Ba năm nhìn tới

 

Ngày này cách nay 3 năm, lúc 5.20 chiều, tôi được đẩy vào trong phòng mổ. Chỉ khoảng 30 phút sau, với vài nhát ấn ấn vào bụng, bác sĩ đã lôi ra một đứa bé đỏ hòn, khóc oe oe. Bác sĩ đặt con lên ngực tôi, tôi hôn nó và nói mẹ yêu con, con của mẹ. Nhiều người nói đẻ thường rất đau, hơn cả đẻ mổ (tiêm thuốc tê có biết gì đau lúc đẻ đâu), nhưng tôi không định tranh cãi về đẻ thế nào thì đau hơn và không định thử xem sao nữa. Mục đích cuối cùng là có đứa con. Đã có. Bằng cách nào cũng được. Hello boy!

Trong sự sung sướng lâng lâng thoả mãn  (Ok, I did it!), thì những cơn đau buốt óc sau ca mổ, và những đợt cả nhà thi nhau nặn sữa non từ ti cho con vẫn còn gây kinh hãi đến tận bây giờ. He he he. Nhưng bài viết ngắn này không định nói về con tôi, mà nói về hành trình nuôi dạy con đã thay đổi cách nhìn của tôi về thế giới ra sao. Continue reading

Thị trường tranh trong nước: MỘT TƯƠNG LAI SÁNG SỦA?

 

Số lượng gallery nghệ thuật trên thế giới hiện nay ít hơn so với 10 năm trước, nhưng các chủ phòng tranh nghệ thuật tại Việt Nam lại nhận thấy thị trường trong nước đang có nhiều khởi sắc. Và  ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc mua tác phẩm của nghệ sĩ trong nước.

Hoa hồng, rượu vang trắng lộng lẫy khai trương các phòng tranh, triển lãm… không che khuất được một sự thật phũ phàng là rất nhiều gallery đã đóng cửa. Vì nhiều lý do: giá thuê mặt bằng tăng cao, các hội chợ và triển lãm nghệ thuật quá tốn kém chi phí để tham gia, hoặc các sở thích sưu tầm thay đổi xoành xoạch.

Số lượng gallery giảm trên thế giới

Báo cáo từ UBS và Art Basel, The Art Market | 2018, cho thấy tỉ lệ các gallery mới mở đã giảm mạnh trong 10 năm qua trên thế giới: Năm 2017, chỉ 0,9 gallery được mở so với một cái bị đóng, giảm so với tỉ lệ 5 cái mở khi 10 cái đóng cách nay 10 năm. Điều đó cho thấy thị trường nghệ thuật thế giới có thể đang bị mất động lực khi các gallery mới phải đối mặt những rào cản gia nhập thị trường khó khăn hơn.

Nghiên cứu này do TS. Clare McAndrew, nhà kinh tế học nghệ thuật lâu năm, với dữ liệu từ Artfacts, công ty đặt tại Berlin chuyên theo dõi các nghệ sĩ, gallery và các cơ quan nghệ thuật thực hiện. Để lọt vào kho dữ liệu Artfacts, một gallery cần phải tham gia vào một hội chợ nghệ thuật lớn trên thế giới trong 11 năm qua, tức là nhiều gallery hoạt động ở tầm mức địa phương không được ghi nhận. Dù vậy, kết quả cũng cho thấy một xu hướng đáng lo ngại trong thị trường nghệ thuật thế giới: sự tham gia của các nhà môi giới nghệ thuật (dealer) đang ngày càng giới hạn cho những người tiếp cận được với vốn đầu tư và một mạng lưới người mua nhất định. Continue reading

Ẩm thực chay hiện đại

(Bài viết đăng trên tạp chí Forbes Vietnam. Tác giả: Khổng Loan)

Chi nhánh thứ 3 của Hum Vegetarian vừa khai trương trong một không gian yên ắng, hơi ẩn mình duyên  dáng giống như hai địa điểm tại Võ Văn Tần (quận 3) và Thi Sách (quận 1). Với khoảng sân trời rộng khoảng 100m2 được thiết kế trong khuôn viên ngôi biệt thự kiểu Pháp, Hum ở quận 2 phân tách thành những không gian riêng với nhiều ánh sáng xen kẽ những chiếc lá sen theo phong cách thiết kế mang tính thiền của kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp và nét vẽ của họa sĩ màu nước Hồ Văn Hưng.

