Tell me no lie/ Part 1

Loan trích dịch một số tác phẩm báo chí điều tra mang tính kinh điển trong cuốn sách “Tell me no lie” – Đừng hòng dối trá được tôi – do nhà xuất bản Vintage Books ấn hành năm 2005.

Về phóng viên Martha Gellhorn với tác phẩm Dachau – 1945


Khi ông ấy gửi tôi đến đưa tin về chiến tranh VN năm 1966, Hugh Cudlipp, khi đó là tổng biên tập của tờ the Daily Miror, đưa tôi một bài báo do Martha Gellhorn viết.

“Chúng ta đang tham gia một cuộc chiến kiểu mới,” bài báo viết, “Người dân không thể sống sót dưới những trận bom của chúng ta. Chúng ta đang nhổ bật người ta khỏi những vùng đất yêu thương của họ, nơi họ đã sống nhiều thế hệ; và những người bị đẩy đi thì không được cho bánh mỳ ăn, mà toàn là đá sỏi. Đây là cách kinh khủng đối với một quốc gia vĩ đại tiến hành một cuộc chiến cách quê nhà an toàn của họ 8000 dặm, phải không?”


Mẩu tin này được đăng tải trên báo the Guardian; Ở Mỹ, không một tờ báo nào đụng đến các phương pháp và động cơ của người Mỹ. Chính quyền Johnson im lặng can thiệp vào và Martha không bao giờ được phép quay trở lại miền Nam VN nữa.


Đối với Cudlipp, đó là phóng viên chiến trường mà rốt cuộc cũng cảm nhận được thực sự một cuộc chiến.

“Tất cả những gì tôi làm là tường thuật từ mặt đất lên, chứ không phải từ trên trời xuống,” cô nói vậy với tôi sau đó.

Martha và tôi đã làm phóng viên gần một thập kỷ trước khi gặp nhau và trở thành bạn thân. Trong những ghi chú vội vã, thường được viết khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác, chúng tôi nhấm nháp khác biệt đạo đức trong cuộc sống của những người bình thường và người vi phạm về luân lý, hay bản chất vi phạm luân lý của quyền lực; một bản năng cô tin rằng những  phóng viên có nghĩa vụ phải hiểu.

“Không bao giờ tin các chính phủ”, cô viết, “bất kỳ ai trong chính phủ, không tin một lời nào họ nói; hãy giữ ánh mắt không tin tưởng tới tất cả những gì họ làm.”

Martha sinh ra ở St Loius, Missouri;; cha là bác sĩ với bản năng yêu tự do mạnh mẽ và mẹ là nhà tuyên truyền cho chiến dịch vì phụ nữ. Gia đình rất thương yêu  nhau; Eleanor Roosevelt, vợ của tổng thống, là một trong những người bạn của họ.

Trong những năm đại suy thoái 1930, Harry Hopkins, người điều hành cơ quan cứu trợ khẩn cấp liên bang, đã gửi cô đi khắp nước Mỹ để tường thuật về việc người ta đã làm thế nào để sống sót qua đợt khủng hoảng này.

Vở sắc đẹp, trí thông mình và disrespect (không tôn trọng) đối với chính quyền, cô đã gây tiếng vang khi đối mặt với thực tế khổ sở của những người nghèo đói và yêu cầu tất cả các quan chức, từ chức vụ lèng phènh nhất cho tới tổng thống Rossevelt phải làm gì đó để giải quyết chuyện này.

Cuốn sách The trouble I have seen (Những vấn đề tôi đã gặp phải), tập hợp các bài báo của cô, đã đưa cô một cách tự nhiên đến với báo chí.


Cô học về các kỹ thuật viết tin bài tại Tây Ban Nha trong thời gian nội chiến, và cảm thấy, đây là nơi để chấm dứt chủ nghĩa phát xít, cũng như giải quyết nhiều vấn đề của cô: đây chính là chiến địa của dân chủ. Các bài viết của cô gửi tới tạp chí Collier đã tạo ra một phong cách nổi bật cả về tính nhân văn; như những phát đạn bắn ra từ trái tim.

Đó cũng là nơi cô gặp Ernest Hemingway, chồng tương lai của mình. Cô là người táo bạo, cứng đầu và rất dũng cảm.

Năm 1944, phụ nữ bị cấm ra trận, cô đã lên một tàu y tế đi một lèo tới vùng biển Normandy và tham gia quân đội. Một năm sau đó, cô là một trong những người đầu tiên vào trại tập trung của Đức quốc xã tại Dachau.


Cô đã biến nước Anh thành quê hương của mình sau chiến tranh. Trong thời gian những người thợ mỏ đình công năm 1985, khi ở tuổi 75, cô, nay đã là bà, lái xe đến thung lũng xứ Wales và đến từng ngôi làng một lắng nghe. Bà gọi cho tôi từ một hộp điện thoại công cộng ở Newbridge và nói” Này, dứt khoát anh phải biết ở đây cảnh sát đang làm gì. Họ đánh đập người dân vào ban đêm. Tại sao thông tin này không được đưa lên báo chí? Tôi gợi ý bà nên tự làm điều đó. Bà trả lời: “Đã làm rồi.”

Khi ở tuổi 80, bà bay tới Panama ngay khi xảy ra sự kiện người Mỹ xâm lược để bắt cựu khách hàng của mình, tướng Noriega.

Số lượng dân lành chết được nghe nói lên tới hàng trăm. Ở thành phố Panama, Martha đến từng nhà, phỏng vấn những người sống sót; bà tường thuật là số người chết thực sự lên tới 8.000 người. Bà là một người Mỹ và bị buộc tội “chống chủ nghĩa Mỹ”. Bà trả lời “Sư thực luôn có tính chất lật đổ và phá vỡ”.

Bà nói:

Tôi từng nghĩ rằng người dân có trách nhiệm đối với các nhà lãnh đạo, nhưng bây giờ thì tôi không nghĩ như vậy nữa….cá nhân tínhsự dũng cảm và can đảm của họ thật kỳ diệu. Phải không? Tại El Salvador, ngay tại lúc này, những người trẻ tuổi đang điều hành cái gọi là ủy ban về quyền con người. Họ chỉ là những đứa trẻ, và họ làm việc ở một căn phòng bé tí đằng sau một văn phòng thu thập các thông tin về giết người, tra tấn, bắt cóc và những vụ biến mất mà liên quan đến các lực lượng an ninh của chính phủ. Đó là công việc nguy hiểm nhất có thể.

Không ai tặng thưởng họ,và những sự can đảm về đạo đức và sức khỏe để làm những việc này là rất to lớn. Họ là những con người tốt nhất. Chúng ta luôn phải ghi nhờ rằng họ không chỉ tồn tại mà chính là những người canh gác danh dự cho tất cả chúng ta.

Những từ ngữ như vậy đã khiến bài viết sau của bà từ Dachau, được trích từ tuyển tập “Gương mặt của chiến tranh” càng đáng chú ý hơn. Chỉ có ít bài viết khác về báo chí là hay hơn bài viết này.

Đón đọc: Dachau