Nếu bạn chưa đọc, hãy mua sách ở đây
Month: April 2010
Bộc bạch của Chu Dung Cơ
Nguyên Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ nói thế này:
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lại một ngày…
Hanh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh” hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu “cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử”. Trông vào bạn đời ư? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? chỉ còn cách đấy.
Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình “Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư”, biết đủ thì lúc nào cũng vui “tri túc thường lạc”.
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thểyên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
Sống trên đời không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; tuổi không già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu… mọi thứ đều nên “VỪA PHẢI”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống…) Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh…). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh… ĐỀU LÀ MUỘN.
Chất lượng sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách tư duy: Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
“Chơi” là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khoẻ mạnh” đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh… Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp. Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu…
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cửu “hay nhớ lại chuyện xưa?” Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
“SINH – LÃO – BỆNH – TỬ” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.
(Sưu tầm)
Vụ lỡ miệng của Gordon Brown
Đây có thể là một vụ typical về khủng hoảng chính trị và xử lý khủng hoảng chính trị. Let’s see how it goes!
Phần 2: Sự lựa chọn chết người ở Trung tâm y khoa Memorial
Bà Pou và những người khác cho rằng những điều đã xẩy ra ở trung tâm Memorial và việc bắt giam bà Pou sau đó – sự việc mà bà gọi đó là “một bi kịch cá nhân” – đủ để biện minh cho việc cần phải thay đổi tiêu chuẩn y tế trong các cơn khủng hoảng. Nhưng câu chuyện và những điều đã xẩy ra trong những ngày đáng sợ khi trung tâm Momorial bị cô lập với thế giới đã không được kể ra đầy đủ. Trong vòng hai năm rưỡi vừa qua, tôi đã thu thập được những bằng chứng chưa từng có, và phỏng vấn hàng tá người có liên quan đến các vụ việc ở Memorial và thực hiện điều tra.
Những cuộc phỏng vấn và những tư liệu đưa cách hiểu mới về câu chuyện của bà Pou và những đồng nghiệp của bà. Rõ ràng rằng có nhiều nhân viên y tế đã liên quan đến quyết định tiêm thuốc độc vào người bệnh nhân cũng như nhiều bệnh nhân hơn đã bị tiêm thuốc độc so với các ghi chép trước đó. Khi tên trong các báo cáo độc dược và kết quả khám nghiệm tử thi trùng với những tài liệu và chứng cứ thu thập sau khi cơn bão Katrina kết thúc được vài ngày, kết quả cho thấy có ít nhất 17 bệnh nhân đã được tiêm mooc-phin vào cơ thể hoặc midazolam, hoặc cả hai loại thuốc, sau một thời gian dài chờ đợi nỗ lực được cứu thoát. Số bệnh nhân này được đánh giá là bệnh cực kỳ hiểm nghèo và có thể không sống sót trong cuộc di tản. Một vài bệnh nhân khác thì được cho là chưa gần chết khi họ bị tiêm, theo lời một chuyên gia y tế đã từng chữa trị cho họ ở trung tâm Memorial và nhận xét của một bác sỹ nội khoa và kết quả khám nghiệm tử thi của nhà điều tra nhưng chưa bao giờ được công bố.
Trong quá trình tiến hành bài điều tra, tôi đã tham dự một vài sự kiện của bà Pou, bao gồm hai hoạt động gây quĩ do bà thực hiện, một hội nghị và một vài phiên điều trần của bà trước toà án bang Louisiana, bà Pou cũng đã từng ngồi lại với tôi trò chuyện trong một cuộc trò chuyện dài năm ngoái, nhưng bà liên tục từ chối nói về vấn đề liên quan đến cái chết của bệnh nhân, viện dẫn ra ba cuộc kiện tụng về những cái chết sai lầm và điều cần thiết về sự nhạy cảm trong những trường hợp của những người đã không tố cáo. Bà đã ngăn cản những nhà báo tham dự cuộc trò chuyện của bà về cơn bão Katrina và gửi thư phản đối tới toà án tối cao của bang về việc phát hành tập tài liệu gần 50.000 trang do các nhà điều tra về những cái chết ở trung tâm Memorial tập hợp.
Hết phần 2.
