Xác minh dữ kiện (fact-checking) trong báo chí

Tính chính xác, cân bằng, khách quan, độc lập…là những giá trị quan trọng làm nên sự khác nhau giữa báo chí và các loại hình truyền tin tức khác (như mạng xã hội, website cá nhân…). Trong đó, tính chính xác được ví như con ngươi của đôi mắt.

Các bước kiểm chứng được tiến hành thế nào trong các tòa soạn? Một số tòa soạn có bộ phận fact-check riêng. Tức là phóng viên gửi bài về, kèm với các nguồn họ có. Sau khi biên tập xong, bài viết sẽ được chuyển đến 1 bộ phận để họ lần lại các tài liệu, gọi các nguồn để kiểm tra. Hoặc có thể phóng viên sẽ phải tự làm lại quy trình fact-check đó.

Nhưng thời kỹ thuật số này cũng những khác biệt khi làm fact-checking, đó là nhờ Internet.  Nhưng dù công cụ là gì, thì mục tiêu cũng là tìm ra những bằng chứng để bảo vệ nhận định trong bài viết.

Bằng chứng và bằng chứng. Phải làm gì?

1. Hỏi chính người đưa ra lời nhận định, con số, dữ liệu đó:

Quá cơ bản, phỏng? Nhưng đây là cách tốt nhất và dễ nhất. Khi người ta nói tôi là số 1, doanh nghiệp của tôi tốt nhất, thì họ thường có dữ liệu để bảo vệ. Thường người ta không đưa ra tuyên bố mà không có lý do, ngay cả khi tuyên bố xạo.

2. Tìm hiểu xem những fact-checker đó đã từng tìm thấy gì?

Đây cũng là cách nhanh. Quốc tế có những trang chuyên về lĩnh vực này, như Fact Checker của Washington PostSnopes và các trang khác. Nhớ là phải credit họ. (Cái này ở VN chưa có)

3. Cái gì không rõ thì hỏi anh Gúc, rồi gúc lại:

Vì các thuật toán của Gúc rất chuối (và rất powerful), nhiều thông tin bạn cần tìm nó lại ở cái trang next đấy. Và nhớ sử dụng advanced search nếu muốn tìm thông tin cụ thể, thời gian cụ thể.

Sử dụng search operators của Gúc cũng rất tốt.

4. Lặn tìm dưới biển sâu:

Tức là Internet là một bề mặt, bạn có thể phải lặn sâu nếu muốn tìm đồ xịn (và cổ). Các cơ sở dữ liệu, các trang web có thể phải trả tiền để có thông tin như bạn muốn. Ví dụ Lexis Nexis và CQ , Critical MentionWayback Machine có thể giúp tìm những thông tin người ta đã gỡ ra khỏi Internet.

Nhớ là có những thứ hôm qua bạn không tìm ra nhưng hôm nay lại ra, vì mỗi ngày Internet đều có thông tin mới.

5. Gõ cửa các chuyên gia

Các chuyên gia có thể giúp tìm những thông tin mà không tự mình tìm được, và cho mình những dữ liệu, bối cảnh cần thiết để tìm sâu hơn. Biết đâu bạn lại thấy những giả định trước đây của bạn lại sai hết.

Hỏi ai thêm để có những ý kiến khác? Hỏi ai có thẩm quyền để bình luận, đưa ra con số?

Nên tìm nhiều hơn là 2 góc độ. Với các quốc gia chỉ có 1 chiều thì điều này hơi khó, nhưng có đủ thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh tốt hơn.

6. Sách

Có thể không đủ thời gian, nhưng Amazon là nơi tốt để bạn có thể tìm ra người để phỏng vấn. Chức năng “search inside the book” của Amazon cũng có thể giúp bạn có được trích dẫn và bối cảnh, giải thích các thuật ngữ. Mua e-book hoặc search trên mạng xem thêm.

7. Và còn cái quỷ gì nữa nhỉ?

Mình biết khi mình biết…

Câu này mới dã man, vì sau khi ta tìm hiểu hết, trải qua các bước như trên rồi, ta chợt trở thành người biết kha khá về lĩnh vực mình đang tìm kiếm.

Rồi mình nghỉ giải lao tí, rồi lại quay trở lại xem mình còn cần tìm hiểu gì thêm, còn gì chưa đọc, còn góc cạnh nào chưa biết? Lại mò mẫm thêm.

 Nguồn ở đây 

Comments