Đạo đức báo chí trong thời kỹ thuật số

facts-and-verificationsTrong cuốn sách mới Đạo đức báo chí trong thời đại kỹ thuật số của Denis Muller      (Journalism Ethics for the Digital Age), ông bàn đến điều gì? Tất nhiên là đạo đức báo chí. Có hay không sự phân định tiêu chuẩn đạo đức tác nghiệp giữa các nền tảng truyền dẫn thông tin khác nhau?

Cá nhân tôi cho rằng không. Vẫn là những nguyên tắc ấy, và còn phải chặt chẽ hơn, vì sự lan truyền kinh khủng của mạng Internet. Báo chí kỹ thuật số, tin nhắn, tweeting, facebook…đang khiến chúng ta có cảm giác là mọi thứ đang thay đổi. Nhưng giời ạ, nếu những nền tảng căn bản của báo chí mà thay đổi thì sẽ hơi bị bi kịch đấy. Công cụ không phải vấn đề, nội dung mới là quan trọng.

Bạn có bao giờ thấy mình bị hụt hơi vì mọi thứ thay đổi quá nhanh quanh mình không. Những người sinh cùng thời với mình vắt qua 2 thế kỷ hé hé hé, nhưng chuyển động cho kịp với thay đổi công nghệ là điều khó khăn. Nhưng tiêu chuẩn đạo đức báo chí, quay trở lại, có khác hơn so với trước không? Có chứ nhỉ? Nó phức tạp hơn nhiều, quá nhiều ca khó đỡ, luật không theo kịp, con người cũng phức tạp hơn.

Năm 1996, Hội nhà báo chuyên nghiệp Mỹ ra một bộ quy tắc đạo đức. Trong đó có những hướng dẫn một cách căn bản trong tác nghiệp báo chí.

Có 4 nguyên tắc nền tảng:

• Tìm kiếm sự thật và thông tin về nó. Đấy là sứ mệnh báo chí.

• Hạn chế gây hại. Các nhà báo hiểu là nếu thông tin họ đưa ra  gây hại nhiều hơn giá trị nó mang lại dành cho cộng đồng, họ sẽ không đăng tải.

• Hoạt động độc lập: Giữ khoảng cách với những đối tượng mà chúng ta viết về họ, và không bao giờ để mình mang nợ họ.

• Trách nhiệm giải trình: Báo chí có trách nhiệm bắt buộc phải giải thích các quyết định của mình và chỉnh sửa sai sót nếu có.

Những tiêu chuẩn đó đến nay vẫn đúng, trong khi cuộc cách mạng báo chí vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Vậy môi trường kỹ thuật số thế nào?

Hãy trở về câu hỏi căn bản nhất: Chúng ta trả tiền cho tin tức báo chí trên mạng thế nào? Ngày xưa mỗi ngày còn trả tiền mua báo, giờ đọc chùa, mà đòi đọc tin chính xác, tin hay, là saoooooo?  👿 :mrgreen:

Các tổ chức tin tức có trách nhiệm đạo đức là đem đến thông tin chính xác, đáng tin cậy, khách quan, công bằng cho cộng đồng độc giả của họ, giúp độc giả có được các quyết định khôn ngoan, thông minh sau khi có thông tin đa chiều, đầy đủ. Loại báo chí loại này rất tốn tiền, vất vả, hiểm nguy để thực hiện.

Nhưng khi chúng ta bỏ báo giấy, leo lên mạng đọc, các nhà quảng cáo không chuyển đổi theo kịp, doanh thu tại các tòa soạn giảm. Chi phí cho bộ phận tin tức website thì nặng, thế là ai nghèo cũng chết, mà giàu cũng chết. Ít tiền chết trước, giàu thì lâu hơn. Cuối cùng ai xoay chuyển kịp thời thì sống.

Mô hình doanh thu của báo chí truyền thống là họ có một lượng độc giả nhất định đọc thông tin của họ, rồi họ “bán” độc giả đấy cho nhà quảng cáo. Nhưng thời kỹ thuật số, mô hình đó đã bị teo. Nhưng báo chí chất lượng trên mạng thì khó kiếm, thứ vớ vẩn, chôm chỉa, xào nấu, bịa đặt, nhục mạ người khác thì nhiều.

Vậy có thể làm gì? Có vài cách:

* Hãy bảo vệ thương hiệu của mình, đừng coi thường nó: Bạn có công nhận là chúng ta đọc trên mạng nhiều, nhưng không tin những gì ta đọc, rồi chửi bới, rồi dè bỉu, rồi lại đâm đầu vào đọc. Chuyện, tạo ra một tổ chức báo chí uy tín, có chất lượng là điều không đơn giản.

Trên mạng, các nhà quảng cáo thích chúng ta chèn những thông tin quảng cáo (theo bối cảnh) và nội dung bài viết; Các nhà quảng cáo thích để cái ly in logo của họ trước mặt người dẫn chương trình truyền hình; hay 1 chương trình truyền hình được làm nhưng thực ra hoàn toàn để quảng cáo cho các nhà quảng cáo. Những trên 1 website, nếu có quá nhiều quảng cáo, thì bạn đọc sẽ chán, và sẽ đi nơi khác. Một tờ báo mà bài quảng cáo và bài nội dung lẫn lộn với nhau, người đọc sẽ không biết tin vào đâu, hiệu quả quảng cáo cũng dở và thương hiệu độc lập khách quan đáng tin cậy của tờ báo sẽ đi tong. 

Native advertising hay TOC (trusted original content) đều được đưa ra làm những phương thức mới để đem lại doanh thu cho các tờ báo.

Nhưng rồi vấn đề là bạn đọc sẽ rất bối rối đâu là bài do phóng viên viết (chính xác khách quan độc lập, có mục tiêu thông tin cho bạn đọc), và đâu là bài do nhà quảng cáo viết (có mục tiêu bán hàng).

* Hãy bảo vệ tính chính xác trong báo chí như bảo vệ con ngươi của mình. 

* Hãy giữ quan hệ giữa biên tập viên và phóng viên chặt chẽ. Nếu ta nghĩ post bài lên sớm, rồi đằng nào độc giả cũng phát hiện ra lỗi sai thì còn cần gì biên tập viên nữa thì sao nhỉ? Hừm, bạn đọc sẽ khá bực bội đấy. Nhưng viết và biên tập cũng lúc là một kỹ năng hãi hùng, không phải ai cũng làm được.

* Hãy biến Internet thành nơi trao đổi văn minh các luồng ý kiến. Báo chí lại càng phải là nền tảng giúp thực hiện việc đó.

* Đừng lẫn lộn giữa các ý kiến nhận định của phóng viên và thông tin thực tế. Nếu phóng viên thích bày tỏ ý kiến, hãy viết riêng ở mục bình luận. Giá trị báo chí với công chúng nằm ở chỗ không thiên vị. Các blogger khoái đưa ra nhận định ý kiến, còn báo chí chuyên nghiệp thì phải nói sự thật, có dữ kiện. 

Nhưng điều đó có còn đúng không?

Thôi mệt quá không viết nữa.  😀

See you next time!

Nguồn tham khảo

À, mà theo bạn, cơ quan báo chí (cả lâu lâu và mới nổi) nào sẽ sống sót sau cơn cuồng phong Internet? Cái gì sẽ quyết định sự sống chết? Tiền? Tính chuyên nghiệp? Tư duy lãnh đạo tờ báo? hay cái mà ai cũng biết là gì nhưng không ai nói ra he he he he?

Comments

One thought on “Đạo đức báo chí trong thời kỹ thuật số

Comments are closed.