Quy chuẩn đạo đức báo chí của Hàn Quốc

Sứ mạng của báo chí Hàn Quốc là cực kì quan trọng, lí do chủ yếu là bởi vì quốc gia phải đối mặt với nhiệm vụ tái thiết đất nước thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ

Nhận thức sâu sắc điều này, các nhà báo Hàn Quốc đã tổ chức Hiệp hội Biên tập viên báo chí Hàn Quốc gồm những biên tập viên các tờ báo hàng ngày và các cơ quan báo chí trên toàn quốc và đã lập nên Quy chuẩn Đạo đức báo chí để sửa đạo đức báo chí và gìn giữ một cách chắc chắn sự thống nhất khi làm báo.

Các nhà báo đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn làm báo và đáp ứng kì vọng của nhân dân về báo chí tốt đẹp. Không chỉ các biên tập biên mà tất cả những ai làm việc có liên quan đến ngành báo sẽ tuân theo quy chuẩn này. Vì Quy chuẩn này kêu gọi việc thực thi một cách tự nguyện, không có tổ chức nào cưỡng chế việc thực thi. Tuy nhiên nếu các tờ báo và nhà báo không trung thành với Quy chuẩn này, chắc chắn họ sẽ mất sự ủng hộ của công chúng, do đó sẽ gây nguy hại cho sự tồn tại của chính mình.

Không chỉ các biên tập viên mà tất cả những người có liên quan

Tự do. Tự do báo chí, một trong những quyền cơ bản của con người, phải được bảo vệ để làm thỏa mãn quyền được biết của con người. Báo chí có quyền tự do hòan tòan được báo cáo và bình luận. Mặc dù bất cứ sự vi phạm nào đối với mối quan tâm của công chúng phải chịu sự kiểm sóat theo luật chung, không có luật nào có thể giới hạn hay can thiệp vào tự do báo chí. Dĩ nhiên tự do báo chí bao gồm quyền tự do phê bình và chống lại bất kì đạo luật nào như thế.

Trách nhiệm. Báo chí, là một công cụ xã hội, có một vị trí đặc biệt, và các nhà báo đòi hỏi một chỗ đứng xã hội độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, vị trí này chỉ đến khi báo chí cho công chúng một bức tranh chân thực về các sự việc và công chúng sử dụng bức tranh làm nền tảng cho những đánh giá của mình. Vì vậy, trách nhiệm quan trọng nhất của báo chí là phục vụ mối quan tâm của công chúng một cách trung thành dựa trên nhận thức là công chúng trông cậy vào báo chí. Trách nhiệm này cũng chính là lí do vì sao gìn giữ được vị trí đặc biệt trong công chúng của báo chí. Báo chí thể hiện vị trí cụ thể của mình bằng cách luôn luôn kiên cường trong việc theo đuổi sự công bằng, dũng cảm trong việc chống đối những việc bất công, và trong việc kề vai và lên tiếng cho người yếu.

Viết bàt và Bình luận. Việc phổ biến thông tin nhanh và trung thực rất quan trọng đối với việc viết bài. Vì vậy, những thông tin được báo cáo phải được giới hạn cho những cái mà giá trị có thể được xác minh về nguồn và nội dung. Trong bình luận, Những niềm tin và ý kiến độc lập của nhà báo nên được bày tỏ một cách công bằng và dũng cảm; nói cụ thể là nên chống lại bất cứ thiên kiến nào cố tình bóp méo hay lẩn tránh sự thật. Nhà báo cần trung thực đối với công chúng bằng cách triệt để và chính xác ở mức cao nhất trong khi viết bài và bình luận

Tính độc lập. Báo chí nên đứng trên quan điểm rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và không nên bị lung lạc vì bất cứ thiên kiến nào về mặt chính trị, xã hội hay kinh tế. Cùng lúc đó, báo chí không thể được sử dụng một cách riêng tư cho những vụ lợi cá nhân trái ngược với quyền lợi của công chúng hay vì những mục đích vô đạo đức hay không có giá trị. Các nhà báo không thể rũ bỏ trách nhiệm chỉ bởi vì những nhà báo khác ra lệnh hay đòi hỏi đối xử đặc biệt.

Danh dự và tự do. Báo chí nên tôn trọng danh dự của những người khác và không được xâm phạm quyền cá nhân hay những tình cảm do tò mò hay do có mục đích xấu. Song song với yêu cầu đòi tự do của báo chí, báo chí nên có lòng hào hiệp công nhận tự do những người khác muốn.

Nhân phẩm. Báo chí cần có nhân phẩm tốt và lòng tự ái cao bởi vì vị trí trước công cộng của nó. Đặc biệt, những hành vi thiếu tế nhị, hay bất cứ những hành động nào dẫn tới sự thiếu tế nhị không thể được chấp nhận.

Những hướng dẫn cho việc làm phóng viên.

