Thế nào là một quốc gia thất bại?
Quốc gia thất bại là khi không thể đáp ứng được một số điều kiện cơ bản và thực hiện trách nhiệm của chính phủ quốc gia có chủ quyền, như định nghĩa ở đây.
Có hẳn một danh sách chỉ số về các quốc gia như thế, ở đây.
Hoặc xem trên Foreign Policy chỉ số năm 2012 ở đây.
Tôi thấy rất thú vị khi NXB Trẻ cho ra mắt cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại” ra mắt ở Việt Nam, và vô cùng tò mò không biết nó được biên tập ra sao, có đảm bảo đúng ý của người viết hay không. Nếu cuốn sách dịch tốt, đây sẽ là cuốn sách rất hay, nếu bạn không nghĩ 215 ngàn đồng là số tiền lớn thì hãy mua đọc.
Tôi không đọc bản tiếng Việt nên không biết dịch tốt hay không, nhưng tôi đoán là người dịch cũng vất vả lắm vì nhiều khái niệm mới, cách diễn đạt vô cùng khó khăn. Đọc trích đoạn tiếng Việt thì thấy rất trúc trắc, phải không? Nói chung là phải kiên trì mới hiểu.
Những cuốn sách hay, cần thiết như thế này thường giá lại mắc. Nếu bản tiếng Anh, bạn mua ở đây giá chỉ có 17$ bản e-copy, tức cũng mắc hơn tiếng Việt một chút. Vấn đề là thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn quá thấp, và như vậy họ phải trả số tiền quá cao cho một cuốn sách vô cùng cần thiết cho mình. Hi vọng một ngày nào đó sẽ có mạnh thường quân mở hầu bao giúp những cuốn sách như này đến được với nhiều người đọc với giá rẻ hơn nhiều lần.
Trích một đoạn mở đầu trong cuốn sách Why nations fail:
Vì sao Ai Cập nghèo hơn Hoa Kỳ nhiều đến vậy? Những ràng buộc nào kéo những người Ai Cập khỏi việc trở nên phát đạt hơn? Sự nghèo của Ai Cập có là bất biến, hay có thể được xóa bỏ? Cách tự nhiên để bắt đầu nghĩ về việc này là nghe bản thân những người Ai Cập nói về các vấn đề họ đối mặt và vì sao họ lại đứng lên chống chế độ Mubarak. Noha Hamed, một người hai mươi bốn tuổi, làm việc tại một hãng quảng cáo ở Cairo, đã làm rõ quan điểm của mình khi cô biểu tình tại Quảng trường Tahrir: “Chúng tôi đã chịu sự tham nhũng, sự áp bức, và nền giáo dục tồi. Chúng tôi sống giữa một hệ thống thối nát phải thay đổi”. Một người khác trên quảng trường, Mosaab El Shami, hai mươi tuổi, sinh viên dược, nhất trí: “Tôi hy vọng rằng vào cuối năm nay chúng tôi sẽ có một chính phủ được bầu và rằng quyền tự do phổ quát được áp dụng và rằng chúng ta chấm dứt nạn tham nhũng mà đã kiểm soát đất nước này”. Những người biểu tình ở Quảng trường Tahrir đã nói cùng một tiếng nói về sự tham nhũng của chính phủ, sự bất lực của nó để cung cấp các dịch vụ công, và sự thiếu bình đẳng cơ hội ở nước họ. Họ đặc biệt than phiền về sự áp bức và sự thiếu các quyền chính trị. Như Mohamed ElBaradei, nguyên giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, đã viết trên Twitter ngày 13-1-2011, “Tunesia: áp bức + thiếu công lý xã hội + từ chối các kênh cho diễn biến hòa bình = một quả bom nổ chậm đang kêu tích tắc”.
Nếu bạn quan tâm tới chủ đề này, có thể đọc thêm 2 cuốn khác là:
Dictator’s handbook để giải mã các diễn biến chính trị và phân tích các chính trị gia, và biết rằng vì sao thái độ lãnh đạo “củ chuối” lại hầu như luôn luôn là cách làm chính trị hay ho. Mua tại đây.
The Spirit of Democracy của Larry Diamond tại đây, lý giải vì sao các xã hội tìm kiếm sự tự do lại khó khăn như vậy.