Đưa tin về trẻ em: Hãy cất thói tò mò ích kỷ vào một góc!

"Tôi có quyền." "Tôi cũng thế."
“Tôi có quyền.”
“Tôi cũng thế.”

Dư luận đang hết sức phẫn nộ sau khi video ghi hình cảnh một thanh niên hành hạ một bé trai ở Campuchia lan truyền trên mạng. Cảnh sát hai nước đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nghi phạm và đến nay đã bắt giữ được người bị cho là đã hành hạ bé trai đó. Tôi đoán chắc là các luật sư, những người biểu biết pháp luật đều cảm thấy có cái gì đó sai sai khi phóng viên vào tận phòng tạm giam, đặt máy quay ghi hình tường tận chi tiết nghi phạm. Báo chí cũng làm việc hết công suất, đăng tải những cái tít câu khách liên quan tới xu hướng tình dục và thay mặt tòa kết tội ngay nghi phạm (và đã bị sửa lưng như ví dụ này.) Nhưng hai hiện tượng nổi bật này của báo chí không phải là lý do của entry này, mà là sự có mặt của nạn nhân trẻ em, cháu bé 2 tuổi. Continue reading

Forbes Việt Nam số 22: “Bà mối” nội dung số

screenshot_3©Forbes Việt Nam số 22 (10.3.2015)

Tại lễ trao giải thưởng tôn vinh các sản phẩm giải trí kỹ thuật số của Việt Nam do công ty cổ phần Phong Phú Sắc Việt (POPS Worldwide) tổ chức ở TP.HCM cuối năm 2014, người ta thấy những giải thưởng lần đầu tiên được trao ở Việt Nam như “video ca nhạc thiếu nhi có lượt xem nhiều nhất”, “video ca nhạc được hát lại nhiều nhất”, “kênh giải trí có lượt xem nhiều nhất”, “video hài kịch có lượt xem nhiều nhất.” Đặc biệt, giải “nghệ sĩ thu được quảng cáo nhiều nhất” thuộc về ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Continue reading