Forbes Việt Nam số 4: Riêng tư & cơ hội (dưới góc nhìn của guru Guy Kawasaki)

© Forbes Việt Nam tháng 10.2013

Guy Kawasaki, cựu chuyên gia tiếp thị của Apple dưới thời Steve Jobs, hiện là cố vấn tiếp thị của Motorola nói chuyện với Forbes Việt Nam về kinh doanh và truyền thông xã hội.  Cuộc phỏng vấn diễn ra trong chuyến thăm Việt Nam của ông vào tháng 8.2013:

www.guykawasaki.com
www.guykawasaki.com

Forbes VN:  Có xu hướng cho rằng tiếp thị kỹ thuật số sẽ thay đổi toàn bộ ngành tiếp thị. Ông nghĩ thế nào?

Guy Kawasaki: Ở Việt Nam tôi thấy nhiều người bán mũ bảo hiểm bán hàng bên lề đường. Khó mà tưởng tượng một ngày nào đó họ lại sử dụng Internet, Facebook, Twitter để tiếp thị mũ. Nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào đặt mục tiêu bán hàng ở thị trường quốc tế đều phải tính đến tiếp thị kỹ thuật số. Điều tuyệt vời nhất với họ đến nay là khả năng tiếp thị được rất nhiều nhưng chi phí rất ít. Continue reading

Forbes Vietnam số 5: Ra khỏi rừng rậm (hay câu chuyện kinh doanh sách trực tuyến và mô hình giá rẻ mỗi ngày ở Việt Nam)

screenshot_18
Ông Nguyễn Thành Vạn An tại văn phòng Hotdeal.vn ở quận 10

© Forbes Việt Nam tháng 10.2013

Văn phòng Hotdeal thuộc công ty cổ phần Mekong Com được chuyển đến tòa nhà Lữ Gia (quận 11, TP.HCM), nơi tập trung nhiều công ty về công nghệ và thương mại điện tử khoảng 3 tháng trước. Nhà sáng lập, CEO Nguyễn Thành Vạn An chi hơn 700 triệu đồng cho việc chuyển toàn bộ nhân viên tới khu vực 800 m2. Không gian hầu như chưa có dấu ấn doanh nghiệp rõ rệt của Hotdeal, ngoài logo chữ màu trắng trên nền đỏ ở khu lễ tân. Lý do là ông An vẫn đang tìm người thiết kế có nghề để bài trí và muốn đặt mua “bức tranh vẽ hình con thuyền trên biển.” Ông An hình dung mình là thuyền trưởng trên con thuyền đó, dẫn dắt hàng trăm nhân viên căng buồm ra khơi. “Chưa biết thế nào, có thể sóng yên biển lặng nhưng có thể là sóng dữ.” Continue reading

Forbes Việt Nam số 2: Nước lên thuyền lên (hay chuyện Google ở Việt Nam)

Nơi nhân viên của Google nghỉ ngơi, thư giãn và trao đổi ý tưởng công việc tại văn phòng Google, Singapore.
Nơi nhân viên của Google nghỉ ngơi, thư giãn và trao đổi ý tưởng công việc tại văn phòng Google, Singapore.

 

© Forbes Vietnam. Tháng 7.2013

Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đang đem lại lợi nhuận không chỉ cho  Google mà cả các doanh nghiệp trong nước.

Chính thức ra mắt trang tìm kiếm tiếng Việt năm 2003 và giới thiệu dịch vụ quảng cáo Google Adwords năm 2007, khoảng hai năm trở lại đây, Google mới thực sự thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp Việt Nam về dịch vụ quảng cáo, cỗ máy đóng góp gần 95% tổng lợi nhuận toàn cầu của Google.

Làm thế nào để thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn đạt hoặc vượt mục tiêu lợi nhuận, lại biết ngay được hiệu quả kinh tế của những đồng tiền đầu tư vào quảng cáo? Các doanh nghiệp Việt Nam dù cắt giảm chi phí quảng cáo nói chung, nhưng không hề giảm tiền chi cho quảng cáo trực tuyến vì có thể đo được lợi ích và tối ưu hóa cách làm để phù hợp với chi phí từng thời điểm. Continue reading

Forbes Vietnam số 1: Con đường màu hồng của Dung Tấn Trung

Dung Tấn Trung tại văn phòng MobiVi. Ảnh: Phan Quang

© Forbes Vietnam. Tháng 6.2013

Với 12 triệu đô la Mỹ đầu tư khai thác thị trường thanh toán trực tuyến và tín dụng vi mô ở Việt Nam, liệu “huyền thoại giới công nghệ cao Mỹ” Dung Tấn Trung có lặp lại “American Dream” tại quê hương? Continue reading

Báo lá cải: Sự tò mò sẽ dẫn chúng ta đi đâu?

TT – Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Ireland Oscar Wilde (1854-1900) từng nói: “Công chúng có trí tò mò vô độ, đòi biết về tất cả mọi thứ, nhưng lại không có khả năng biết cái gì đáng để họ phải biết”.

Cuộc trò chuyện cùng tiến sĩ Nguyễn Đức An, một nhà báo ở TP.HCM, hiện là giảng viên cao cấp ngành báo chí tại ĐH Bournemouth (Anh) – một trong những lò đào tạo truyền thông quy mô lớn nhất châu Âu hiện nay.

573590* Phải chăng sự ra đời và phát triển của báo lá cải là minh chứng cho sự tự do thông tin ở một quốc gia khi mà thông tin trở thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xã hội?

 – Có và không. Tôi nói có vì tôi chắc rằng báo lá cải sẽ không bao giờ có đất tồn tại trong một xã hội mà mọi luồng thông tin đều bị kiểm soát chặt chẽ. Nó sẽ không thể sinh sôi nếu không có sự thông thoáng và cởi mở trong tư duy quản lý báo chí mà cuộc cải cách kinh tế – chính trị vài chục năm qua đem lại. Bản thân việc “thị trường hóa” báo chí ở ta là một chỉ dấu cho sự thông thoáng đó.

Continue reading