[1] Diễn giải các điều khoản của mục 3 và 4, Chương “Danh dự và Quyền tự do của Người khác”, Hướng dẫn cho việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí (13 tháng 10, 1961):

1. Những người vi phạm bị bắt quả tang sẽ bị loại ra khỏi “nguyên tắc mà trong trường hợp viết bài về những trường hợp tội phạm, người bị kết tội sẽ không bị đối xử như là có tội cho đến khi bị kết án”, “Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí”

2. Thuật ngữ “vị thành niên” được đề cập ở Điều 4, Chương “Danh dự và Tự do của người khác” trong Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí, có nghĩa là những người dưới 20 tuổi.

3. Trong điều khoản mà tên và hình ảnh của nghi phạm vị thành niên, người bị kết tội và phụ nữ bị tấn công tình dục không được tiết lộ. Trong Điều 4, Chương “Danh dự và Tự do của người khác” trong Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí, không được tiết lộ địa chỉ nhà trong phạm vi Seoul và các thành phố khác, hay tên làng ở các tỉnh khác, được phép tiết lộ.

4. Khi đưa địa chỉ nhà, không con số, “việc đang làm” và “lệnh cấm” ở Seoul và các thành phố khác, hay “lệnh cấm” làng và con số trong những khu vực tỉnh được phép tiết lộ.

[2] Nói về những phụ nữ bị tấn công tình dục, Ủy ban đưa ra qui định rằng “khi đưa ra địa chỉ, không được tiết con số, “việc làm” và “lệnh cấm” ở Seoul và những thành phố khác, hay con số và “lệnh cấm” làng ở các khu vực tỉnh.” Một lần nữa vào mùng 2 tháng 10, 1978, Ủy ban ra lệnh rằng cho dù không đưa địa chỉ một cách trực tiếp, bất cứ thông tin nào giúp suy ra địa chỉ của nạn nhân, như trong trường hợp thủ phạm có thể được nhận diện bằng lời nhận xét, “hắn ta tấn công một phụ nữ cùng làng,” hay địa điểm văn phòng của nạn nhân bị tiết lộ, hay tên của người thân bị nhận ra cũng phải được kiểm soát chặt chẽ.

[3] Diễn giải các điều khoản của mục 1 và 2, Chương “Danh dự và Quyền tự do của Người khác”, Hướng dẫn cho việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí (15 tháng 2, 1965):

1. Không danh dự cá nhân nào bị bôi nhọ nếu không vì mối quan tâm của công chúng.

2. Thậm chí trong trường hợp vì mối quan tâm của công chúng, không được sử dụng ngôn ngữ thấp kém hay tấn công cá nhân không thích đáng. Điều này cũng đúng đối với các cá nhân, nhân viên, văn phòng hay tổ chức cộng đồng, với những người hoặc nhóm không thuộc pháp lý.

[4] Viết bài về Tự tử (mùng 8 tháng 1, 1967)

Xem xét về ảnh hưởng những bài viết về tự tự đối với xã hội, Ủy ban đưa ra những quy định sau làm tiêu chuẩn cho những bài viết như thế:

1. Tên và số lượng liều thuốc gây chết người được sử dụng trong vụ tự tử không được tiết lộ. Tuy nhiên, những điều như thế có thể được viết trong những tai nạn có liên quan đến tội ác hay có một tầm quan trọng đặc biệt về mặt xã hội.

2. Những phương pháp tự tử độc ác không được mô tả. Vì cụm từ “tự tử tập thể” có thể là một ngữ không chính xác trong trường hợp vụ này bao gồm trẻ em và những thành viên trong gia đình khác không mong muốn chết, ngữ chính xác sẽ được sử dụng tùy thuộc vào từng vụ. Những vụ này không được phép viết theo cách phục vụ thị hiếu của người đọc, hay được làm cho đẹp hơn lên.

[5] Lưu ý đối với những bài viết về chất kích thích. (18 tháng 4, 1979)

Vì việc tiết lộ tên những chất kích thích ví dụ như Sekonal và keo dính trong việc viết về các trường hợp của thanh thiếu niên sử dụng chất kích thích có thể gây ảnh hưởng cho những thanh thiếu niên ngây thơ và khiến chúng phạm phải cùng lỗi lầm đó, một hướng dẫn đã được phát ra về việc không được công khai tên của những thuốc hay chất như thế.

[6] Bài viết về bắt cóc (30 tháng 8, 1967)

1. Các bài viết về bắt cóc nên viết nhấn mạnh sự trở về an toàn của các nạn nhân bị bắt cóc. Những bài viết như thế về mặt nguyên tắc sẽ được giữ lại không đăng trong khi các nạn nhân vẫn còn bị bắt cóc. Tuy nhiên, bài viết có thể được thực hiện trong trường hợp được xem là cần thiết cho việc giải cứu nạn nhân.

2. Toàn cảnh bức tranh của vụ bắt cóc có thể được làm rõ một khi vụ việc đã đi đến một giải pháp.

[7] Các bài viết về nghi phạm (6 tháng 9, 1967)

1.Ngoại trừ những trường hợp bị bắt quả tang hoặc những trường hợp mà đã có bằng chứng nổi bật, địa chỉ, tên, hình ảnh và nghề nghiệp của nghi phạm sẽ không bị tiết lộ.