Trong bốn năm qua, Hum Vegetarian là thương hiệu về ẩm thực chay phát triển nhanh đáng lưu ý. Bà Bùi Thị Minh Phượng, CEO của Hum cho biết mỗi năm họ đón khoảng 150 ngàn khách, với mức chi trả trung bình 350 ngàn đồng / khách. Con số này nhiều hơn gần gấp hai lần so với mức dự kiến khoảng 250 ngàn đồng từ thời họ mới bắt đầu mở nhà hàng đầu tiên năm 2012.

Hiện nay, thị trường ẩm thực chay ở Việt Nam đang phát triển phân khúc ăn chay vì mục đích tôn giáo là lớn nhất. Các quán chay bình dân phát triển tốt, với giá từ 30 ngàn – 50 ngàn/khách. Bên cạnh lý do tín ngưỡng, ăn chay trong thời gian gần đây được nhiều người quan tâm vì lý do sức khỏe. Hum đang muốn phát triển khuynh hướng ăn chay vì sức khỏe cho khách hàng trung lưu trở lên, những người muốn trải nghiệm các món ăn được sáng tạo đa dạng, nhiều màu sắc.

Bà Đặng Thị Xuân Hồng, chủ đầu tư của Hum Vegetarian, ấp ủ ý tưởng mở nhà hàng chay từ cuối những năm 2010 khi nhận thấy thị trường thiếu nhà hàng ăn chay phù hợp với khách hàng sẵn sàng chi trả cao. “Tôi muốn hướng tới ăn chay vì sức khỏe hơn là vì tôn giáo, vì Đức Phật cũng không bắt buộc phải ăn chay,” bà nói. Phải mất bốn năm, nhà hàng Hum (chữ trích từ câu chú tiếng Phạn hàm ý thiện tâm nở trong lòng người) đầu tiên  mới ra đời, khi bà Phượng, người đã đảm nhận vai trò điều hành trong các dự án đầu tư trước đây của bà Hồng ở lĩnh vực bất động sản, tìm được bếp trưởng Nguyễn Văn Ngọc,  người được đào tạo về ẩm thực Thái Lan và sẵn sàng thử nghiệm các món chay. “Trong nhà Phật có nói đến cơ duyên, và nếu mình mong muốn thì sẽ tới,” bà Hồng nói.

Continue reading

Mở đường tơ lụa mới

(Bài viết đăng trên Forbes Vietnam số 63, tháng 8.2018. Tác giả: Khổng Loan. Bản quyền: Forbes Vietnam)

Đã hơn bảy năm kể từ khi Erwan Perzo phát triển dự án kinh doanh ở Việt Nam vốn là bài thi tốt nghiệp của anh tại trường đại học Kinh doanh và Phát triển 3A ở Lyon (Pháp). Đề bài đặt ra cho sinh viên là hình thành dự án phát triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển đi kèm với tác động về mặt cộng đồng và xã hội. Nhìn lại quãng thời gian ấy, Erwan tin rằng sự ngây thơ khi lập dự án kinh doanh chính là chìa khóa để họ có thể có được cơ sở kinh doanh như hiện nay.

Continue reading

Những người truyền tải

(Bài viết đăng trên Forbes Vietnam số 63, tháng 8.2018. Tác giả: Khổng Loan. Bản quyền: Forbes Vietnam)

Hơn 6 triệu lượt đăng ký theo dõi trên YouTube; gần 1,9 triệu lượt theo dõi trên Facebook; hơn 300 video dài ngắn khác nhau, video có lượt người xem cao nhất có 20 triệu lượt; trung bình mỗi video có hơn 5 triệu lượt xem. Năm 2017, trong số hàng trăm cái tên được tôn vinh trong video YouTube Rewind dài 7 phút, kênh giải trí FAPTV là đại diện duy nhất của các nhà sáng tạo YouTube Việt Nam góp mặt vào danh sách này. Sau 4 năm, “gia tài” của một nhóm khoảng 65 bạn trẻ (trong đó 50 người toàn thời gian), với năm sinh trung bình 9x, là “đáng nể”, ngay cả trong thế giới giải trí vốn dễ thu hút sự chú ý của công chúng. Continue reading