Còn nữa
Dịch: Cảnh Toàn
Hiệu đính: Khổng Loan
Phần 1: Sự lựa chọn chết người ở trung tâm y khoa Memorial
Dịch từ The Deadly Choices at Memorial
Người dịch: Cảnh Toàn
Hiệu đính: Khổng Loan
Bài điều tra đọat giải Pulitzer 2010.
—
Mùi tử thi sộc lên khi nhân viên cứu hộ phá vỡ một cánh cửa gỗ mở vào nhà nguyện của bệnh viện. Bên trong, hàng ngàn tử thi được khâm liệm trong vải trắng nằm đang bất động trên chiếc giường thấp và trên mặt đất. Ở một góc này, một vài nhúm tóc lộ ra. Ở đằng kia, một cái đầu gối lủng lẳng. Một bàn tay xanh xao đặt chéo trên chiếc áo xanh dương của bệnh viện.
Chỉ trong vài ngày, chủ đề ghê rợn này đã trở thành trọng tâm của cuộc điều tra về chuyện gì đã diễn ra ở trung tâm y khoa Memorial tại Uptown New Orleans khi cơn bão Katrina tấn công vào đây. Cơn bão phá huỷ hệ thống điện của và nguồn nước sinh hoạt của trung tâm, đẩy nhiệt độ lên cao tới hơn 100 độ F (38 độ C – ND). Nhưng các nhân viên điều tra vẫn ngạc nhiên về số lượng tử thi trong căn nhà xác tạm bợ này và càng ngạc nhiên hơn nữa khi những người bị cáo buộc đã mang lại cái chết cho nhiều người khi tiêm vào cơ thể họ những liều thuốc độc là một bác sỹ và một y tá đáng kính. Cuối cùng, những nhân viên cứu hộ đã mang ra khỏi trung tâm Memorial hơn 45 tử thi, nhiều hơn bất cứ bệnh viện nào khác có quy mô tương tự ở thành phố từng bị ngập lụt này.
Các nhà điều tra xem xét các bằng chứng, và vào tháng 7 năm 2006, gần một năm sau cơn bão Katrina , các nhà chức trách của Cơ quan tư pháp bang Louisiana đã ra lệnh bắt giữ bác sỹ và các y sỹ liên quan đến cái chết của 4 bệnh nhân. Nữ y tá Anna Pu, tự bào chữa cho mình trên kênh truyền hình quốc gia, rằng vai trò của bà khi đó chỉ là”giúp đỡ” bệnh nhân “vượt qua cơn đau”, quan điểm mà bà vẫn giữ đến tận bây giờ. Sau khi toà bồi thẩm bang từ chối kết án bà tội ám sát cấp độ 2, vụ việc đã rơi vào quên lãng.
Trong 4 năm sau cơn bão, bà Pou đã giup soạn thảo và ban hành 3 đạo luật ở bang nhằm bảo vệ những nhân viên y tế không vướng vào các vụ kiện dân sự (nhưng không phải các trường hợp sai phạm có chủ đích) khi họ làm việc trong điều kiện thảm họa ở tương lai, như khi gặp thiên tai, khủng bố hay bệnh dịch cúm. Các đạo luật này cũng khuyến khích các công tố viên chờ đợi kết luận từ một nhóm chuyên gia y khoa trước khi quyết định tố cáo các nhân viên y tế. Bà Pou cũng đã đưa lời khuyên cho chính quyền bang và những cơ sở y khoa cấp quốc gia về việc chuẩn bị đối phó thiên tai và cải tổ luật pháp; bà đã giảng dạy về y khoa và đạo đức ở nhiều hội nghị quốc gia, nói chuyện trước những cơ sở đào tạo quân y. Trong lời kêu gọi của mình, bà lập luận rằng cần thay đổi các tiêu chuẩn về chăm sóc y tế trong những trường hợp khẩn cấp. Bà cho rằng đạt được sự ưng thuận với đầy đủ thông tin là không thể khi xảy ra khi có thảm họa và người bác sỹ cần được cho phép di tản (cấp cứu) những bệnh nhân nặng nhất và với những người có lệnh KHÔNG TIẾP TỤC HỒI SỨC sau cùng. Đây là cách làm mà bà và các đồng nghiệp đã thực hiện khi tình hình trở nên tồi tệ sau cơn bão Katrina.
Hết phần 1
(Còn nữa)