyện phòng ngủ tới chuyện ăn gì tối nay, hay hôn ai, hay đang tức với ai, đang hạnh phúc thế nào.

Chúng ta đã biết là số friends mà bạn có trên Facebook có thể tương đương với mức độ stress của bạn; càng dùng Facebook nhiều thì mức độ không hạnh phúc của bạn càng tăng cao; những người thường xuyên chụp hình tự sướng và đăng trên Facebook có thể là mang dấu hiệu của tâm thần dạng nhẹ. (hihi). 85% phụ nữ cảm thấy khó chịu về những gì bạn bè họ post trên Facebook. Những điều này chẳng phải tôi bịa ra, đều đã có nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh cả. Bạn chỉ cần hỏi anh Gúc là ra. Continue reading

Tuổi trẻ và lựa chọn

imagesTuổi Tác chỉ là con số, ai đó vẫn khẳng định vậy. Quan trọng là tâm hồn. Nhưng rõ ràng tuổi tác càng cao, lựa chọn càng ít đi, trách nhiệm và trăn trở nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, đôi khi tiền bạc nhiều hơn.

Trong sự kiện dành cho giới trẻ ở Sài Gòn gần đây, có một câu hỏi của một khách tham dự là làm thế nào để trở thành người tốt, có sách nào dạy không?

Một câu hỏi căn bản nhỉ, chắc ai trong đời cũng tự hỏi mình như thế khi còn trẻ, khi phải đứng trước nhiều lựa chọn không dễ dàng. Nhưng cuộc sống là sự lựa chọn. Có những lựa chọn mang tính bước ngoặt, ảnh hưởng vô cùng lớn đến phần còn lại của đời mình. Vì vậy, cần lựa chọn cho đúng. Song cuộc đời thì khó ai học được chữ ngờ, lựa chọn ok ở hiện tại nhưng mọi thứ đều có thể thay đổi ở tương lai. Suy cho cùng thì cuộc sống là một hành trình trải nghiệm, thử, sai, làm lại, rồi lại thử, sai, làm lại. Continue reading

Bài học từ trận uýnh boxing thế kỷ giữa Manny và Mayweather

uynhbox
Ảnh: CNN

Bài học từ trận uýnh box giữa Manny Pacquiao và Floyd Mayweather (phỏng dịch từ 1 bình luận trên CNN)

1. Chọn cách đánh khôn ngoan. Manny đã đề nghị uýnh nhau 5 năm nay, nhưng Floyd liên tục từ chối vì Floyd còn bận nghiên cứu cách đánh của Manny. Manny đã uýnh 57 trận trong thể loại thi đấu này, thua hoặc hòa 5 trận.. Floyd uýnh 48 trận và độc cô cầu bại. Đó là vì Floyd chọn cách uýnh khôn ngoan. Bài học: đừng có cái gì cũng làm. Hãy có chiến thuật. Chuẩn bị kỹ và chỉ làm khi đã sẵn sàng. Đừng vội, phải có chiến lược. Đừng có cố đấm vào không khí.

2. Chỉ làm cái gì cần thiết. Floyd uýnh rất ít nhưng uýnh phát nào ra phát đấy. Manny uýnh loạn lên. Bài học: Đừng có khiến cho mình lúc nào cũng bận rộn, chỉ nên bận rộn làm cái gì cần thiết thôi. Thành công trong cuộc sống không phải là làm nhiều thứ, mà làm những thứ cần thiết.

3. Thành công không thể đến bằng sự vội vã. Khi bạn gặp thách thức khó nhằn, hãy quyết tâm và tập trung để vượt qua. Manny cũng là tay chơi cứng, ra đòn liên tục ngay từ vòng đầu. Floyd ngâm cứu đối thủ 9 vòng và chỉ ra đòn triệt hạ vào 3 vòng cuối. Bài học: để thành công, cần mất thời gian. Giáo sư ở tuổi 32 hay 67 đều là giáo sư.

4. Chúa không thiên vị. Ngài ban sự thành công cho người nào giỏi nhất cho dù họ có kiêu ngạo hay không, có thờ phụng ngài hay không. Floyd tinh tướng nhưng là tay đấm thượng hạng. Pac khiêm tốn, lúc nào cũng cầu nguyện nhưng như vậy cũng chưa đủ để giành chiến thắng. Đây là cuộc thi đấu giữa 2 con người, không  liên quan gì đến Chúa. Dangote là người giàu nhất châu Phi và không theo đạo Chúa, nhưng kinh doanh rất giỏi. Bài học: Chúa vẫn theo luật tự nhiên là thành công đến với người giỏi nhất. Nỗ lực trở thành người giỏi nhất là việc của cá nhân bạn, Chúa chỉ trao cho bạn vương miện mà thôi.

5. Đừng trả lời trả vốn gì với những người hay chỉ trích mình, cứ chú tâm vào làm việc của mình. Đừng lo lắng gì nếu người ta không thích phong cách của bạn, việc bạn bạn cứ làm, và đó mới là điều quan trọng. Nhiều người không ủng hộ Mayweather vì anh ấy ngạo nghễ nhưng anh ấy chả thèm quan tâm đếm xỉa. Ngay cả khi anh ấy giơ tay biểu thị mình là người chiến thắng thì cũng không được tung hô như anh mong muốn.Trong khi đó, Manny được yêu thích vì anh khiêm tốn, nhưng thái độ khiêm tốn không làm nên người chiến thắng. Bài học: Cứ việc mình mình làm, dù thắng thua người ta cũng bàn tán, thế nên tại sao bạn không giành chiến thắng và để mọi người bàn tán? Những kẻ chỉ trích chẳng có đóng góp gì cho cuộc đời, nên hãy xếp họ vào một góc và quên họ ngay và luôn. 

 

Content marketing và thách thức với sự tồn tại của báo chí

“Who cares who’s a journalist?” – Còn ai trên đời quan tâm tới ai là nhà báo nữa? Tiêu đề vừa mang màu sắc lo lắng, vừa có chút coi thường, vừa có chút la ó (báo chí là nơi la ó to nhất cho số phận của mình, vì của nhà trồng được mà, in, phát hình không tốn xu cheng) xuất hiện trên tạp chí Columbia Journalism Review tháng 12.2014. Đâu là biên giới của nghề nghiệp “thư ký của thời đại”, và trước làn sóng content marketing (tiếp thị nội dung) đang bùng nổ, báo chí thế giới đang cảm nhận thế nào? Continue reading