2. Không được viết những bài khiến cho người đọc nghĩ rằng nghi phạm là có tội mà không có bằng chứng rõ ràng.

3. Không được đưa hình ảnh về cảnh tàn bạo của một vụ điều tra hiện trường một vụ phạm tội.

[8] Bài viết về sự Bảo vệ Những nhân viên đã Đầu hàng và Những người Cung cấp Thông tin về các Nhân viên Cộng sản (14 tháng 2, 1968)

1. Trong các bài viết về những điệp viên do thám và các chiến sỹ cộng sản, tên giả sẽ được sử dụng và hình ảnh, chỗ làm việc, và địa chỉ sẽ không được công khai. Tuy nhiên các địa chỉ về thành phố, quận, hay phường có thể được tiết lộ.

2. Điều khoản của đoạn văn đằng trước cũng được áp dụng với những điệp viên do thám và chính sỹ cộng sản đầu hàng. Tuy nhiên, nếu quan chức chính phủ thông báo chính thức hay nếu có nhu cầu thông báo người dân, những thông tin này sẽ được công khai.

[9] Bài viết không ghi rõ nguồn (26 tháng 7, 1964)

Những điều sau đây vi phạm các điều khoản của Mục 4, Chương “Nhân phẩm”, Hướng dẫn về việc Thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí:

1. Sử dụng những bài báo được phân bổ sau khi thay tên ở dòng đầu tiên hay cuối cùng bằng tên của chính phóng viên.

2. Sử dụng toàn bộ bài bài báo được phân bổ mà không ghi rõ nguồn

3. Sử dụng bài báo được phân bổ sau khi thay đổi (đạo văn) phần mở đầu.

4. Sử dụng một phần đạo văn của những bài báo trên mạng trong bài báo của chính mình.

[10] Những báo cho trẻ em hay những mục chuyên về trẻ em và những quảng cáo về thuốc đối với những căn bệnh qua đường tình dục. (1 tháng 6, 1966)

Trên những tờ báo nơi những quảng cáo về thuốc hay bệnh lây qua đường tình dục, không được sử dụng mục của trẻ em.

(

Quy chuẩn đạo đức – Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông

1. Nhà báo có trách nhiệm duy trì những chuẩn mực đạo đức và sự chuyên nghiệp ở mức cao nhất. Nhà báo trong mọi trường hợp cần bảo vệ nguyên tắc tự do của báo chí và những phương tiện truyền thông khác trong việc thu thập thông tin, bình luận và phê bình. Nhà báo cần nỗ lực loại bỏ việc bóp méo, đàn áp, kiểm duyệt thông tin.

2. Nhà báo cần nỗ lực đảm bảo rằng thông tin mình đưa là công bằng, chính xác, tránh kiểu đưa bình luận và phỏng đoán nhưng khiến độc giả hiểu lầm đó là sự kiện đã được xác minh; tránh làm sai lạc thông tin do bóp méo, chọn lọc, hay miêu tả không đúng.

3. Nhà báo cần chỉnh sửa nhanh chóng bất kì thông tin không chính xác có thể gây hại, đảm bảo rằng người đọc dễ dàng tìm thấy bản đính chính thông tin và lời xin lỗi , và cần phải hồi âm thông báo những người bị phê bình nếu vấn đề được xem là đủ nghiêm trọng.

4. Nhà báo nên chỉ lấy thông tin, hình ảnh, minh họa bằng những cách minh bạch. Có thể dùng những cách khác để lấy tin trong trường hợp công chúng rất quan tâm đến vấn đề đó. Nhà báo được quyền không chấp nhận việc sử dụng những cách lấy tin không minh bạch nếu như bản thân thấy cách làm đó là không nên. (cái này sẽ xung đột với quyền được biết của công chúng. Nếu quyền được biết đến của công chúng thật lớn hơn quyền bí mật riêng tư thì nhà báo không phải suy nghĩ gì khi lựa chọn – bình luận của K.Loan)

5. Khi sử dụng những phương cách khác (do vấn đề nhận được sự quan tâm của công chúng), nhà báo không được làm bất cứ điều gì xâm phạm đến nỗi đau buồn và hoảng loạn của người khác.

6. Nhà báo cần bảo vệ những nguồn tin mật. Nhà báo không được nhận hối lộ hay nguồn tiền nào khác có thể gây ảnh hưởng đến tác nghiệp chuyên môn.

7. Nhà báo không được cho phép bản thân tham gia vào công việc bóp méo hay đè nén sự thật với lí do quảng cáo hay do những toan tính khác.

8. Nhà báo không được tạo ra những tài liệu khuyến khích sự phân biệt đối xử đối với sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, giới tính hay khuynh hướng tình dục.

10. Nhà báo không được vụ lợi cá nhân trong quá trình tác nghiệp trước khi thông tin được công bố.