Google tuyển dụng thế nào? Phẩm chất cần thiết của thành viên trong tổ chức

il_340x270.525847401_r9bf

Có lần mình hỏi chuyện 1 người làm ở Google. Người này rất giỏi, có rất nhiều năm kinh nghiệm ở những nơi khác. Google tiếp cận người này  trước vì một số kỹ năngđặc biệt phù hợp với thị trường mà Google đang nhắm đến. Nhưng từ lúc gọi điện đến lúc thực sự được mời làm việc là gần 1 năm, với 3 cuộc phỏng vấn rất lâu, rất kỹ. Kết luận của người này là: Google có thể mất rất nhiều thời gian để tuyển người, nhưng họ muốn một khi tuyển được thì đó đúng là người họ cần, chính xác là người họ cần.

Trong cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại, tác giả có nói rằng 1 trong những đặc tính của các công ty vĩ đại là sẵn sàng để một vị trí trống lâu lâu, còn hơn tuyển được người không phù hợp. Họ mất rất nhiều thời gian để tuyển chọn, và họ chọn rất kỹ. Nơi nào mà sự tuyển dụng tè le thì để trở thành vĩ đại sẽ mất lâu lâu đấy.

Nhưng ít ra thì Google cũng cho người ta biết chút chút về cách Google tuyển người, không Apple thì xây dựng hình ảnh tuyển nhân viên cứ như tuyển nhân viên mật vụ, chả ai biết nhân viên được tuyển sẽ làm gì.  :mrgreen:

Trong bài viết này trên New York Times, tác giả đã bình luận về những ý kiến khi tuyển dụng của Laszlo Bock, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách nhân sự của Google. Có rất nhiều điểm thú vị trong đây.

Vậy Google chọn thế nào?

–          “G.P.A. không phải là tiêu chuẩn trong tuyển chọn, điểm kiểm tra cũng thế. Số người làm ở Google mà không có bằng đại học đang tăng theo thời gian.

–         Tất nhiên, nếu có kết quả học tập tốt thì cũng chả chết ai. “Good grades certainly don’t hurt.” Nhiều công việc ở Google đòi hỏi toán giỏi, kỹ năng coding giỏi…để có thể làm tốt việc chuyên môn. Nhưng thế thì chưa đủ.

Với công việc kỹ thuật, tất nhiên kỹ năng coding sẽ được xem xét. Hơn 1 nửa công việc ở Google liên quan tới kỹ thuật.  Nhưng tiêu chuẩn số 1 mà Google tìm kiếm là general cognitive ability, và đây không phải chỉ số I.Q. Đó là khả năng học. Khả năng học tập trong quá trình làm việc, kết nối những mảng miếng thông tin khác nhau để thực hiện công việc. Google sử dụng các cuộc phỏng vấn được cấu trúc nhằm tìm hiểu sâu về hành vi (structured behavioral interviews) để tìm người.

Tiếp đến là khả năng lãnh đạo. Nhưng không phải theo kiểu truyền thống. Lãnh đạo theo kiểu truyền thống là bạn từng là chủ tịch câu lạc bộ cờ tướngi, chủ tịch bộ phận sale. Bạn tiến rất nhanh trong sự nghiệp. Google không quan tâm tới điều đó. Điều Google quan tâm là khi bạn gặp vấn đề, bạn là một thành viên của nhóm thì bạn sẽ thể hiện khả năng lãnh đạo, step in và lead thế nào. Và điều quan trọng hơn nữa là vào thời điểm thích hợp bạn sẽ dừng lại, step back và stop leading ra sao? Vì một lãnh đạo hiệu quả là người vừa sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm vừa sẵn sàng từ bỏ quyền lực.

Gì nữa? Khiêm tốn và tinh thần làm chủ (humility and ownership). Đó là cảm giác về trách nhiệm, về làm chủ, đó là cố gắng giải quyết vấn đề phát sinh, sự khiêm tốn và nhún nhường đủ để lùi lại và nhận lấy những ý kiến từ người khác. Mục tiêu cuối cùng – giải quyết vấn đề – mới quan trọng, chứ không phải là cố gắng chứng minh mình đúng hơn người khác. “I’ve contributed my piece, and then I step back.”

Nhưng khiêm tốn không chỉ tạo ra không gian để người khác có thể đóng góp ý tưởng và công sức của họ. Đó phải là sự khiêm tốn trí tuệ. Nếu không khiêm tốn, bạn sẽ không thể học hỏi. Đó là kết quả của nghiên cứu khoa học, rằng những người thông minh sáng láng thành công cực kỳ hiếm khi trải nghiệm thất bại, bởi vậy nên họ không thể học được những gì cần học từ thất bại. Thay vào đó, họ sẽ luôn tin rằng nếu điều gì tốt xảy ra đó là vì họ quá thông thái, nếu điều gì xấu xảy đến đó là vì thằng khác ngu quá hay vì các yếu tố bên ngoài khách quan chứ không phải họ. Google muốn tìm, và những người rất thành công ở Google sau khi được tìm thấy là người kịch liệt bảo vệ ý kiến của mình, nhưng khi ai đó đưa ra thực tế bằng chứng mới, họ sẽ thừa nhận người khác đúng. “You need a big ego and small ego in the same person at the same time. The least important attribute they look for is “expertise.”

Họ không cần “chuyên gia”. Những người mà không học hành gì nhiều mà thành công là những người đặc biệt. Và đó là những người Google muốn tìm, vì họ sẽ nghĩ khác, làm khác, họ đã thất bại và họ đã học được bài học của mình. Có nhiều trường học hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều. Thế là sau khi học xong thì sinh viên nợ một đống tiền và chả học được gì hữu ích cho cuộc đời. “It’s [just] an extended adolescence.” – chỉ tổ kéo dài thời gian niên thiếu.

Với những người kết quả học hành tốt, Google cảnh báo là bằng cấp không có nghĩa bạn sẽ làm tốt công việc của mình. Các nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm, và trả tiền lương tốt cho bạn vì những gì bạn làm được, chứ không phải những gì bạn học được. Trong thời đại mà các sáng kiến ngày càng trở thành kết quả của lao động tập thể, bạn càng cần có các kỹ năng mềm: khả năng lãnh đạo, thái độ khiêm tốn, tinh thần hợp tác, khả năng thích ứng, ham học hỏi và học lại.

Khi tôi trở thành thiếu nữ sống lâu năm và chuyển 3 chỗ làm, đọc những thứ này thấy 3T (thật thấm thía).

 Đọc cái này rồi thì đọc tiếp cái này. Vì sao bạn không thể tuyển được người tốt.

 

Comments