Trường học có giết chết sức sáng tạo không?

funny-education-quotes-2-261x300Các thầy cô nghĩ gì khi đứng trước những học trò của mình? Các thầy cô nghĩ thế nào về nghề giáo? Cao quý? Như mọi nghề khác? Có người nói rằng nghề giáo, nghề dạy học là nghề để người ta có thể “chạm vào tương lai”. (I teach, so I can touch the future). Sợ không? Gánh nặng không? 

Có người lại nói: Thái độ giảng dạy trong trường học chính là thái độ của chính phủ kế tiếp. Một thái độ tự do hay một thái độ tuân thủ và sợ hãi?

Một thái độ bị động, không dám thử, không dám sai, chỉ đi theo 1 con đường, coi chân lý là duy nhất, sợ hãi những ý kiến khác biệt, triệt hạ những ý kiến khác biệt sẽ tạo ra một tương lai thế nào? Thái độ không dám question/đặt câu hỏi phản biện, tìm ra cách làm tốt hơn, thay thế thực tại… Continue reading

Đạo đức báo chí trong thời kỹ thuật số

facts-and-verificationsTrong cuốn sách mới Đạo đức báo chí trong thời đại kỹ thuật số của Denis Muller      (Journalism Ethics for the Digital Age), ông bàn đến điều gì? Tất nhiên là đạo đức báo chí. Có hay không sự phân định tiêu chuẩn đạo đức tác nghiệp giữa các nền tảng truyền dẫn thông tin khác nhau?

Cá nhân tôi cho rằng không. Vẫn là những nguyên tắc ấy, và còn phải chặt chẽ hơn, vì sự lan truyền kinh khủng của mạng Internet. Báo chí kỹ thuật số, tin nhắn, tweeting, facebook…đang khiến chúng ta có cảm giác là mọi thứ đang thay đổi. Nhưng giời ạ, nếu những nền tảng căn bản của báo chí mà thay đổi thì sẽ hơi bị bi kịch đấy. Công cụ không phải vấn đề, nội dung mới là quan trọng. Continue reading

Nhà báo sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Nguồn ảnh: webservicesinc.net
Nguồn ảnh: webservicesinc.net

Không gian mạng xã hội: Facebook, Twitter, LinkedIn, forum, websites…là công cụ cần thiết để thu thập tin tức, chia sẻ đường dẫn về các bài viết mà bạn quan tâm. Đây cũng là nơi để giao lưu, chia sẻ, kết bạn, tìm hiểu thông tin, giải trí…của mỗi cá nhân. Với các nhà báo cũng vậy. Tuy nhiên, cách họ sử dụng mạng xã hội thế nào đã được bản thảo rất nhiều trong các tòa soạn. Nhiều nơi như Reuters, BBC, CNN, AFP…đã có những quy định rõ ràng về cách mà các thành viên của họ nên/phải sử dụng mạng xã hội.

Vì sao lại cần có 1 bộ quy tắc riêng? Vì khi cá nhân thuộc một tổ chức nào đấy thì phải tuân thủ những quy định của tổ chức để đạt mục tiêu chung. Với các nhà báo, trong rất nhiều trường hợp, người khác kết bạn, follow họ, like họ, là vì họ làm cho 1 tổ chức báo chí nào đấy, và những người đó hi vọng sẽ nhận được thông tin mới, chính xác, thú vị, có trách nhiệm. (chứ cá nhân mà đứng ra riêng rẽ thì sẽ phải mất lâu lâu thời gian mới có thể tạo dựng uy tín cho riêng mình). Sau đây là vài khuyến nghị / yêu cầu bắt buộc mà các tổ chức báo chí quốc tế đưa ra cho phóng viên của họ, một cách tóm tắt, có chỉnh sửa cho phù hợp với Việt Nam: Continue reading

Ứng dụng đọc báo đón đầu thói quen mới của người đọc (phần 2)

unnamed (3)Sau bài vừa rồi của mình, có 1 bạn trên Facebook còm là nếu mình còm thêm mấy cái app nữa thì đầy đủ hơn. Theo bạn ấy thì app Thanh Niên hay nhưng hơi rươm rà, rối cho new users. Mình đồng ý là app Thanh Niên còn rất nhiều việc phải làm, họ vẫn bầy ra cho mình một đống tin mà mình mất công phải lướt để chọn tin cần đọc, rất mệt. Nhưng quan trọng là họ đang rất tập trung vào một mảng độc giả trẻ, mới, và đáp ứng nhu cầu (dự báo) của họ.
 
Vì bài trước mình review các ứng dụng do các cơ quan báo chí ở Việt Nam và thế giới thực hiện, chứ không tập trung vào các ứng dụng đọc báo của các công ty tư nhân mới ra. Tuy nhiên, đây là gợi ý quá hay nên mình cũng chủ quan thể hiện suy nghĩ chút:  Continue reading